CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING
2.2 Phân tích hiện trạng hoạt động Marketing sản phẩm xe máy của công ty
2.2.1.2 Tổng quan thị trường xe gắn máy Việt Nam
Trong cơ cấu tham gia đô thị ở Việt Nam, các số liệu cho thấy, xe máy vẫn chiếm vị trí tuyệt đối với tỷ lệ hơn 90% tổng các phương tiện giao thông. Dự báo, đến năm 2020, việc sử dụng môtô, xe máy sẽ vẫn tiếp tục tăng thêm theo thời gian và đây sẽ là các phương tiện giao thông chủ yếu ở các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội (theo autonet). Ngồi ra, với thu nhập hiện nay của người Việt Nam thì xe máy là sự lựa chọn phù hợp nhất, chính vì vậy, Việt Nam là một trong những thị trường tiêu thụ xe máy mạnh nhất trong khu vực Đông Nam Á, đứng thứ tư thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia. Biến động của thị trường xe máy tại Việt Nam là khá thường xuyên trong giai đoạn phát triển. Cơ sở hạ tầng
giao thông dưới tiêu chuẩn yêu cầu cho ơ tơ, do đó phương tiện cá nhân vận chuyển chính ở Việt Nam vẫn là xe gắn máy.
Bảng 2.3: Số lượng xe đăng ký tại Việt Nam tính đến năm 2012
(Đvt: xe)
Năm Xe máy Xe ô tô Tổng cộng
Số lượng % tăng Số lượng % tăng Số lượng % tăng
2005 16,086,644 20.27% 891,104 15.01% 16,977,748 19.98% 2006 18,615,960 15.72% 972,912 9.18% 19,588,872 15.38% 2007 21,759,876 16.89% 1,060,556 9.01% 22,820,432 16.50% 2008 24,494,059 12.57% 1,144,309 7.32% 25,638,368 10.99% 2009 27,239,162 11.21% 1,229,035 6.89% 28,468,197 11.04% 2010 30,309,311 11.27% 1,274,084 3.54% 31,583,395 10.94% 2011 33,871,414 11.75% 1,901,999 33.01% 35,773,413 13.27% 2012 37,060,367 9.41% 2,004,730 5.12% 39,065,097 9.20%
Nguồn: Theo thống kê của Cục Đường bộ và Cục Cảnh sát giao thông, 2013
Biểu đồ 2.4: Số lượng xe máy tiêu thụ tại Việt Nam tính đến năm 2012
Nguồn: Tồng hợp Internet và nội bộ công ty,2013
Biểu đồ 2.4 cho thấy: từ năm 2000, tỷ lệ tiêu thụ xe máy tăng rất nhanh: năm 2007, tỷ lệ tiêu thụ xe máy tại thị trường Việt Nam tăng 5 lần so với 1996 và đứng thứ 8 về số lượng tiêu thụ xe máy toàn cầu. Năm 2012 là năm thị trường xe máy sụt giảm, cả nước tiêu thụ khoảng 3,11 triệu xe, giảm 6% so với năm 2011 (3,3 triệu
xe), tuy nhiên vẫn cao hơn năm 2010 khoảng 14%, điều này chứng tỏ thị trường xe máy Việt Nam vẫn đầy tiềm năng. Hiện nay, Việt Nam vẫn là thị trường xe máy lớn thứ 04 thế giới, sau Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia. Ngoài ra, năm 2012, xe tay ga vẫn giữ mức tăng trưởng 30%, ở các thành phố lớn, xe tay ga có thể tăng trưởng đến hơn 50% trong vài năm tới, phân khúc xe tay ga vẫn tăng trưởng đáng kể và trở thành xu hướng tiêu dùng mới.
Biểu đồ 2.5: Số lượng xe tiêu thụ của Trung Quốc và 5 doanh nghiệp FDI
Nguồn: Tổng hợp số liệu thị trường của Yamaha qua các năm,2013
Vào những năm 1990, với sự xuất hiện của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi (FDI) đến từ nhiều quốc gia đã tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường xe máy. Đặc biệt, phải kể đến cú sốc hàng Trung Quốc “China Shock”, xe máy Trung Quốc giá rẻ, chất lượng thấp, kiểu dáng được sao chép từ xe máy Honda của Nhật đã chiếm lĩnh thị trường từ năm 2000 đến 2001. Nếu như năm 200 8 tỉ lệ xe máy Trung Quốc tiêu thụ tại thị trường Việt Nam tương ứng khoảng 32% so với số lượng xe máy của các doanh nghiệp FDI thì con số này bắt đầu giảm dần qua các năm, đến năm 2012 chỉ còn 3%.
Theo nguồn số liệu thống kê từ 2008 cho thấy: Honda vẫn là doanh nghiệp dẫn đầu số lượng xe tiêu thụ qua các năm với hơn 9,1 triệu xe đã được bán ra trong vòng 05 năm chiếm 63,25% tổng sản lượng xe máy bán ra của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Tiếp sau là Yamaha với hơn 04 triệu xe (chiếm 28,19%). VMEP đứng thứ 3 với
gần 785,000 xe (chiếm 5,42%). Hai hãng còn lại là Suzuki và Piaggio chỉ chiếm hơn 3% tổng sản lượng xe tiêu thụ.
Biểu đồ 2.6: Số lượng xe tiêu thụ của 5 doanh nghiệp FDI
Nguồn: Tổng hợp số liệu thị trường của Yamaha, 2013
Biểu đồ 2.7 bên dưới cho thấy mạng lưới phân phối của 05 doanh nghiệp FDI tại 63 tỉnh thành cả nước. Số lượng các đại lý phân phối của 05 doanh nghiệp này có xu hướng tăng đều qua các năm. Đáng chú ý nhất là Honda và Yamaha: 02 thương hiệu hàng đầu về xe máy tại thị trường Việt Nam hiện nay. Suzuki sau thời gian khó khăn 2008 cũng đã bắt đầu mở rộng các đại lý phân phối của mình. SYM và Piagio cũng cùng xu hướng mở rộng đại lý phân phối hàng năm.
Biểu đồ 2.7: Hệ thống kênh phân phối xe máy của các doanh nghiệp FDI