STT Nội dung khảo sát
Điểm trung bình
Mức độ đồng ý 1 2 3 4 5
1 Cơng việc hiện tại có phù hợp với
chuyên môn 3,47 5 21 27 2
2 Khả năng thực hiện công việc đa nhiệm 3,09 5 16 11 15 8 3
Khối lượng công việc Anh/Chị được giao có phù hợp với vị trí việc làm theo qui định
3,55 4 18 32 1
4 Anh/Chị được phân công cơng việc hợp
lí chưa 3,55 6 25 12 12
(Nguồn: Trích Phụ lục 2, Tổng hợp kết quả khảo sát)
Qua kết quả khảo sát có thể thấy với 4 câu hỏi về bố trí cơng việc đều có số điểm trên trung bình, tỉ lệ đồng ý đều cao hơn tỉ lệ khơng đồng ý. Nhìn chung, các cơng việc tại Sở Tài chính ít mang tính phức tạp, trừ một số bộ phận và vị trí quan trọng. Mơi trường, phương tiện làm việc được đầu tư đồng bộ và hiện đại, phù hợp với mặt bằng chung so với các cơ quan trong tỉnh hiện nay; qui chế dân chủ nơi cơ quan được triển khai rộng khắp và phong cách của lãnh đạo gần gũi, cởi mở nên tâm lý công chức luôn cảm thấy thoải mái trong công việc và mong muốn tiếp tục với
công việc hiện tại. Công tác luân phiên, luân chuyển tại Sở được đánh giá cao, việc luân phiên, luân chuyển thực hiện đúng chủ trương, kế hoạch đã công bố, đa số phù hợp với năng lực, trình độ cơng chức.
Tuy nhiên, về khả năng làm việc đa nhiệm thì chỉ có 8 cơng chức hoàn toàn tự tin với khả năng thực hiện cơng việc ở nhiều vị trí, trong khi đó có đến 21 cơng chức khơng chấp nhận thay đổi lĩnh vực chuyên môn đang làm hoặc nhận thêm lĩnh vực mới. Đây có thể nói là tình trạng chung của cơng chức nhà nước hiện nay, với mức lương theo ngạch bậc, chế độ tăng lương theo định kỳ và phân bổ đồng đều giữa những lĩnh vực chuyên môn khác nhau nên công chức chỉ chấp nhận công việc hiện tại, không muốn đảm nhận thêm công việc là điều tất yếu.
Qua phỏng vấn các chuyên gia thì ý kiến chung là thừa nhận sự tồn tại việc một số công chức chưa có tinh thần cầu tiến, chưa hăng say, tự chủ trong công việc, chỉ làm việc theo sự phân cơng của lãnh đạo, khơng muốn tìm tịi học hỏi thêm vì sẽ thêm việc nhưng lương thì vẫn bằng với những người cùng bậc lương. Và thật sự không phải những cơng chức này khơng có khả năng làm việc đa nhiệm, mà việc này xuất phát từ bản chất cá nhân cần phải được thuyết phục khơi dậy tinh thần làm việc, phấn đấu vươn lên trong công việc.
Các công chức mới tuyển dụng có đủ bằng cấp chun mơn theo qui định, hiểu biết về chuyên môn nghiệp vụ khá, nhưng đa phần rất yếu về các kỹ năng cần thiết như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng trình bày/thuyết trình, kỹ năng phân tích, dự báo,…. Một số trường hợp hầu như khơng có kỹ năng về giao tiếp xã hội hay rất mù mờ về hệ thống quản lý nhà nước và nhiệm vụ chuyên môn của ngành, phải phân công công chức khác kèm cặp, hướng dẫn từng nhiệm vụ cụ thể ảnh hưởng đến nhiệm vụ chung.
Một trong những tồn tại là việc phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc giữa các công chức chưa thật tốt. Một số cơng chức ngồi việc có tinh thần trách nhiệm chưa cao cịn do cơng chức chỉ chú trọng nghiên cứu lĩnh vực mình đang phụ trách, chỉ tập trung hồn thành cơng việc này nên khi cần phối hợp thực hiện ở lĩnh vực
khác thì lúng túng, khơng tự tin do không am hiểu công việc chuyên môn của người khác nên khó hỗ trợ.
Cũng có ý kiến đã thẳng thắn phản ảnh thực trạng bố trí nhân sự hiện nay của Sở chưa hiệu quả, thể hiện ở những vị trí cơng việc có độ khó cao, cần phải bố trí người có kinh nghiệm và chuyên môn giỏi thực hiện, điều này rất hợp lý và thể hiện được tính chun mơn hóa cao, cơng việc được xử lý nhanh, đạt hiệu quả. Tuy nhiên, việc không chọn được người thay thế đã tạo tâm lý ỷ lại, cố tỏ ra quan trọng hóa cơng việc của mình. Từ đó nảy sinh vấn đề khơng có cơ sở để đánh giá hiệu quả và so sánh mức độ thực hiện nhiệm vụ, và không thể tránh khỏi sẽ xuất hiện tình trạng xử lý theo lối mịn. Tạo ra sức ỳ đối với những cơng chức khác, không thể hiện được sự đổi mới trong công việc.
Ưu điểm:
- Công chức trúng tuyển được bố trí đúng vị trí đã thơng báo khi tuyển dụng, việc luân phiên, luân chuyển được thực hiện thường xuyên nhằm nâng cao kỹ năng công chức và không gây ảnh hưởng nhiều đến công chức khác và bảo đảm được đơn vị hoạt động bình thường, khơng có xáo trộn lớn.
Hạn chế:
- Theo dõi, quản lý q trình làm việc, kết quả thực hiện cơng việc của cơng chức chưa hiệu quả, thiếu tính khoa học. Cơng chức chưa thích nghi với việc xử lý cơng việc đa nhiệm, cịn tâm lý e ngại, dè chừng đối với những công việc, lĩnh vực mới, chưa hỗ trợ phối hợp lẫn nhau có hiệu quả. Chưa có những sáng kiến mang tính đột phá của ngành.
2.3.5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Sở được tiến hành thường xuyên, hàng năm Sở có lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cơng chức tại đơn vị về chun mơn, chính trị, kiến thức quản lý nhà nước,…. đồng thời dự trù bố trí nguồn kinh phí đào tạo ngay từ đầu năm. Cơ cấu các nội dung đào tạo cũng được chuyển dần từ đào tạo bổ sung kiến thức sang đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao hơn.