Bộ câu hỏi điều tra với GV được sử dụng ở các trường: : THPT Yên Hòa (Hà Nội), THPT Nhân Chính (Hà Nội), THPT Mê Linh (Thái Bình), THPT Tây Hồ (Hà Nội), THPT Bình Lục A (Hà Nam)
Kết quả điều tra:
- Tổng số phiếu phát ra: 35 phiếu - Tổng số phiếu thu về: 35 phiếu Các phiếu được phân bổ như sau:
Trường Yên Hòa Nhân Chính
Mê Linh Bình Lục A Tây Hồ Tổng
Số phiếu 12 7 7 5 4 35
Thông tin về số năm giảng dạy của GV Năm công
tác
1 – 5 6 - 10 11 - 16 17 - 22 23 - 30 KTL Tổng
Số GV 6 5 6 7 9 2 35
Trong các phiếu thu được GV có nhiều năm trực tiếp giảng dạy nhất là 30 năm, ít nhất là 2 năm. Thông tin về số năm giảng dạy của GV có ý nghĩa quan trọng vì GV có thâm niên công tác khác nhau có quan điểm, PPDH, cách thức tổ chức và lựa chọn tiến trình dạy học cũng khác nhau khá rõ ràng. Đặc biệt là việc vận dụng quan điểm hoạt động vào dạy học.
Nội dung trả lời Số ý kiến Tiến trình 1: GV đề xuất bài tập → HS làm bài tập → GV
nhận xét và đưa ra phương pháp
6 (17.2%) Tiến trình 2: GV làm bài tập mẫu và đưa ra phương pháp →
học sinh làm bài tập thực hành.
5 (14.3%) Tiến trình 3: HS làm bài tập → HS tự rút ra phương pháp. 3 (8.5%) Tiến trình khác (kết hợp cả 3 tiến trình trên) 21 (60%)
Tổng 35 (100%)
Mỗi tiến trình dạy học được sử dụng phụ thuộc vào năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm và khả năng tổ chức giờ học của mỗi GV. Kết quả thu được khi điều tra là phần lớn GV (60%) có sự linh hoạt về mặt lựa chọn tiến trình dạy học giải toán HHKG 11. Những GV này lựa chọn tiến trình khác (kết hợp cả 3 tiến trình) như vậy sẽ tạo hứng thú cho HS qua cách thức hoạt động để tiếp cận tri thức. Lí do GV đưa ra sự lựa chọn đó là tùy thuộc vào từng đối tượng dạy, từng bài toán mà phải lựa chọn tiến trình một cách thích hợp mới truyền tải được kiến thức cho HS một cách hiệu quả và bản thân HS không thấy nhàm chán. Như vậy trong dạy học giải toán GV có sự kết hợp giữa các tiến trình nhằm đem lại hiệu quả cao trong dạy học
Câu 2: Theo thầy (cô) dạy học giải toán HHKG 11 theo tiến trình nào sẽ phát huy được tính tích cực của HS.
Phát huy tối đa Có thể phát huy Không phát huy
Tiến trình 1 7 12 2
Tiến trình 2 2 8 8
Tiến trình 3 21 15 0
Tiến trình khác 29 7 0
Chúng ta biết rằng thông qua hoạt động tìm tòi, khám phá kiến thức mới, vận dụng cái đã biết, đã có vào giải quyết những cái chưa biết HS phát huy được tính sáng tạo, niềm say mê học tập. Khi HS tự phát hiện ra cái mới, giải quyết được một nhiệm vụ, một thách thức thì động cơ học tập sẽ tăng lên nhiều. Ở đây nhiều GV cho rằng tiến trình 3 phát huy tốt tính sáng tạo của HS (có 21/35 ý kiến) vì theo tiến trình này HS tiếp cận tri thức như hoạt động của
nhà khoa học. Các tiến trình khác đều có thể phát huy tính sáng tạo của HS nếu GV biết thiết kế, tổ chức các kiến thức dạy học phù hợp với đối tượng HS. Sự phối kết hợp cả ba tiến trình đem lại hiệu quả cao và có thể phát huy khả năng của mọi đối tượng (có 29 ý kiến).
Câu 3: Theo thầy cô dạy học giải toán HHKG 11 theo tiến trình nào khó thực hiện nhất?
Nội dung trả lời Số ý kiến
Tiến trình 1 0 (0%) Tiến trình 2 3 (8.6%) Tiến trình 3 32 (91.4%) Tiến trình khác 0 (0%) Tổng 35 (100%) Lí do
Nội dung trả lời Số ý kiến
Kiến thức nhiều, thời gian hạn chế. 29
Điều kiện cơ sở vật chất. 15
Trình độ HS 15
GV không có thời gian đầu tư đúng mức 15
Ý kiến khác 0
Kết quả trả lời của câu 3 hoàn toàn phù hợp với thực tế giảng dạy vì trong một lớp học thì HS thường có trình độ không đồng đều (trừ các lớp chuyên) khi áp dụng tiến trình này sẽ tạo ra sự quá sức đối cới HS trung bình trở xuống. Hơn nữa với lượng kiến thức nhiều và thời gian hạn chế thì không thể để HS tự giải hết các bài tập nhất là những bài tập khó vì quá trình này đòi hỏi phải có thời gian.
Câu 4: Khi dạy học giải toán HHKG 11 thầy (cô) thường gặp phải những khó khăn gì?
Nội dung trả lời Số ý kiến
Hình vẽ còn xấu 31
HS không vẽ được hình 15
HS không nhớ kiến thức cũ 7
Thiếu phương tiện mô tả trực quan 34
trên giấy
Câu hỏi này đưa ra nhằm tìm hiểu những khó khăn mà GV thường gặp phải khi dạy học giải toán HHKG 11. Những khó khăn mà GV đưa ra là thiếu phương tiện mô tả trực quan (34/35 ý kiến), hình vẽ của HS còn xấu, hay vào các trường hợp đặc biệt, góc nhìn hạn chế sự tưởng tượng (31/35 ý kiến), dẫn đến HS không tưởng tưởng được hình thực của các hình HHKG 11 từ hình vẽ trên giấy, trên bảng. Ý kiến đưa ra là HS không vẽ được hình cũng khá nhiều (15/35 ý kiến) qua đó cho thấy khả năng tư duy trừu tượng của HS còn nhiều hạn chế do đặc điểm tâm lý, trình độ. Hơn nữa, khi giải một bài toán HHKG 11 lớn, hình vẽ phức tạp rất ít GV vẽ hình vẽ để giải các câu tiếp theo mà chỉ sử dụng một hình vẽ làm HS rất khó quan sát.
Câu 5: Quan điểm hoạt động trong dạy học của thầy cô là:
Nội dung trả lời Số ý kiến
Cho HS thực hiện và tập luyện những hoạt động và hoạt động thành phần tương thích với một nội dung và mục tiêu dạy học.
25
Gợi động cơ cho các hoạt động học tập 20
Dẫn dắt HS kiến tạo tri thức, đặc biệt là tri thức phương pháp như phương tiện và kết quả của hoạt động.
32
Ý kiến khác 0
Qua câu hỏi trên thì ý kiến quan điểm hoạt động là dẫn dắt HS kiến tạo tri thức, đặc biệt là tri thức phương pháp như phương tiện và kết quả của hoạt động (32/35 ý kiến), điều đó cho thấy rằng hầu hết các giáo viên đều cho rằng hoạt động là phải dẫn dắt, giúp HS tự tìm ra kiến thức, phương pháp làm bài tập chứ không phải là GV đưa ra phương pháp và HS áp dụng. Và hai ý kiến cho rằng quan điểm hoạt động là gợi động cơ cho các hoạt động tập và cho HS thực hiện và tập luyện những hoạt động và hoạt động thành phần tương thích với một nội dung và mục tiêu dạy học cũng khá nhiều (20/35 và 25/35 ý kiến). Như vậy, khi vận dụng quan điểm hoạt động vào dạy HHKG 11 thì GV
phải là người đặt các câu hỏi gợi mở, dẫn dắt HS đến với tri thức, là người xây dựng và phân bậc các hoạt động để HS tiếp thu tri thức và kiến tạo tri thức mới và tự tìm ra các phương pháp giải toán.
Câu 6: Theo thầy cô việc phân tách một hoạt động thành các hoạt động thành phần có thể hỗ trợ như thế nào trong dạy học giải toán HHKG 11?
Nội dung trả lời Số ý kiến
Có thể giúp HS nhớ lại các kiến thức cũ 15 Dẫn dắt HS tìm ra phương pháp giải toán. 32
Tích cực hóa hoạt động của HS 20
Tạo ra câu hỏi phù hợp với trình độ của HS 30
Ý kiến khác 0
Đa số GV cho rằng việc phân tách một hoạt động thành các hoạt động thành phần sẽ giúp HS tìm ra phương pháp giải toán (32/35 ý kiến), tạo ra câu hỏi phù hợp với trình độ của HS (30/35 ý kiến) điều này có nghĩa là tù một câu hỏi khó, GV có thể đặt thêm các câu hỏi phụ dễ hơn, phù hợp với trình độ của HS để dẫn dắt HS tìm ra phương pháp giải toán. Ý kiến đưa ra tích cực hóa hoạt động của HS (20/35 ý kiến), giúp HS nhớ lại kiến thức cũ (15/35 ý kiến) qua đó cho thấy việc GV gợi ý, nhắc lại giúp HS nhớ lại những kiến thức đã học là rất cần thiết, nếu không nhớ lại những kiến thức đó thì HS rất khó để tiếp thu kiến thức mới.
Câu 7: Theo thầy cô việc dạy học giải toán HHKG 11 theo quan điểm hoạt động (phân bậc các hoạt động trước khi giải toán) có những khó khăn gì?
Nội dung trả lời Số ý
kiến Không phải bất cứ nội dung nào cũng có thể phân bậc hoạt động 32
Tốn nhiều thời gian 10
GV – HS chưa làm quen nhiều với việc dạy học theo quan điểm hoạt động
13
Soạn giáo án mất quá nhiều thời gian 19
Chưa có giáo án chuẩn để tham khảo, rút kinh nghiệm 25
Những khiếm khuyết khi GV vận dụng quan điểm hoạt động vào giảng dạy thường là do soạn giáo án mất quá nhiều thời gian (19/35) chưa có giáo án chuẩn để tham khảo, rút kinh nghiệm (25/35 ý kiến) đặc biệt là nội dung kiến thức, không phải nội dung nào cũng có thể phân bậc hoạt động (32/35 ý kiến). Đây là một thực tế vì có những bài toán khó đòi hỏi HS phải nắm vững kiến thức, GV không khó có thể đặt câu hỏi để dẫn dắt, phân bậc các hoạt động. Những hạn chế là do GV chưa thường xuyên vận dụng quan điểm hoạt động vào dạy học nên soạn giáo án còn mất nhiều thời gian, khi đã quen và thành thạo thì đây không còn là vấn đề khó khăn đối với GV nữa.
Câu 8: Cho bài tập sau:
Ví dụ : Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông, SA ┴ mp(ABCD). Gọi M và N lần lượt là hình chiếu của điểm A trên các đường thẳng SB và SD.Gọi K là giao điểm của SC với mp(AMN).
Chứng minh tứ giác AMKN có hai đường chéo vuông góc.
B A C D S M N K
Theo thầy cô để giúp HS tìm ra lời giải bài tập trên thì có cần cho thêm câu hỏi phụ không?
Nội dung trả lời Số ý kiến
Không 0
Có 35
Câu hỏi phụ cần bổ sung
Nội dung trả lời Số ý kiến
Chứng minh MN // BD 20
Chứng minh BD ┴ (SAC) 19
Chứng minh BD ┴ (SAC) và MN // BD
Qua câu hỏi này cho thấy rằng hầu hết thầy cô đều đưa ra các câu hỏi phụ để gợi ý, dẫn dắt HS tìm ra cách chứng minh câu hỏi khó, đồng thời cũng giúp HS nhớ lại các kiến thức cũ để vận dụng vào việc tiếp thu kiến thức mới.