Kinh nghiệm về hiệu quả sử dụng tín dụng cho người nghèo trên thế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hiệu quả sử dụng tín dụng trong công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện EA hleo, tỉnh đăklăk , luận văn thạc sĩ (Trang 32)

giới và tại Việt Nam

1.4.1 Kinh nghiệm về hiệu quả sử dụng tín dụng cho người nghèo trên thế giới giới

1.4.1.1 Mơ hình tín dụng vi mơ tại Bangladesh

Giải Nơ Ben Hồ Bình năm 2006 là một minh chứng cho thành cơng của tín dụng vi mô trong công tác giảm nghèo ở Bangladesh. Trên thực tế, ngân hàng Grameen (GB) làm ăn có lợi nhuận và phát triển liên tục với hơn 2100 chi nhánh trên khắp đất nước Bangladesh. Mặc dù đối tượng cho vay là người nghèo nhưng để phát triển GB phải tự bù đắp các chi phí hoạt động mà khơng có trợ giúp từ Chính phủ. Như vậy, GB hoạt động như các ngân hàng thương mại khác (Nguyễn Thị Hải Yến, 2008; Hà Hoàng Hợp và cộng sự).

Đặc biệt, GB thực hiện cơ chế lãi suất thực dương, do vậy lãi suất cho vay tới các thành viên luôn cao hơn lãi suất trên thị trường. Phương pháp cho vay của GB cho vay tới các thành viên thơng qua nhóm tiết kiệm và vay vốn và cho vay không áp dụng biện pháp thế chấp tài sản mà chỉ cần tín chấp qua các nhóm tiết kiệm và vay vốn. Thủ tục vay vốn của GB rất đơn giản và thuận tiện, người vay vốn chỉ cần làm đơn và nhóm bảo lãnh là đủ. Nhưng ngân hàng có cơ chế kiểm tra rất chặt chẽ, tạo cho người nghèo sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả. Để phục vụ đúng đối tượng người vay phải đủ chuẩn mực đói nghèo, nghĩa là hộ gia đình phải có dưới 0,4 acre đất canh tác và mức thu nhập bình quân đầu người dưới 100 USD/ năm (Nguyễn Thị Hải Yến, 2008; Hà Hoàng Hợp và cộng sự).

Như các ngân hàng thương mại khác, GB được quyền đi vay để cho vay và được uỷ thác nhận tài trợ từ các tổ chức trong và ngoài nước, huy động tiền gửi, tiết kiệm của các thành viên, quản lý các quỹ của nhóm và được phát hành trái phiếu vay nợ. Tuy nhiên, sau những thành cơng của mình, GB được Chính phủ cho phép hoạt động theo luật riêng, khơng bị chi phối bởi luật tài chính và luật ngân hàng hiện hành của Bangladesh.

Khách hàng chủ yếu của Grameen có tới 97% là phụ nữ nghèo. Ngân hàng này cho rằng lý do khách hàng của họ là phụ nữ khơng phải vì phụ nữ ít trốn nợ hơn mà là do họ được gia đình cử đi vay và đứng sau họ (lao động để trả nợ) chính là chồng và con họ. Điều đáng ngạc nhiên là báo cáo của Grameen cho thấy 98% hộ vay có thể trả nợ được khoản vay, một tỷ lệ cao mà ngay cả các ngân hàng thương mại hoạt động trên các lĩnh vực có độ an tồn cao cũng phải mong muốn (Nguyễn Thị Hải Yến, 2008).

Tuy nhiên, có một hiệu ứng tiêu cực khi vốn vay đến là nhiều trường hợp hộ sản xuất nhỏ đã phải cho con nghỉ học để ở nhà làm thêm.

1.4.1.2 Bank Rakyat Indonesia (BRI)

Bank Rakyat Indonesia (BRI) là ngân hàng thương mại nhà nước ở Indonesia Trong 30 năm hình thành và phát triển BRI là ngân hàng của nông thôn khu vực và hoạt động nông nghiệp. Hệ thống ngân hàng đơn vị đã thiết lập trần cho vay Kupedes, xem đây là công cụ để tập trung dịch vụ tài chính cho bộ phận doanh nghiệp nhỏ. Ban đầu khoản vay có giá trị tối đa cố định là 1,000 USD và liên tục được nâng lên thành 5,000 USD. Những khoản vay nhỏ không tập trung vào khách hàng lớn, có quyền lực chính trị, vậy nên giảm được sự can thiệp, ảnh hưởng của khách hàng đến quá trình vận hành.

1.4.1.3 Swayam Krishi Sangam (SKS) Ấn Độ

Học tập phương pháp cho vay của Ngân hàng Grameen ra đời vào năm 1998. Nó cung cấp các sản phẩm MF thơng qua một mơ hình cho vay đối với nhóm phụ nữ nghèo vì mục đích lợi nhuận. Nhiệm vụ của SKS: “Để trao

quyền kinh doanh cho những người nghèo nhất nhóm cung cấp các dịch vụ tài chính cho phụ nữ nghèo ở cấp độ làng xã một cách đầy đủ nhất”. SKS được biết đến là tổ chức tài chính vi mơ đầu tiên ở Ấn Độ phát triển hệ thống MIS và giành được giải thưởng. Từ khi thành lập, SKS đã cung cấp 40 triệu USD tín dụng vi mơ cho hơn 150.000 phụ nữ ở miền Nam Ấn Độ thông qua 45 chi nhánh và 500 nhân viên. Sản phẩm tài chính vi mơ của SKS: SKS vận hành theo mơ hình Tập đoàn trách nhiệm hữu phần (Joint Liability Group- JLG). Hình thức tín dụng thực hiện theo nhóm năm thành viên. SKS cung cấp 8 sản phẩm và dịch vụ tài chính cho các khách hàng: vay tạo thu nhập, các khoản cho vay trung hạn, hỗ trợ tang, khoản vay vàng, vay nhà ở, bảo hiểm nhân thọ,... Huy động vốn ở SKS: SKS đã phải huy động tiền từ các công ty khác nhau và các nhà tài trợ cá nhân để duy trì hoạt động của mình. Trong tháng 3 năm 2006, SKS đóng cửa vịng 1 đầu tư cổ phần đạt 3.2 triệu USD, sau đó đạt mức vốn chủ sở hữu vượt bậc tại vòng 2 trong tháng 3/2007 là 11.500.000 USD. Vòng thứ ba, vốn chủ sở hữu trị giá 147 triệu rupee trong tháng 1 năm 2008. Trong tháng 11 năm 2008 SKS tăng vốn chủ sở hữu trị giá 75.000.000 USD (366 triệu rupee), đạt mức vốn chủ sở hữu lớn nhất trong lịch sử MF. Cách thức huy động vốn này thúc đẩy vốn chủ sở hữu từ việc nâng cao nợ ở khu vực công, khu vực tư nhân và các ngân hàng đa quốc gia hoạt động ở Ấn Độ. Nguồn vốn đã giúp khuếch trương quy mô tổ chức SKS và tiếp cận tới hàng triệu hộ gia đình nghèo trên khắp Ấn Độ (www.uef.edu.vn/resources).

1.4.2 Kinh nghiệm về hiệu quả sử dụng tín dụng cho người nghèo ở Việt Nam Nam

1.4.2.1 Chương trình 135

Ngày 31/07/1998, Thủ tướng chính phủ đã có quyết định 135/1998/QĐ- TTg phê duyệt chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu và vùng xa (gọi tắt là Chương trình 135). Đây là một chương trình được cụ thể hố từ nội dung Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng

thành một chương trình kinh tế xã hội tổng hợp để vực dậy vùng khó khăn nhất của đất nước ta với mục tiêu tổng quát là "Nâng cao nhanh đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi vùng sâu, vùng xa; tạo điều kiện để đưa nông thôn các vùng này thốt khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, hoà nhập vào sự phát triển chung của cả nước; góp phần đảm bảo trật tự an tồn xã hội, an ninh quốc phịng" (Nghị định 135).

Mục tiêu của chương trình gồm 2 giai đoạn:

Giai đoạn từ 1998 - 2000: về cơ bản khơng có hộ đói kinh niên, mỗi

năm giảm được 4 - 5% hộ đói nghèo. Bước đầu cung cấp cho đồng bào nước sinh hoạt, thu hút phần lớn trẻ em trong độ tuổi đến trường, kiểm soát được một số dịch bệnh hiểm nghèo; có đường giao thơng dân sinh đến các trung tâm cụm xã và phần lớn đồng bào được hưởng thụ văn hố thơng tin.

Giai đoạn từ 2001-2005: giảm tỷ lệ hộ đói nghèo ở các xã đặc biệt

khó khăn xuống cịn 25% vào năm 2005. Bảo đảm cung cấp cho đồng bào đủ nước sinh hoạt, thu hút trên 70% trẻ em trong độ tuổi đến trường; đại bộ phận đồng bào được bồi dưỡng, tiếp thu kinh nghiệm sản xuất và đời sống; kiểm soát phần lớn các dịch bệnh xã hội hiểm nghèo có đường giao thơng cho xe cơ giới và đường dân sinh kinh tế đến các trung tâm cụm xã; thúc đẩy phát triển thị trường nông thôn (Nghị định 135).

Từ mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của chương trình 135, các năm qua dưới sự chỉ đạo của các ngành đã thu được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ. Năm 1999 chương trình 135 tập trung đầu tư trực tiếp cho 2 nhiệm vụ là xây dựng cơ sở hạ tầng và đào tạo cán bộ trên địa bàn 1200 xã (1.012 xã đặc biệt khó khăn và 188 xã biên giới) thuộc 37 tỉnh. Năm 2000 hai nhiệm vụ này tiếp tục đầu tư thực hiện trên toàn bộ 1.878 xã đặc biệt khó khăn và biên giới; ba nhiệm vụ cịn lại (quy hoạch dân cư, phát triển sản xuất và xây dựng trung tâm cụm xã) hai năm qua được thực hiện lồng

ghép bằng các nguồn vốn của chương trình, dự án khác trên địa bàn 1.878 xã thuộc 49 tỉnh. Qua hai năm thực hiện tổng vốn đầu tư từ ngân sách của trung ương và địa phương là 1.254 tỷ đồng. Chương trình 135 hai năm qua đó đã bố trí kế hoạch đầu tư được trên 5.200 cơng trình hạ tầng, đến nay đã có 4.367 cơng trình hồn thành và đưa vào sử dụng. Trong đó 1.098 cơng trình đường giao thơng, 642 cơng trình trường học, 950 cơng trình thuỷ lợi, 208 cơng trình nước sạch, 202 cơng trình điện hạ thế.

1.4.2.2 Chương trình Nơng thơn mới- Kinh nghiệm giảm nghèo từ xã Ea tiêu, Cư Kuin, Đăk Lăk

Hoàng Viết Việt (2012) nghiên cứu việc thực hiện xây dựng Nông thôn mới ở xã Ea Tiêu theo Nghị quyết 26/2008/TW của Hội nghị lần thứ 7 khóa X Ban chấp hành Trung ương Đảng và Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020. Mục tiêu của chương trình là: “Xây dựng nơng thơn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; mơi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Tuy nhiên, việc xây dựng Nông thôn mới được xem là một giải pháp mang tính tồn diện nhằm phát triển kinh tế- xã hội ở nơng thơn trong đó có cơng tác xóa đói giảm nghèo.

Xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk là xã điển hình trong phát triển nơng thơn và được huyện chọn thí điểm đạt bộ tiêu chí quy định của chính phủ về nơng thôn mới đến năm 2020, với thực trạng và nguồn lực, tiềm năng địa phương vẫn cịn nhiều khó khăn, hạn chế. Trong quá trình xây dựng, xã đã hồn thành được một phần các tiêu chí trong bộ tiêu chí nơng thơn mới.

Xã cũng xác định việc xây dựng nông thôn mới là một biện pháp tổng hợp giúp xã xóa nghèo đối với đồng bào dân tộc.

Hiện trạng của xã, năm 2010 vẫn còn 21% số hộ trong xã thuộc diện hộ nghèo. Năm 2010, xã tiến hành xây dựng đề án phát triển nông thôn mới và thực hiện 19 tiêu chí được đề ra. Năm 2012, kết quả đánh giá cho thấy xã có 07/19 tiêu chí cơ bản đạt từ 85% - 100% cụ thể các hạng mục như: thủy lợi, bưu điện, thu nhập, hình thức tổ chức sản xuất, giáo dục, y tế, an ninh trật tự xã hội. Có 12/19 tiêu chí tổ chức thực hiện cịn ở mức dưới 70%; 1 phần trong quy hoạch giao thơng đường trục chính nội đồng theo bộ tiêu chí quy định được cứng hoá, xe cơ giới đi lại thuận tiện thì khơng phù hợp. Song, với những điều kiện sẵn có cùng với sự nhiệt tình ủng hộ của người dân, quan tâm của các cấp, ngành liên quan thì việc hồn thành các tiêu chí sẽ đạt được dễ dàng và hoàn thành đúng nhiệm vụ và mục tiêu mà xã đã định hướng.

Như một hiệu ứng tổng hợp, chỉ trong 2 năm (2010-2012) thu nhập bình quân đầu người tăng 12% năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 21 % xuống còn 14%, số hộ khá, hộ giàu từ 229 hộ tăng lên 312 hộ. Như vậy mơ hình phát triển Nơng thơn mới với 19 tiêu chí có thể xem là biện pháp tổng hợp nhằm giảm nghèo bền vững (Hoàng Viết Việt, 2012).

1.4.2.3 Giảm nghèo ở tỉnh Kiên Giang

Tỉnh Kiên Giang tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng coi đây là động lực và là nền tảng của cơng cuộc xố đói giảm nghèo. Tỉnh ưu tiên đầu tư cho các khu vực nghèo, miền núi khó khăn, các xã đặc biệt nghèo, đặc biệt khó khăn những cơng trình mang tính xã hội cao như cầu đường nông thôn, thuỷ lợi, mạng lưới điện, trường học, trạm y tế, chợ.

Dạy nghề đi đôi với tạo việc làm là hoạt động thứ hai được tỉnh quan tâm: xây dựng mạng lưới cơ sở dạy nghề kể cả huyện, cụm liên xã ưu tiên cho các đối tượng nghèo. Bên cạnh đó, tỉnh khuyến khích phát triển tiểu thủ cơng

nghiệp, nhất là kinh tế hộ gia đình, giải quyết việc làm tại chỗ và tăng cường đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh để vừa phát triển sản xuất vừa tạo thêm công ăn việc làm, thu hút lao động.

Mặt khác, coi việc hỗ trợ vốn là nhiệm vụ của chính phủ, tỉnh đã đẩy mạnh thực hiện cho vay vốn với lãi suất thấp, thời gian dài để sản xuất kinh doanh với quy mô nhỏ; hỗ trợ cho vay đối với các đối tượng sinh viên thuộc gia đình diện nghèo, khó khăn.

Nỗ lực của tỉnh chưa mang lại kết quả cao do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân vốn vay chưa thực sự được sử dụng hiệu quả (Dương Ngọc Thanh và cộng sự, 2004).

1.4.2.4 Bài học từ Khánh Hịa

Đào Cơng Thiên (2008) nghiên cứu vấn đề nghèo đói từ các xã ven đầm Nha Phu bao gồm: Ninh Phú, Ninh Giang, Ninh Hà, Ninh Lộc, Ninh Ích thuộc huyện Ninh Hồ và xã Vĩnh Lương thuộc thành phố Nha Trang. Đây là các xã có tỷ lệ các hộ nghèo theo chuẩn Quốc gia là 16,54%. Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo đến năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo còn 2,4% theo chuẩn Quốc gia và 4% theo chuẩn mới của tỉnh là một vấn đề rất khó khăn địi hỏi các ngành, các cấp và tự mỗi hộ gia đình phải vươn lên thoát nghèo trên cơ sở khoa học và mang tính bền vững cao. Tác giả đã điều tra để phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới tình hình nghèo đói của các hộ dân ven khu vực này có ý nghĩa rất quan trọng nhằm tìm ra những giải pháp trong việc xóa đói giảm nghèo tại khu vực này.

Kết quả cho thấy những ngun nhân chính có thể gây nên sự cách biệt giàu nghèo bao gồm: việc làm, đất đai, vốn, quy mô hộ và vấn đề giới tính. Trong đó quan trọng nhất là tình trạng việc làm. Chính đặc điểm cơng việc của một người quyết định mức sống của người đó, thậm chí cả gia đình người đó. Tiếp đến là đất đai. Đất đai trở nên vấn đề sống còn đối với các hộ gia đình. Những hộ gia đình khơng có đất sẽ chuẩn bị đối diện với mức sống thấp và khả

năng sống trong đói nghèo rất cao, ngược lại, những hộ có nhiều đất là những hộ có thu nhập cao và có mức sống giàu có.

1.5 Tổng quan về mơ hình xác định yếu tố quyết định đến hiệu quả sử dụng tín dụng cho người nghèo

15.1 Mơ hình xác định chỉ số đa dạng hóa nguồn thu nhập (SDI)

- Trong phân tích thu nhập hộ gia đình, thuật ngữ “Đa dạng hoá thu nhập” được sử dụng để miêu tả rất nhiều khái niệm có liên quan nhưng vẫn có

sự khác biệt. Một định nghĩa về đa dạng hố có lẽ là gần với ý nghĩa ban đầu của từ này nhất đó là “sự gia tăng về số lượng nguồn thu nhập và sự cân đối giữa các nguồn thu khác nhau”. Vì thế, một hộ với hai nguồn thu nhập được coi là đa dạng hố hơn so với hộ chỉ có một nguồn thu nhập, và một hộ với hai nguồn thu nhập, mỗi nguồn chiếm 50% sẽ đa dạng hoá hơn so với một hộ mà một nguồn chiếm tới 90% tổng thu nhập. Hiện nay, đến đa dạng hóa thu nhập và thương mại hóa trong nơng thôn của các nước đang phát triển là một vấn đề

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hiệu quả sử dụng tín dụng trong công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện EA hleo, tỉnh đăklăk , luận văn thạc sĩ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)