Dân số và nghèo đói ở hai xã Ea Sol và Ea Hiao năm 2011

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hiệu quả sử dụng tín dụng trong công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện EA hleo, tỉnh đăklăk , luận văn thạc sĩ (Trang 51 - 59)

Chỉ tiêu Ea Sol % Ea Hiao % I. Tổng số hộ (hộ) 2,375 100 2,949 100 1. Hộ nghèo 661 28 710 24 Kinh 117 18 121 17 Dân tộc ít người 544 82 589 83

II. Nhân khẩu ( khẩu) 11,229 100 13,694 100

1. Nhân khẩu thuộc hộ

nghèo 3,054 27 3,343 24

Kinh 702 23 726 22

Dân tộc ít người 2,352 77 2,617 78

Nguồn: Báo cáo của UBND xã Ea Sol và Ea Hiao

Bảng 2.3 cho ta thấy số hộ nghèo của cả hai xã rất cao, khoảng 25% của tổng số hộ trên toàn xã. Đa số các hộ nghèo là người đồng bào dân tộc ít người (khoảng 80%). Những hộ nghèo này phân bổ tại các buôn, thơn xa cách trung tâm. Chính vì những đặc điểm này công tác giảm nghèo của hai xã trong thời gian qua là đặc biệt khó khăn. Tuy vậy, các xã có những thành cơng trong cơng tác giảm nghèo như việc bê tơng hóa đường vào một số thơn bn, số hộ đói giảm khoảng 70% (tuy số hộ nghèo giảm không nhiều). Các xã đang nỗ lực xố hộ đói trên địa bàn triệt để vào năm 2013. Trong việc thực hiện chính sách dân tộc kết hợp chính sách giảm nghèo, các xã đã tập trung ưu tiên nhiều nguồn lực cho các thơn bn có tỷ lệ hộ nghèo cao, triển khai hàng loạt các biện pháp để thực hiện lồng ghép các chương trình 134 (hỗ trợ đất sản xuất) và 135, chương trình xây dựng trung tâm cụm xã cũng như các chính sách trợ giá, trợ cước, hỗ trợ bà con tiếp cận được khoa học kỹ thuật, đổi mới phương thức

sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Nhờ vậy, tỷ lệ hộ nghèo ở các vùng này đã giảm xuống. Do quy mô dân số của các xã tăng trong các năm qua nên mặc dù tỷ lệ hộ nghèo có giảm trong năm qua nhưng về mặt giá trị

tuyệt đối số lượng hộ nghèo lại có xu hướng tăng.

Đồ thị 2.1: Tỷ lệ hộ nghèo ở hai xã sau gần một thập niên

Đồ thị 2.1 cho thấy tỷ lệ hộ nghèo có giảm nhưng khơng đáng kể qua 7 năm nỗ lực xóa đói giảm nghèo. Đây là một thực tế địi hỏi các nhà lập định chính sách phải có giải pháp mang tính chiến lược.

2.1.4 Những thuận lợi và khó khăn trong cơng tác giảm nghèo ở Ea H’leo

2.1.4.1 Thuận lợi

- Giảm nghèo là một chủ trương, chính sách xã hội mang tính nhân văn sâu sắc và đã trở thành mục tiêu hàng đầu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện, là điều kiện để nhân dân vùng khó có thời cơ giảm nghèo, nâng cao đời sống. Đây là cơ sở cho những chính sách giảm nghèo mang tính đột phá của huyện về cơng tác này.

- Chương trình giảm nghèo đã huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, có sự tham gia của nhiều tác nhân và đông đảo của các tầng lớp dân cư và các tổ chức Quốc tế. Đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo có nhiều kinh nghiệm trong cơng tác giảm nghèo được rút ra từ thực tiễn.

Năm 2005 28% 72% Hộ nghèo Năm 2012 76% 24% Hộ nghèo

- Hệ thống cán bộ chuyên trách từ huyện đến xã, thị trấn tương đối hoàn chỉnh, ln được bổ sung và được nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ. Đây là yếu tố rất quan trọng quyết định đến việc tổ chức, thực hiện chương trình.

- Tiềm năng phát triển sản xuất của huyện khá lớn đặc biệt là đất đai phì nhiêu, tạo cơ sở quan trọng cho các chính sách giảm nghèo tại huyện.

2.1.4.2 Khó khăn

- Tỷ lệ hộ đói nghèo cịn ở mức cao. Theo số liệu rà soát hộ nghèo vào đầu năm 2010 tồn huyện có 3.781 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 20,5%, với 2 xã đặc biệt khó khăn đang hưởng chương trình 135 của Chính phủ là Ea Sol và Ea Hiao.

- Cơ sở hạ tầng có chất lượng thấp và chưa đáp ứng kịp nhu cầu, đặc biệt là giao thơng đến các bn, thơn vùng sâu. Trình độ dân trí cịn thấp, phong tục tập qn lạc hậu. Đa số người nghèo thiếu kinh nghiệm trong sản xuất và canh tác nên thu nhập cịn thấp và khơng ổn định, dễ bị “tái nghèo”.

Đội ngũ cán bộ làm công tác xố đói giảm nghèo tại các xã, phường chưa thật sự nhiệt tình với cơng việc, lại phải kiêm nhiệm nhiều công việc. Công tác phối hợp giữa các tác nhân trong tồn huyện chưa tốt trong cơng tác giảm nghèo.

2.1.5 Xác định hộ nghèo theo tiêu chuẩn ngèo đói quốc gia

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đưa ra cách xác định hộ nghèo theo chuẩn nghèo đói quốc gia. Cụ thể, Quyết định số 170/2005/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8 tháng 7 năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 thì ở khu vực nơng thơn những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình qn từ 260.000 đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ

nghèo ( Nguyễn Trọng Hoài, Võ Tất Thắng và Lương Vinh Quốc Duy, 2005; Nguyễn Thị Hoa, 2009).

Chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 theo Chỉ thị số 1752/CT-TTg ngày 21-9-2010 của Thủ tướng Chính phủ, mức chuẩn nghèo và cận nghèo được xác định, những hộ có thu nhập bình qn từ 400.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo (khu vực nông thôn), đối với khu vực thành thị hộ nghèo là những hộ có mức thu nhập bình quân 500.000 đồng/người/tháng; Hộ cận nghèo là những hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng (khu vực nông thôn), đối với khu vực thành thị là từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng.

Tuy nhiên, một số tỉnh, thành phố ở Việt Nam đưa ra các quy định riêng về phân loại hộ nghèo. Theo Quyết định số 23/2010/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc ban hành chuẩn nghèo: hộ nghèo là những hộ có mức thu nhập bình qn từ 12.000.000 đồng/người/năm trở xuống (tương đương 2 USD/người/ngày), không phân biệt nội thành và ngoại thành, được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009. Nghị quyết số 128/2008/NQ- HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai thì chuẩn nghèo tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2009 – 2010 là: khu vực nông thôn 450.000đ/người/tháng trở xuống, khu vực thành thị 650.000đ/người/tháng trở xuống (Nguyễn Thế Nghĩa, Mạc Dương và Nguyễn Quang Vinh, 2001).

Thực tế điều tra theo chuẩn nghèo của Bộ Lao động –Thương binh- Xã hội cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam vẫn khá cao. Theo số liệu báo cáo năm 2010 đã công bố, tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam năm 2010 là 9,45% với tổng số hộ nghèo cả nước là trên 3,05 triệu, hộ cận nghèo là trên 1,6 triệu. Trong đó, khu vực Đơng Bắc chiếm 19,03%, Tây Bắc 7,74%, Đồng bằng Sông Hồng 13,41%, Khu 4 cũ 18,92%, Duyên hải Miền Trung 10,91%, Tây Nguyên 8,6%, Đông Nam Bộ 2,55%, Đồng bằng sông Cửu Long 18,85% (Nguyễn Trọng Hoài, Võ Tất Thắng và Lương Vinh Quốc Duy, 2005).

Cả nước có 5 tỉnh, thành phố có tỷ lệ hộ nghèo dưới 5% là Tp Hồ Chí Minh (0,01%), Bình Dương (0,05%), Đồng Nai (1,45%), Bà Rịa Vũng Tàu (4,35%), Hà Nội (4,97%). Đây là những địa phương đã ban hành chuẩn nghèo riêng, cao hơn chuẩn nghèo quốc gia.

2.2 Thực trang vốn vay tại các hộ nghèo trên địa bàn xã Ea Sol và Ea Hiao

2.2.1 Vai trị của các tổ chức, chương trình trong việc cấp vốn cho hộ nghèo ở hai xã Ea Sol và Ea Hiao.

Nguồn: Số liệu điều tra từ 217 hộ

Đồ thị 2.2: Vai trị của các tổ chức và chương trình cung cấp vốn cho hộ nghèo

Việc đo lường vai trị của các tổ chức, chương trình cung cấp vốn tác giả sử dụng chỉ tiêu phần trăm số lượt hộ được vay từ một tổ chức hay chương trình trong tổng số lượt hộ được vay. Như vậy vai trị của tổ chức hay chương

trình càng lớn nếu nó cấp vốn cho càng nhiều lượt hộ nghèo. Đây là chỉ tiêu phản ánh một cách tương đối vai trị của các tổ chức tài chính và chương trình giảm nghèo trong công tác xố giảm nghèo ở hai xã trên vì tổng lượng vốn cho vay khơng được xem xét. Tuy nhiên chỉ tiêu này phản ánh nỗ lực của tổ chức cấp vốn vay trong cơng tác xóa đói giảm nghèo.

Đồ thị 2.2 cho ta thấy mặc dù NHNo&PTNT là một ngân hàng thương mại thuần tuý nhưng vai trò của ngân hàng này trong việc cung cấp vốn cho

28% 36% 26% 10% 1 2 3 4 NHN0&PTNT NH CSXH

Chương trình Giảm Nghèo Nguồn khác

người nghèo lại rất lớn với 28% số lượt hộ nghèo được vay vốn (trong tổng số lượt hộ nghèo vay vốn). Điều này phản ánh tính kích thích của Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ nơng nghiệp, nơng thơn, xây dựng cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân thông qua hoạt động của NHNo & PTNT. Vai trò của Ngân hàng CSXH là đặc biệt quan trọng, làm nguồn cung cấp vốn chủ yếu cho các hộ nghèo nơi đây (36% số hộ được vay), hơn nữa quy mô vốn từ ngân hàng này chiếm 42% tổng số vốn cho người nghèo. Một thực tế cho thấy, vai trò của các chương trình giảm nghèo khác là khơng cao do các chương trình này chủ yếu tập trung vào việc phát triển cơ sở hạ tầng, hay chương trình nước sạch và chương trình xóa nhà tạm.

Kết quả điều tra cho thấy, các khoản cho vay đến được với người nghèo thông qua 4 tổ chức uỷ thác chính là: Hội nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên. Phần lớn số hộ vay vốn của ngân hàng là chịu sự quản lý của hội phụ nữ (25%), hội nông dân chiếm (25%), hội cựu chiến binh và đồn thanh niên thì ít hơn. Riêng đối với NHNo&PTNT, 70% các hộ nghèo vay vốn có tài sản bảo đảm.

2.2.2 Tình hình vốn vay và lãi suất cho vay hộ của các ngân hàng trên địa bàn huyện Ea H’leo, tỉnh Đăk Lăk

2.2.2.1 Tình hình vốn vay cho hộ nghèo

NHNo & PTNT và ngân hàng Chính sách Xã hội là hai tổ chức tín dụng cung cấp vốn tín dụng cho hộ nghèo tại địa bàn hai xã Ea Sol và Ea Hiao. Theo báo cáo của UBND xã Ea Sol, tính đến tháng 08/2011 số tiền Ngân hàng CSXH cho vay trên địa bàn là gần 12 tỷ đồng trong đó số tiền cho vay hộ nghèo là 6 tỷ, chiếm khoảng 50% tổng số vốn vay trên địa bàn. Nếu gộp cả vốn cho vay đối với học sinh, sinh viên khó khăn tỷ lệ vốn vay được cấp cho hộ nghèo chiếm khoảng 80%. Như vậy, ngoài nỗ lực của chính quyền địa

phương trong công tác xố giảm nghèo, các tổ chức tài chính cũng đã vào cuộc ở hai xã này.

Bảng 2.4 cho thấy ngồi hai ngân hàng chính cho vay người nghèo, người dân hai xã trên cịn có cơ hội tiếp cận các nguồn vốn như: Chương trình nước

sạch nơng thơn; Chương trình vốn giải quyết việc làm; Chương trình cho vay

hộ ở vùng đặc biệt khó khăn; Chương trình cho vay hộ sản xuất kinh doanh

vùng khó khăn.

Bảng 2.4: Quy mơ các nguồn vốn đến hộ nghèo của hai xã Ea Sol và Ea Hiao

năm 2011 Nguồn Vốn cấp (2 xã) (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Ngân hàng chính sách 14 42 NHNo&PTNT 10 30

Chương trình cho vay hộ SXKD vùng khó khăn

7 21

Chương trình cho vay hộ khó khăn 0,5 1

Khác 2 6

Tổng cộng 33,5 100

Nguồn: UBND xã Ea Hiao và Ea Sol

2.2.2.2 Lãi suất cho vay hộ của các ngân hàng trên địa bàn huyện

Các năm từ 2010 đến 2012 là những năm với những sự kiện bất thường là một năm kinh doanh không dễ dàng đối với hệ thống ngân hàng nói riêng, đặc biệt là trong những tháng đầu năm 2012. Tác động của chính sách kiềm chế lạm phát (Nghị Quyết 11) đã đẩy lãi suất lên cao cực điểm 17-18% năm. Tháng 03 năm 2011, Ngân hàng Nhà nước đưa ra mức lãi trần 14,5% năm song hàng loạt các ngân hàng âm thầm vượt trần về lãi suất cho vay.

Sự biến động về lãi suất ảnh hưởng nhiều đến hộ gia đình, đặc biệt là hộ nghèo. Nhìn chung hộ nghèo khơng có khả năng tiếp cận tín dụng của các ngân hàng khác ngồi ngân hàng CSXH và NHNo &PTNT.

Đồ thị 2.3 cho thấy, lãi suất của ngân hàng CSXH thấp nhất và tương đối ổn định qua các năm ở mức 7% năm. Đây là mức lãi suất rất thấp tuy nhiên hạn mức cho vay không cao đồng thời thủ tục cho vay khá phức tạp. NHNo &PTNT cũng cho hộ gia đình vay vốn song đối tượng hộ nghèo khơng được ngân hàng này chú ý nhiều và lãi xuất cũng khá cao, lên đến 10%-12%. Như vậy, các hộ nghèo chỉ có sự lựa chọn duy nhất là vay vốn tại NHCSXH và các chương trình phát triển nơng thơn. Khả năng tiếp cận các ngân hàng khác là không cao đối với hộ nghèo và phải chịu mức lãi suất khá cao.

Đồ thị 2.3: Biến động lãi suất cho vay ở một số ngân hàng trên địa bàn huyện Eahleo. 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 12/1 4/2009 3/14 /2010 6/14 /2010 9/1 4 /20 10 12/1 4/2010 3/14 /2011 6/14 /2011 9/14 /2011 12 /1 4/2 01 1 3/14 /2012 6/14 /2012 9/14 /2012 12/1 4/2012 NHNo &PTNT NH Đơng Á Vietin Bank NHCS XH

2.2.3 Tình hình dư nợ, thu nợ của các khoản vay nhỏ tại hộ vay

Để phân loại quy mô vốn vay, tôi sử dụng khái niệm “khoản vay nhỏ” của Ngân hàng Chính sách Xã hội Đăk Lăk năm 2011 tức là quy mô vốn vay nhỏ là vốn vay nhỏ hơn hoặc bằng 7 triệu đồng/ hộ. Bảng 2.5 cho thấy đa số các hộ nghèo vay vốn luỹ kế trong năm có quy mơ vốn lớn hơn 7 triệu (chiểm tỷ trọng 87% trong tổng số vốn vay của 2 xa Ea Sol và Ea Hiao) . Cụ thể, quy mô vốn vay lũy kế của các hộ nghèo điều tra là 17.48 triệu đồng, ở xã Ea Sol là 18.20 triệu đồng và Ea Hiao là 16.55 triệu đồng. Khoản vay nhỏ chiếm tỷ trọng không đáng kể, chỉ 13% trong tổng số. Vốn vay lũy kế của các khoản vay nhỏ cũng chỉ 3.02 triệu đồng trong đó xã Ea Hiao chỉ có 2.82 triệu đồng. Điều này cho thấy nhu cầu vay vốn của hộ nghèo trên địa bàn huyện Ea H’Leo là trên mức khoản vay nhỏ rất nhiều vì khoản vay nhỏ không đủ để trang trải cuộc sống và đầu tư sản xuất của các hộ dân nơi đây.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hiệu quả sử dụng tín dụng trong công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện EA hleo, tỉnh đăklăk , luận văn thạc sĩ (Trang 51 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)