Phân tích thị trường

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu bơ dakado (Trang 55 - 58)

5. Kết cấu của đề tài

2.8. Phân tích thị trường

2.8.1. Đặc điểm thị trường bơ Việt Nam

- Sự nhận thức về lợi ích của trái bơ của người tiêu dùng tăng cao. Những lợi

ích của trái bơ đối sức khỏe như chống ung thư, tốt cho tim mạch, cho mắt, cung cấp

nhiều loại vitamin cần thiết, giúp giảm cân ngày càng được biết đến rộng rãi thông qua các phương tiện truyền thông. Một loại trái cây thơm ngon lại có thể phịng ngừa bệnh, tăng cường sức khỏe là điều mà bất kỳ người tiêu dùng nào cũng mong muốn, đặc biệt là phái nữ rất quan tâm đến vấn đề giảm cân, chăm sóc sắc đẹp. Những nhận thức tích cực về trái bơ tăng cao sẽ dẫn đến một nhu cầu tăng cao đối với trái bơ và những sản phẩm từ bơ.

- Tiềm năng của thị trường bơ chưa được khai phá. Hiện tại, nhắc đến bơ thì

người ta sẽ nghĩ ngay đến bơ sáp Đăklăk, bơ Đức Trọng, bơ Đà Lạt… Người tiêu dùng chỉ có thể nhớ đến những vùng đất nổi tiếng về trái bơ ngon nhưng chưa mấy ai định

hình được một thương hiệu bơ rõ ràng. Như vậy, thị trường tuy có nhu cầu lớn nhưng chưa có nhiều doanh nghiệp sản xuất nhận ra và chen chân vào, vẫn chỉ là thị trường theo kiểu truyền thống, nhỏ lẻ, tự phát. Thị trường bơ vẫn là một thị trường tiềm năng, mức cầu cao, tính cạnh tranh thấp nên nếu biết đầu tư đúng cách thì sẽ đem lại lợi

nhuận cao cho doanh nghiệp.

- Nhu cầu trái cây sạch, an toàn là xu thế của thời đại. Hiện nay, các phương

tiện truyền thông liên tục đưa tin về việc sử dụng thuốc trừ sâu, hóa chất có hại cho trái cây, đặc biệt là trái cây Trung Quốc gây nên sự phẫn nộ và lo sợ của người tiêu dùng.

các chợ, nguồn gốc xuất xứ khơng rõ ràng. Từ đó, nhu cầu về trái cây sạch, an toàn, đảm bảo sức khỏe cũng gia tăng đáng kể.

Không chỉ riêng thị trường Việt Nam, mà nhu cầu của nước ngoài cũng rất lớn.

Đặc biệt là Nhật Bản, tháng 7-2012, thương nhân Nhật Bản đã từng đến Đăklăk và đề

nghị một doanh nghiệp trên địa bàn xuất khẩu bơ với số lượng lớn, ổn định và lâu dài.

Nhưng do không đủ nguồn lực và năng lực nên đơn vị này đã khơng thể kí kết hợp đồng này. Có thể thấy thị trường nước ngồi là một thị trường tiềm năng. Tuy nhiên,

khó khăn lớn nhất cho việc xuất khẩu bơ là thời gian bảo quản trái bơ vì trái bơ sau khi hái chỉ để được khoảng một tuần. Cần nghiên cứu được phương pháp bảo quản trái bơ lâu hơn từ thời điểm thu hái đến lúc tiêu thụ mới có thể nghĩ đến việc xuất khẩu bơ ra các thị trường nước ngoài.

2.8.2. Thị trường thành phố Hồ Chí Minh

Qua cuộc khảo sát, với 337 mẫu là người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh kết hợp với những thông tin thứ cấp thu thập thơng qua internet có thể nhận thấy những đặc điểm thị trường như sau:

- Nhu cầu của thị trường là rất lớn. Có đến 87% người tiêu dùng thích ăn bơ.

Với một thị trường đông dân như thành phố Hồ Chí Minh (dân số năm 2012 là

7.750.900 người) chưa xét đến yếu tố thu nhập và việc lựa chọn các loại trái cây thay

thế cũng như các yếu tố khác ảnh hưởng đến quyết định mua bơ cũng có thể nhận ra được một nhu cầu rất lớn đối với trái bơ.

- Thu nhập của người dân thành phố Hồ Chí Minh cao. Thu nhập bình qn

đầu người năm 2013 ước tính khoảng 4.000 USD, con số này của thành phố Hồ Chí

Minh cao hơn bình qn cả nước khoảng 2,5 lần. Qua cuộc khảo sát, thống kê về thu nhập của 300 mẫu đại diện cho người tiêu dùng thành phố Hồ Chí Minh, thì có 34% người tiêu dùng có thu nhập từ 5-10 triệu/tháng, 40% người tiêu dùng có thu nhập từ 10-20 triệu/tháng, điều này cho thấy mức thu nhập trung bình khá trở lên khá phổ biến.

Thu nhập cao đồng nghĩa với việc chi tiêu cũng nhiều hơn, nhu cầu đối với trái cây

chất lượng, giá cao, an toàn cũng cao hơn.

2.8.3. Phân khúc thị trường, lựa chọn mục tiêu và định vị thương hiệu của bơ Dakado Dakado

Trong những năm gần đây sau khi được chuyển giao hoàn toàn quyền sở hữu

thương hiệu Dakado, cơng ty Thu Nhơn chưa có một kế hoạch marketing rõ ràng, đặc biệt. Hiện tại công ty Thu Nhơn vẫn đang loay hoay với số lượng và chất lượng bơ

cung ứng cho các siêu thị. Với nhu cầu lớn, cạnh tranh không cao và năng lực của công ty như hiện nay thì việc marketing cho thương hiệu vẫn chưa được xem xét ưu tiên đầu tư. Tuy nhiên, những giá trị thật sự mà thương hiệu mang lại nằm ở trong dài hạn. Một thị trường có tỷ suất lợi nhuận cao chắc chắn sẽ xuất hiện thêm nhiều đối thủ cạnh

tranh. Nếu thương hiệu không được duy trì và phát triển sẽ mất đi lợi thế của một

thương hiệu dẫn đầu thị trường.

Việc định vị cho thương hiệu bơ Dakado cũng khá sơ sài, chỉ đơn giản là dựa trên chất lượng, đưa sản phẩm vào hệ thống các siêu thị, định hình hình ảnh một loại trái

cây cao cấp trong tâm trí khách hàng. Bơ Dakado được vận chuyển đến kho tổng của các siêu thị theo đơn đặt hàng, sau đó bơ được vận chuyển đi đâu, bán cho những

khách hàng nào không nằm trong sự quản lý của công ty. Một vấn đề rất lớn của

thương hiệu bơ Dakado là chưa xác định rõ được khách hàng mục tiêu của mình. Hậu

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO MỨC ĐỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU BƠ DAKADO

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu bơ dakado (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)