Nội dung giải pháp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp phát triển thương hiệu nội bộ tại công ty tài chính TNHH MTV ngân hàng việt nam thịnh vượng (Trang 69 - 113)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THƯƠNG HIỆU NỘI BỘ

3.2 Nội dung giải pháp

3.2.1 Giải pháp về yếu tố Tính xã hội hóa trong cơng ty

Như đề cập ở chương 2, hai vấn đề cần quan tâm và đề xuất giải pháp là vấn đề liên quan đến hoạt động đào tạo và sự hướng dẫn của người quản lý. Các giải pháp được tác giả đưa ra như sau:

3.2.1.1 Giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo

Ở thực trạng chương 2, tác giả đã phân tích và đưa ra các nguyên nhân dẫn đến nhân viên không đánh giá cao hoạt động đào tạo là:

- Các khóa học chưa xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của nhân viên - Các khóa học khơng được cập nhật mới

- Hình thức đào tạo chưa mang lại hiệu quả 20,207 32,104 44,797 58,236 - 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 2015 2016 2017 2018

- Công tác đánh giá sau đào tạo chưa hiệu quả

Để nâng cao hoạt động đào tạo, tác giả đưa ra các giải pháp sau:

Một, xác định đúng nhu cầu đào tạo xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của nhân viên

- Nội dung giải pháp: Nhu cầu đào tạo là một trong các bước quan trọng trước khi

thực hiện đào tạo của Trung tâm đào tạo (TTĐT), tuy nhiên, hoạt động này chỉ về mặt quy trình và nếu có thì chỉ lấy ý kiến của các quản lý cấp trung. TTĐT chưa có bất kỳ một cuộc khảo sát nào để lấy ý kiến từ chính nhân viên. Vì vậy, thực hiện khảo sát nhân viên trong công ty, phân loại các mong muốn đào tạo, từ đó thiết kế và thực hiện các chương trình đào tạo phù hợp nhu cầu là hoàn toàn cần thiết. Hiện tại, TTĐT vẫn chưa thực hiện bất kỳ cuộc khảo sát nào để hỏi ý kiến nhân viên về các khóa học. Việc trao đổi và thu thập thơng tin từ chính các nhân viên có một vai trị rất quan trọng trong việc thiết kế, thực hiện chương trình và đặc biệt là khi cơng ty áp dụng các kiến thức này vào trong hoạt động kinh doanh.

Bảng 3.1: Phiếu khảo sát ý kiến nhân viên về các khóa đào tạo của TTĐT

Nhằm đánh giá, nâng cao chất lượng đào tạo. Anh/chị vui lòng cho ý kiến đóng góp về các khóa đào tạo của Trung tâm đào tạo bằng cách đánh dấu X vào ơ thích hợp: 1. Mức độ hài lịng của anh/chị về chất lượng của Trung tâm đào tạo?

 Rất khơng hài lịng  Khơng hài lịng  Bình thường  Hài lịng  Rất hài lịng 2. Các khóa học phù hợp với thực tiễn công việc của anh/chị

 Rất không đồng ý  Không đồng ý  Bình thường  Đồng ý  Rất đồng ý 3. Anh/chị hài lòng điều gì nhất của Trung tâm đào tạo?................................................. 4. Anh/chị khơng hài lịng điều gì nhất của Trung tâm đào tạo?..................................... 5. Các khóa học anh/chị mong muốn được tổ chức để đáp ứng công việc?......................

- Nguồn lực để triển khai giải pháp: Nhân sự tham gia là các nhân viên, chuyên viên,

giảng viên của Trung tâm đào tạo. Ngân sách hầu như khơng đáng kể vì sử dụng nguồn lực nội bộ và thực hiện thuộc phạm vi của Trung tâm đào tạo. Chi phí tăng thêm khơng đáng kể vì việc khảo sát sẽ thực hiện qua hệ thống trang web của Trung tâm đào tạo và gửi email thông báo đến các nhân viên. Thiết kế các khóa đào tạo cũng thuộc hoạt động của phòng phát triển đào tạo.

- Thời gian thực hiện: định kỳ 6 tháng/lần

- Lợi ích của giải pháp: TTĐT sẽ biết được đánh giá và nhu cầu của nhân viên, từ đó

đưa ra các giải pháp và các khóa học đáp ứng được nhu cầu phát triển của nhân viên. - Giám sát thực hiện giải pháp: theo quy trình của TTĐT

- Tính khả thi của giải pháp: hồn tồn khả thi vì TTĐT có ngân sách thực hiện cho

các hoạt động này, sử dụng các nguồn lực nội bộ. Do đó, giải pháp khi thực hiện tốt sẽ góp phần tăng sự hài lịng của nhân viên về các hoạt động đào tạo của FE Credit, và cải thiện Tính xã hội hóa trong cơng ty cao hơn mức trung bình đánh giá hiện tại.

Hai, cập nhật các khóa học mới

- Nội dung giải pháp: Khi đã phân loại được các mong muốn đào tạo của nhân viên từ

bảng khảo sát, trung tâm đào tạo sẽ có một nguồn quý giá để thường xuyên cập nhật khóa học mới sau khi đã thiết kế chương trình. Vì thời gian thiết kế, xây dựng một khóa đào tạo mất nhiều thời gian nên trung tâm đào tạo không nhất thiết phải liên tục mở các lớp đào tạo với nội dung mới. Các chương trình đào tạo cũ vẫn được thực hiện nhưng xen lẫn là chương trình đào tạo mới dựa trên nhu cầu của nhân viên ít nhất hai chương trình mới mỗi năm để những nhân viên làm việc lâu năm có cơ hội được tham gia.

- Nguồn lực để triển khai giải pháp: Nhân sự tham gia là các chuyên viên, giảng viên

- Thời gian thực hiện: 6 tháng một lần TTĐT thiết kế xong một chương trình và đưa

vào giảng dạy.

- Lợi ích của giải pháp: Giải pháp được thực hiện sẽ tạo điều kiện cho các nhân viên

làm việc lâu năm có cơ hội được học tập, phát triển bản thân, nâng cao hoạt động đào tạo của TTĐT, cải thiện đánh giá của các nhân viên lâu năm về hoạt động của TTĐT. - Giám sát thực hiện giải pháp: TTĐT sẽ chủ trì hướng dẫn, đưa yêu cầu đến bộ phận

xây dựng thiết kế khóa học và báo cáo với giám đốc TTĐT.

- Tính khả thi của giải pháp: cao vì đây là hoạt động cơ bản của các phịng ban thuộc

trung tâm. Kết quả thực hiện giải pháp sẽ mang lại sự đáp ứng cho các nhân viên đặc biệt là nhân viên làm việc có thâm niên cao. Họ sẽ đánh giá hoạt động đào tạo của TTĐT tốt hơn và tăng Tính xã hội hóa trong cơng ty.

Ba, hồn thiện hình thức đào tạo

- Nội dung giải pháp: Các khóa học trên lớp nhân viên sắp xếp cơng việc để tham gia

và họ không muốn dành thời gian cho việc đào tạo trực tuyến. Công nghệ hiện tại đang phát triển, hình thức đào tạo trực tuyến thật sự rất phù hợp và cần phát triển. Tuy nhiên, trung tâm cần đầu tư hơn với hình thức này.

+ Kiểm sốt khóa học người học đang tham gia: thường xuyên kiểm tra lộ trình học của người học, nếu một thời gian người học không theo kịp tiến độ thì trung tâm đào tạo cần thực hiện hình thức nhắc nhở như gửi email thơng báo chung, gửi email thông báo riêng cho từng cá nhân.

+ Tăng mức độ tương tác giữa người dạy và người học: không chỉ là những nội dung người học tự đọc và tự trả lời. Trung tâm đào tạo cần thiết kế chương trình để người học có thể trao đổi, thực hành, làm các bài tập được giao với người dạy. Bộ phận đào tạo trực tuyến sẽ tương tác nhiều hơn với người học, tạo hứng thú cho người học + Các bài đào tạo cần xen lẫn hình thức vừa học vừa chơi, khơng cung cấp kiến thức quá nhiều dẫn đến người học cảm thấy không thú vị và chán nản. Khi tác giả trải

nghiệm việc đào tạo trực tuyến tại FE Credit, các bài học được học liên tục và không mang lại hiệu quả cao.

+ Đảm bảo chương trình đào tạo sẽ được thực hiện khi đã thông báo đến nhân viên: Trung tâm đào tạo cần khảo sát ý kiến của những người giảng dạy, của người cố vấn, thống nhất cam kết thực hiện để tránh trường hợp chương trình được đưa ra, thơng báo đến nhân viên nhưng các cố vấn không hợp tác. Chương trình khơng được thực hiện vì các lý do khách quan và nhân viên không thực sự cảm thấy thuyết phục (chương trình người cố vấn – người học sau khi thông báo và nhân viên đăng ký chọn cố vấn thì người cố vấn từ chối)

- Nguồn lực để triển khai giải pháp: Nhân sự thực hiện là các nhân viên, chuyên viên,

giảng viên phụ trách hệ thống học trực tuyến của TTĐT với nguồn lực nội bộ nên khơng tốn nhiều chi phí.

- Thời gian thực hiện: thường xuyên trong suốt khóa học

- Lợi ích của giải pháp: tăng sự tham gia hợp tác của các khóa học trực tuyến, giảm

bớt khối lượng đào tạo trên lớp, tiết kiệm được chi phí đào tạo trên lớp đối với các khóa học khơng cần thiết phải đào tạo trực tiếp và thời gian đào tạo.

- Giám sát thực hiện giải pháp: các nhân viên, chuyên viên, giảng viên báo cáo với

cấp trên liên quan và trên cùng là giám đốc TTĐT.

- Tính khả thi của giải pháp: TTĐT đã có sự hoạt động sẵn của đội ngũ cơng nghệ

thông tin hỗ trợ đào tạo, các phòng ban phụ trách thiết kế đào tạo, các nhân viên giảng viên phụ trách các khóa học nên việc thực hiện thay đổi thiết kế bài giảng và sự tương tác là hoàn toàn khả khi với chi phí thấp, nằm trong trách nhiệm hoạt động của TTĐT.

Bốn, hồn thiện phương pháp đánh giá cơng tác đào tạo

- Nội dung giải pháp: Việc đánh giá hiệu quả đào tạo khơng chỉ có ý nghĩa đối với các

các chương trình đào tạo khác trong tương lai. Vì thế, cơng tác đánh giá sau khóa học cần phản ánh được ý kiến của người tham gia khóa đào tạo:

+ Các bảng khảo sát đánh giá mức độ tiếp thu khóa học cần loại bỏ mục tên của học viên để nhân viên không lo sợ khi đưa ra ý kiến của mình. Thơng thường, khi nhân viên đăng ký tham gia khóa học thì được lưu danh với các thơng tin cá nhân, bộ phận, vì vậy nhân viên sẽ lo ngại khi đưa ra phản hồi khơng tốt.

+ Ngồi đánh giá mức độ tiếp thu của nhân viên trên lớp học, trung tâm đào tạo cần đánh giá việc áp dụng các kỹ năng kiến thức đã học trong công việc thực tiễn tránh sự lãng phí đào tạo bằng cách theo dõi các học viên đã tham gia đào tạo và gửi bảng khảo sát ý kiến đến những nhân viên đó. Hiện tại TTĐT chưa thực hiện nên giải pháp này rất cần thiết.

Bảng 3.2: Phiếu khảo sát ý kiến nhân viên về hoạt động đánh giá sau đào tạo

Nhằm đánh giá hiệu quả và nâng cao chất lượng đào tạo. Anh/chị vui lòng cho ý kiến đóng góp về các khóa đào tạo của Trung tâm đào tạo bằng cách đánh dấu X vào ơ thích hợp:

1. Mức độ hài lịng của bạn về chất lượng của khóa đào tạo “…” đã tham gia?  Rất khơng hài lịng  Khơng hài lịng  Bình thường  Hài lịng  Rất hài lịng 2. Khóa đào tạo phù hợp với thực tiễn cơng việc của bạn?

 Rất không đồng ý  Không đồng ý  Bình thường  Đồng ý  Rất đồng ý 3. Bạn đã áp dụng được gì từ khóa đào tạo vào thực tiễn cơng việc?............................ 4. Bạn cảm thấy khóa đào tạo này tiếp tục được thực hiện để hỗ trợ nhân viên trong

công việc? ………………………………………………………………………….. 5. Bạn cho rằng điểm nào cần cải thiện để khóa học được tốt hơn?..............................

- Nguồn lực để triển khai giải pháp: nhân sự là các nhân viên, chuyên viên của bộ

phận kiểm sốt chất lượng đào tạo với chi phí khơng đáng kể

- Thời gian thực hiện: 3 tháng sau khi nhân viên hồn thành xong khóa học và áp dụng

vào các công việc thực tiễn

- Lợi ích của giải pháp: đánh giá được sự hữu ích của khóa học, tránh lãng phí đào tạo

và biết được các điểm cần cải khắc phục để cải thiện tốt hơn các khóa học

- Giám sát thực hiện giải pháp: các cấp của bộ phận kiểm soát chất lượng đào tạo,

báo cáo với giám đốc TTĐT

- Tính khả thi của giải pháp: giải pháp sử dụng các nguồn lực có sẵn với chi phí khơng cao nên hồn tồn khả thi. Kết quả sẽ giúp TTĐT có cách thức đánh giá tốt giúp phát triển các hoạt động nâng cao đào tạo. Các giải pháp được cải thiện sẽ thay đổi sự đánh giá của nhân viên đối với hoạt động đào tạo của FE Credit rất nhiều, tăng Tính xã hội hóa trong cơng ty.

3.2.1.2 Giải pháp nâng cao sự hướng dẫn của người quản lý

Theo phân tích thực trạng chương 2, nhân viên có thâm niên làm việc cao thì đánh giá tính hữu ích trong hướng dẫn của người quản lý khơng cao do họ đã biết cách xử lý trong cơng việc. Các nhân viên có thâm niên làm việc dưới 1 năm và từ 1 đến 3 năm rất coi trọng sự hướng dẫn của người quản lý. Vì vậy ở phần giải pháp này, tác giả sẽ tập trung cải thiện tính hữu ích trong hướng dẫn của người quản lý đối với các nhân viên có thâm niên làm việc từ 3 năm trở lên để tránh trường hợp nhân viên có những hành vi khơng tơn trọng quản lý và tìm kiếm một mơi trường mới để học hỏi, phát triển.

Một, quản lý chủ động tương tác với nhân viên

- Nội dung giải pháp: Nhân viên làm việc có thâm niên, các tình huống xử lý cơng

việc mới ít xảy ra và họ khơng có gì để nhờ sự hỗ trợ hướng dẫn của quản lý. Quản lý cần chủ động quan tâm đến nhân viên để nắm bắt tình trạng cơng việc của mỗi cá nhân, đặt các câu hỏi mở để nhân viên chủ động trao đổi.

- Nguồn lực để triển khai giải pháp: Nhân sự cần sử dụng là các quản lý trực tiếp các

phòng ban, trung tâm của FE Credit với chi phí khơng phát sinh trong q trình thực hiện

- Thời gian thực hiện: xuyên suốt quá trình làm việc

- Lợi ích của giải pháp: nâng cao sự gắn kết, hợp tác giữa nhân viên và quản lý giúp

quản lý thực hiện được vai trò hướng dẫn, huấn luyện

- Giám sát thực hiện giải pháp: các quản lý của các phòng ban, trung tâm nhận báo

cáo của các quản lý trực tiếp của nhân viên cấp dưới

- Tính khả thi của giải pháp: cao vì thực hiện giải pháp sẽ tăng mối quan hệ của nhân

viên và quản lý, tạo sự gắn kết và khơng phát sinh chi phí liên quan.

Hai, TTĐT mời các chuyên gia để đào tạo các kỹ năng quản lý cho các quản lý cấp trung

- Nội dung giải pháp: Vì số lượng nhân viên đông nên FE Credit không thể đưa các

quản lý tham gia các khóa học bên ngồi để cải thiện kỹ năng quản lý. Để phù hợp, TTĐT sẽ mời các chuyên gia bên ngoài, phối hợp với TTĐT, xây dựng, thiết kế chương trình để mở lớp đào tạo về kỹ năng quản lý, đặc biệt là khả năng huấn luyện. Hiện nay có rất nhiều các chuyên gia về các kỹ năng quản lý cũng như huấn luyện nhân viên của các TTĐT bên ngoài.

- Nguồn lực để triển khai giải pháp: Nhân sự cần sử dụng là các thành viên liên quan

của TTĐT, xây dựng kế hoạch và thông qua cấp trên TTĐT. Ngân sách thực hiện phụ thuộc vào kinh phí mời các chuyên gia. Hoạt động này nằm trong ngân sách thực hiện của TTĐT

- Thời gian thực hiện: khóa đào tạo bắt buộc cho quản lý kéo dài từ 2 đến 3 ngày, 1

tháng/khóa, 20 quản lý/khóa, liên tục mở ở các địa điểm thuộc TTĐT trên cả nước - Lợi ích của giải pháp: nâng cao kỹ năng quản lý, kỹ năng hướng dẫn, huấn luyện

- Giám sát thực hiện giải pháp: TTĐT thực hiện dưới sự giám sát của giám đốc TTĐT

- Tính khả thi của giải pháp: Ngân sách và hoạt động đều thuộc các hoạt động của

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp phát triển thương hiệu nội bộ tại công ty tài chính TNHH MTV ngân hàng việt nam thịnh vượng (Trang 69 - 113)