Kết quả đánh giá về Mức độ tiếp nhận của nhân viên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp phát triển thương hiệu nội bộ tại công ty tài chính TNHH MTV ngân hàng việt nam thịnh vượng (Trang 55 - 59)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THƯƠNG HIỆU NỘI BỘ

2.4 Phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến thương hiệu nội bộ tại Cơng

2.4.3 Kết quả đánh giá về Mức độ tiếp nhận của nhân viên

2.4.3.1 Kết quả đánh giá về Mức độ tiếp nhân của nhân viên

Mức độ tiếp nhận của nhân viên thể hiện mức độ tiếp thu những nỗ lực hoạt động của công ty trong việc phát triển mối quan hệ qua lại. Qua kết quả khảo sát, đây là yếu tố có trung bình 3.87, điều này cho thấy nhân viên đánh giá không cao yếu tố này (xem bảng 2.10)

Biến quan sát được nhân viên đánh giá cao nhất là TN1 “Tơi chủ động tìm kiếm

thơng tin về cách thức cơng ty mình đang hoạt động” với trung bình 3.91 thể hiện nhân

viên có quan tâm đến hoạt động của cơng ty mình, có đến 45% nhân viên đánh giá mức điểm 4. Trong bất kỳ cơng việc nào của tổ chức, để có thể làm tốt cơng việc của mình thì nhân viên phải nắm rõ hoạt động của tổ chức

Bảng 2.10: Trung bình và tần suất các biến quan sát của thang đo TN

hiệu Các biến quan sát

Tổng (%) Tần suất (%) Trung bình 1 2 3 4 5 TN1

Tơi chủ động tìm kiếm thơng tin về cách thức cơng ty mình đang hoạt động

100 0 5 25 45 25 3.91

TN2

Tôi cảm thấy thú vị khi nhận được nhiều thơng tin khác nhau về cơng ty mình (ví dụ thơng tin về công việc của tôi, những sáng kiến marketing, các sáng kiến phục vụ khách hàng, các thức hoạt động của công ty…)

100 1 2 29 43 25 3.88

TN3

Có cơ hội tiếp cận với những thơng tin chiến lược của tổ chức (ví dụ mục tiêu của công ty, hướng phát triển dài hạn…) giúp tôi biết cách thực hiện nhiệm vụ của mình tốt hơn.

100 2 1 34 38 25 3.82

TN4

Công việc của tôi trở nên thú vị hơn khi tôi được thông tin về mọi vấn đề trong cơng ty mình chứ khơng chỉ những thơng tin liên quan đến công việc của tôi

100 1 3 33 37 26 3.87

TN5

Tôi vui vẻ cung cấp mọi thông tin phản hồi về những vấn đề trong công việc cho cấp trên của tôi

100 1 2 33 39 25 3.85

MỨC ĐỘ TIẾP NHẬN CỦA NHÂN VIÊN (TN) 3.87

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Bảng 2.11: Trung bình biến quan sát TN1 theo thâm niên và bộ phận

THÂM NIÊN Dưới 1 năm Từ 1 đến 3 năm Từ 3 đến 5 năm Trên 5 năm Bộ phận có tiếp xúc với khách hàng 4.33 3.97 3.96 4.50

Bộ phận không tiếp xúc với khách

Theo bảng 2.11, hầu hết nhân viên đều chủ động tìm hiểu về hoạt động của công ty, cả bộ phận tiếp xúc với khách hàng và không tiếp xúc khách hàng, từ thâm niên làm việc dưới 1 năm đến trên 5 năm. Đặc biệt, nhân viên làm việc trên 5 năm chủ động tìm kiếm thơng tin về tổ chức hơn các nhân viên khác ở cả hai bộ phận. Những nhân viên có thâm niên làm việc cao, gắn bó với tổ chức, nên việc họ chủ động biết về công ty là phù hợp. Ngồi ra, bộ phận làm việc có tiếp xúc với khách hàng có điểm trung bình cao hơn bộ phận không tiếp xúc với khách hàng ở tất cả mọi thâm niên làm việc. Điều này là do tính chất cơng việc của hai bên. Bộ phận khối kinh doanh tiếp xúc với khách hàng như bộ phận bán hàng, bộ phận thẩm định hồ sơ, bộ phận chăm sóc khách hàng, bộ phận thu hồi nợ…do đặc điểm nên sẽ có nhiều thay đổi về cách thức hoạt động cho phù hợp với từng thời kỳ. Nhân viên ở các phòng ban nay phải chủ động tìm hiểu, nắm rõ hoạt động để thực hiện tốt, mang chất lượng đến khách hàng một cách tốt nhất.

Biến quan sát TN2 “Tôi cảm thấy thú vị khi nhận được nhiều thông tin khác nhau

về cơng ty mình” và TN4 “Cơng việc của tơi trở nên thú vị hơn khi tôi được thông tin về mọi vấn đề trong cơng ty mình chứ khơng chỉ những thơng tin liên quan đến cơng việc của tơi”có trung bình lần lượt 3.88 và 3.87, giá trị trung bình tương đương và chưa thực

sự cao. Các thông tin khác nhau của công ty nhân viên không thật sự cảm thấy thú vị, chỉ hơn 60% đánh giá trên điểm 3.

Điểm lưu ý nhất trong yếu tố mức độ tiếp nhận của nhân viên chính là 2 biến quan sát TN5 và TN3

- TN5 “Tôi vui vẻ cung cấp mọi thông tin phản hồi về những vấn đề trong cơng việc

cho cấp trên của tơi” có trung bình 3.85, biến quan sát này có trung bình khơng thật

sự cao. Khi nhân viên không muốn cung cấp thơng tin cho quản lý thì người quản lý sẽ không nắm bắt được các thông tin cần thiết, quản lý sẽ không truyền tải được công việc cũng như các thông tin khác đến nhân viên. Mối quan hệ hai chiều khơng hiệu

quả, nhân viên khó tiếp nhận và ảnh hưởng thuận chiều đến cam kết thương hiệu của nhân viên và hành động của nhân viên hướng tới tổ chức.

- Biến quan sát TN3 “Có cơ hội tiếp cận với những thơng tin chiến lược của tổ chức

giúp tôi biết cách thực hiện nhiệm vụ của mình tốt hơn”có kết quả trung bình thấp

nhất, chỉ 3.82. Các thông tin chiến lược của tổ chức nhân viên hầu hết không quan tâm. Điều này cũng dễ hiểu vì các thơng tin này ban lãnh đạo, ban quản lý sẽ thực sự quan tâm. Nhân viên chỉ thực hiện triển khai làm việc theo phân cơng nhiệm vụ của mình. Biến quan sát này để cải thiện được cũng khơng dễ dàng, địi hỏi cơng tác truyền thông về các chiến lược công ty phải mạnh mẽ nhưng dễ hiểu để nhân viên nắm bắt, góp phần thực hiện mục tiêu chung của tổ chức.

2.4.3.2 Đánh giá chung về Mức độ tiếp nhận của nhân viên

Mặt làm tốt

- Hầu hết nhân viên đều chủ động tìm hiểu hoạt động của tổ chức liên quan đến công việc để phục vụ cơng việc của mình.

- Nhân viên làm việc có thâm niên trên 5 năm rất quan tâm đến hoạt động của công ty - Bộ phận tiếp xúc với khách hàng quan tâm đến hoạt động của công ty để đáp ứng

khách hàng từng thời kỳ.

Mặt hạn chế

- Nhân viên không nắm bắt được hầu hết các thông tin chiến lược, mục tiêu của công ty. Các thông tin chiến lược của tổ chức được bắt đầu từ cấp trên. Đối với cơng ty có quy mơ doanh nghiệp lớn như FE Credit thì khoảng cách giữa nhân viên và quản lý cấp cao rất lớn. Các thông tin chiến lược truyền tải qua các cấp quản lý theo thứ bậc đến cấp quản lý trực tiếp và khó để nhân viên có thể nắm được

- Hoạt động truyền thông chưa được đầu tư để mang lại các thông tin thú vị. Các thông tin không được tập trung, thông báo liên tục nhưng không cô đọng. Nhân viên không thấy thú vị và không quan tâm.

- Nhân viên không thực sự cảm thấy vui vẻ khi cung cấp thông tin phản hồi cho cấp trên

Nguyên nhân

- Các bản tin nội bộ được trung tâm tiếp thị gửi email nội bộ thông báo hàng tuần để nhân viên cập nhật, bộ phận văn thư liên tục gửi các văn bản thơng báo, phịng phát triển tổ chức cập nhật thường xuyên thông tin về các hoạt động, chương trình phát triển tổ chức. Nhưng các cách thức truyền thông chưa thực sự mang lại hiệu quả tốt để nhân viên nắm bắt các thông tin chiến lược và mục tiêu của tổ chức,

- Thơng tin các phịng ban gửi dài dịng, khơng tóm gọn trong email thơng báo, và nội dung song ngữ không thực sự thú vị.

- Quản lý trực tiếp chưa thật sự quan tâm, hỗ trợ nhân viên với kỹ năng quản lý chưa thật sự tốt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp phát triển thương hiệu nội bộ tại công ty tài chính TNHH MTV ngân hàng việt nam thịnh vượng (Trang 55 - 59)