Xu hướng tích hợp văn hóa

Một phần của tài liệu Bước đầu khám phá tính chất nông nghiệp – nông thôn trong nghi lễ hầu đồng của tín ngưỡng thờ mẫu ở việt nam (Trang 46 - 53)

5. Đóng góp của đề tài

3.3. Xu hướng tích hợp văn hóa

GS.TS. Ngô Đức Thịnh đưa ra nhận định rằng nghi lễ lên đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu có xu hướng tích hợp văn hóa, đồng thời ông cũng đưa ra hai góc

độ để có thể giải thích hiện tượng tích hợp văn hóa này đó là góc độ vũ trụ luận

nguyên sơ và đời sống lịch sử – xã hội. Tôi hoàn toàn đồng ý với nhận định và cách giải thích theo hai hướng trên nhưng đứng trên lập trường cá nhân, tôi nhìn nhận tính tích hợp văn hóa của nghi lễ lên đồng trên ba góc độ vũ trụ luận nguyên

sơ, đời sống lịch sử - xã hội, và đời sống văn hóa – xã hội.

Thứ nhất, trên góc độ vũ trụ luận nguyên sơ vốn xem hai yếu tố sơn - thủy là không thể tách rời. Nó thể hiện tính hài hòa âm dương cần thiết trong đời sống và quan niệm của người phương Đông. Đặc biệt trong văn hóa nông nghiệp, đời sống gắn liền với tự nhiên của trời đất, sông núi, nắng mưa…, con người rất coi trọng đến tính hòa hợp âm dương bởi xem đây là sự hòa hợp của trời đất, thiên nhiên, là điều kiện thuận lợi để mọi hoạt động sản xuất, sinh hoạt diễn ra suôn sẻ

46

trong sự bảo bọc của bà mẹ thiên nhiên. Vì lẽ đó, người Việt sinh sống ở các vùng đồng bằng không có nghĩa là không có mối liên quan nào đến các dân tộc vùng cao mà thậm chí mỗi quan hệ đó còn rất mật thiết. Nếu không có thượng nguồn, chắc chắn hạ nguồn sẽ không thể tồn tại.

Chiếu rọi quan niệm này vào nghi lễ hầu đồng trong đạo Mẫu, cho dù ra đời ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ nhưng đạo Mẫu không chỉ thờ các vị thần bản địa hay các vị thần thánh hiện thân của các nhân vật lịch sử nổi tiếng, “trong điện thần Tứ Phủ, từ Thánh Mẫu đến hàng Quan, hàng Chầu, Ông Hoàng và các Cô đều có các vị thần linh gốc gác là người các dân tộc thiểu số sinh sống ở miền núi, như Mường, Tày, Nùng, Dao, Chăm...”39. Không chỉ tôn sùng, thờ phụng, nghi lễ lên đồng còn hiển linh các vị thần này trong trang phục truyền thống dân tộc nơi thần được sinh ra. Hầu hết các thần đều thuộc vào hai phủ tiêu biểu là Nhạc phủ và Thủy phủ như Chầu Đệ Nhất (người Dao), Chầu Lục (người Nùng), Bà Chúa Xứ (người Chăm)… Các thần còn có một ý nghĩa rất lớn đối với những người đi ngược về xuôi. Việc cúng tế thần luôn mang lại may mắn cho họ, thuận buồm xuôi gió, buôn may bán đắt. Các vị thần thờ cúng trong các phủ cũng hội tụ đủ nữ thần và nam thần. Điều này cho thấy nghi lễ lên đồng tích hợp vừa văn hóa miền xuôi lẫn văn hóa miền ngược, vừa văn hóa âm dương, vừa văn hóa miền trong miền ngoài… Thứ hai, xét trên góc độ lịch sử - xã hội, tứ Phủ của đạo Mẫu thờ cúng các vị thần thánh là thánh mẫu, các nhân vật lịch sử, những người có công lao to lớn trong việc gìn giữ và bảo vệ Tổ quốc từ xưa đến nay. Trong suốt thời kì đấu tranh chống giặc ngoại xâm, các vùng đất núi non là nơi huyết mạch che chắn, yểm trợ cho quân và dân. Nông dân trên khắp các vùng quê bất kể ngược xuôi là lực lượng nòng cốt đánh bại kẻ thù. Khi hòa bình trở lại, vùng đồng bằng sẽ thích hợp để định đô mưu toan nghiệp lớn, xây dựng cuộc sống ấm no của toàn dân tộc Việt Nam. Tính lịch sử cũng được lồng ghép trong vũ trụ luận nguyên sơ khi nói về tính gắn kết văn hóa dân gian miền xuôi và miền ngược. Nghi lễ lên đồng đã tái hiện

39 Ngô Đức Thịnh, Lên đồng và các khuynh hướng biến đổi của Đạo Mẫu và lên đồng, Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam.

47

lại phần nào lịch sử oai hùng của dân tộc và đặt dấu ấn sâu sắc vào tâm thức xã hội hiện đại.

Cuối cùng là góc độc văn hóa – xã hội. Sở dĩ tôi đưa thêm nhân tố này vì quan điểm, không thể nào giải thích một hiện tượng mang tính tích hợp về văn hóa mà lại bỏ qua, không nhìn nhận nó trên góc độ của văn hóa. Như những phần trước đã phần nào khái quát được nghi lễ lên đồng là một tổ hợp đặc sắc các giá trị văn hóa tín ngưỡng và văn hóa dân gian. Không chỉ mang dấu ấn của lịch sử thông qua các vị thánh được tôn thờ, lên đồng còn mang tính văn hóa địa phương tùy thuộc vào vùng đất mà tín ngưỡng và nghi lễ này du nhập đến, cũng như địa phương nơi các thánh xuất thân. Ngoài ra, lên đồng với các loại hình hát văn, thờ cúng, lễ vật, trang phục hay âm nhạc hỗ trợ, mỗi thứ đều đã mang những giá trị văn hóa đặc sắc riêng. Đặc biệt hơn cả, với xu hướng ngày càng phát triển của nghi lễ hầu đồng trong xã hội hiện đại đã góp phần gắn kết hay tích hợp văn hóa truyền thống với văn hóa hiện đại và giữa lịch sử với hiện tại, giữa văn hóa nông nghiệp – nông thôn với văn hóa thương mại – thành thị.

Các bài văn chầu mô tả đời sống dân tộc, hát theo các vần điệu dân tộc, gọi chung là điệu Xá, như Xá bàng, Xá bác, Xá quảng, Xá Thượng... Khi múa các Ông đồng, Bà đồng phải múa theo cung cách của các dân tộc...Rõ ràng là, khác với đời sống xã hội xưa kia, trong tín ngưỡng Tứ Phủ, người Việt đã cư xử với văn hoá các dân tộc thiểu số một cách hoàn toàn bình đẳng, không chút kỳ thị. Chính vì lẽ đó, khi nói đến xu hướng phát triển tích hợp văn hóa của nghi lễ hầu đồng không thể bỏ qua góc độ văn hóa – xã hội, bởi nó bao quát và chi phối hầu như toàn bộ mọi hoạt động diễn ra trong đó.

48

KẾT LUẬN

Hiện tượng nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu mang những ý nghĩa thiết thực gắn với đời sống tín ngưỡng dân gian Việt Nam, tuy bí ẩn nhưng “lành tính”. Bản thân nó hướng con người đến với truyền thống và cội nguồn dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước và những giá trị gắn liền với cuộc sống nơi trần thế.

Thêm vào đó, nghi lễ lên đồng còn là nơi nắm giữ nhiều sản phẩm văn hóa đặc sắc như hát văn, múa đồng… vốn là những sản phẩm tinh thần của các làng quê, nông thôn Việt Nam nên việc gìn giữ và phát huy nghi lễ hầu đồng nhất thiết phải quan tâm đếm các yếu tố bên trong của nó và quan tâm đến ý chí của người dân, chủ thể của nghi lễ này. Ngày nay, trong điều kiện xã hội đô thị hoá, hiện đại hoá, con người càng có xu hướng tìm đến các buổi lễ hầu đồng như là phương thức giải toả các dồn nén, bức xúc (stress), nhất là trong môi trường kinh tế thị trường chạy đua nhau, cạnh tranh nhau và những nền văn hóa đang chờ thời điểm làm gia tăng sức ảnh hưởng đến nước khác. Bởi suy cho cùng, hầu đồng chính là phương cách giúp những người có những lệch chuẩn về tâm sinh lý có cơ hội tái hoà nhập cộng đồng, và những người dân thường trút bỏ được ít nhiều lo toan muộn phiền trong cuộc sống, tất cả cùng hướng đến những giá trị thực tế tốt đẹp hơn. Việc chúng ta có được một sản phẩm văn hóa mang bản sắc riêng của dân tộc mình, với những giá trị hợp thuần phong mĩ tục, tôn trọng văn hóa, truyền thống, tôn trọng lịch sử và tôn trọng các bản sắc vùng miền đặc trưng như nghi lễ hầu đồng là điều đáng được gìn giữ, phát huy.

Bên cạnh các giá trị văn hóa và xã hội tiêu biểu như vậy, hầu đồng cũng giống trường hợp của bất kỳ một vấn đề nào khác, luôn tồn tại tính hai mặt trái ngược nhau. Tất nhiên, mặt trái này của nghi lễ hầu đồng không phải tự thân nó sinh ra. Đó là sự lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của các đối tượng xấu hòng mượn danh tiếng lễ hầu đồng để tư lợi cá nhân, thậm chí là lừa đảo. Vì vậy, trong công cuộc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể này, mỗi công dân Việt Nam, nhất là các vùng nông thôn nơi sản sinh và nuôi dưỡng tín ngưỡng Thờ Mẫu cũng như nghi lễ hầu đồng trong suốt thời gian

49

dài đã qua cũng cần sự tỉnh táo, khéo léo để nhận thức vấn đề một cách sáng suốt nhất, hợp lý lẽ nhất.

Riêng đối với yếu tố vàng mã trong các lễ hầu đồng, bản thân học viên nhận thấy có sự mâu thuẫn nào đó với thành tựu di sản văn hóa của nghi lễ. Quả thực, lễ vật vàng mã là một phần quan trọng làm nên tính đặc sắc, riêng biệt của nghi lễ hầu đồng mà nếu như thiếu nó, e rằng lễ hầu đồng đã không còn là lễ hầu đồng nữa. Tính dân gian của nghi lễ thể hiện rất nhiều qua lễ vật vàng mã và nếu như nói không nhầm thì vàng mã chính là lễ vật quan trọng nhất trong các lễ hầu đồng từ trước đến nay. Nhưng nếu như việc hạn chế cúng đốt vàng mã trong nghi lễ hầu đồng là làm mất cái bản sắc dân gian của nghi lễ này thì lời giải đáp nào cho việc một ngày nào đó khi Đạo Mẫu phát triển mạnh mẽ, và nghi lễ lên đồng hay các buổi lễ hầu đồng trở nên phổ biến và thường xuyên hơn, vàng mã sẽ được đốt ngập tràn. Đây hẳn là vấn đề vẫn còn đang bỏ ngõ.

50

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Thuận Hóa - Huế, 1957.

2. Trác Tân Bình, Lý giải tôn giáo, Nxb Hà Nội, 2007.

3. Đào Thế Đức dịch, Dẫn luận: Sự thăng trầm của nghiên cứu nhân học về tôn giáo,

Trong Những vấn đề nhân học tôn giáo, tạp chí Xưa Nay, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2006.

4. Nguyễn Thị Hiển, Khái niệm tôn giáo từ góc độ nhân học văn hóa -Kỳ 1, Tạp chí Xưa & Nay, Số 415 tháng 11/2012.

5. Bùi Văn Tam, Phủ Dầy và tín ngưỡng Mẫu Liễu Hạnh, Nxb Văn hóa dân tộc, 2007.

6. Hồ Văn Thọ- Phạm Văn Giao, Hầu bóng lễ thức dân gian trong thờ Mẫu- thần Tứ

phủ ở miền Bắc, Nxb Thanh niên, 2010.

7. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, 1998.

8. Ngô Đức Thịnh (chủ biên), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, Nxb

Khoa học xã hội, 2001.

9. Ngô Đức Thịnh, Những dạng thức của văn hóa Việt Nam, trong “Việt Nam, đất

nước và con người”, Nxb. CTQG, 2006.

10.Ngô Đức Thịnh, Lên đồng và các khuynh hướng biến đổi của Đạo Mẫu và lên đồng,

Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam.

11.Đặng Nghiêm Vạn, Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, NXB

Chính trị Quốc gia, 2001

51

13.Nguyễn Thị Yên, Bảo tồn và phát huy văn hóa thờ mẫu của người Việt, số tháng 8,

Tạp chí văn hóa Nghệ An, 2012.

14.Geertz, Clifford, The Interpretation of Cultures (Diễn giải văn hóa), New York:

Basic Books, 1973.

15.Tambiah. S.J., Magic, Science, Religion and the Scope of Rationality (Ma thuật,

khoa học, tôn giáo và phạm vi của duy lý). Cambridge: CambridgeUniversity Press, 1990.

16.Tylor, E. B. Primitive Cul¬ture: Researches into the development of Mythology,

Philosophy, Religon, Language, Art and Custom, London: J. Muray, 1871.

WEBSITES:

17.Nguyễn Văn Bốn, 10/6/2010, Văn hóa tín ngưỡng, Cao Đẳng VHNT Nha Trang,

http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa-viet-nam/van-hoa-to-chuc-doi- song-ca-nhan/1671-nguyen-van-bon-van-hoa-tin-nguong.html.

18.Kim Dung (Theo Hồ sơ di sản, tư liệu Cục Di sản văn hóa), Nghi lễ Chầu văn của người Việt, http://www.dsvh.gov.vn/pages/news/preview.aspx?n=648&c=41

19.Nguyễn Thị Bích Hà, Tín ngưỡng và giải mã tín ngưỡng trong văn học dân gian

người Việt, Trường ĐHSPHN,

http://vns.hnue.edu.vn/?page=service_detail&TID=214.

20.Hầu Đồng và Nghi Thức Hầu Đồng, http://www.nhacdantoc.net/hau-dong/hau-

dong-va-nghi-thuc-hau-dong.html

21.Lễ trình đồng mở phủ (P2), Diễn đàn hát văn Việt Nam,

http://mantico.hatvan.vn/dan-gian-viet-nam/le-trinh-dong-mo-phu-phan-hai.html

22.Ngô Đức Thịnh, Đạo mẫu và lên đồng, Tạp chí Travellive,

52

23.Ngô Đức Thịnh, Lên đồng là gì?, http://mantico.hatvan.vn/dan-gian-viet-nam/len-

dong-la-gi-.html.

24.Tôn giáo là gì?, http://www.anthdep.edu.vn/?frame=newsview&id=199, Đại học

KHXH&NV tp.HCM.

25.Trần Việt, 03/12/2011, Lên đồng, di sản văn hóa hay mê tín dị đoan? (1), Báo An ninh thủ đô, http://www.anninhthudo.vn/Phong-su/Me-man-nhung-man-len-dong- ky-bi/426853.antd

26.Thảo Vy, 01/02/2013, GS Ngô Đức Thịnh và đạo Mẫu,

http://vietnam.vnanet.vn/vnp/vi-vn/13/42945/chan-dung/gs-ngo-duc-thinh-va- dao-mau.html

Một phần của tài liệu Bước đầu khám phá tính chất nông nghiệp – nông thôn trong nghi lễ hầu đồng của tín ngưỡng thờ mẫu ở việt nam (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)