Vì đâu con người tìm đến nghi lễ hầu đồng?

Một phần của tài liệu Bước đầu khám phá tính chất nông nghiệp – nông thôn trong nghi lễ hầu đồng của tín ngưỡng thờ mẫu ở việt nam (Trang 37 - 42)

5. Đóng góp của đề tài

2.3. Vì đâu con người tìm đến nghi lễ hầu đồng?

Con người tìm đến đạo Mẫu, đến nghi lễ hầu đồng có rất nhiều lý do và ý nghĩa khác nhau. Điều gây chú ý là kể cả thời điểm khi xã hội ngày càng hiện đại và phát triển, số lượng người đến với hiện tượng hầu đồng càng cao và dường như nó đang trở thành một nhu cầu thiết thực trong đời sống sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của người dân Việt Nam. Vậy vì đâu người ta tìm đến nghi lễ hầu đồng của đạo Mẫu? Câu trả lời vừa có vẻ rất rõ ràng vừa khá mơ hồ khi bản thân nghi lễ hầu đồng là cách thức giúp con người giao tiếp với thần thánh, bày tỏ tâm tư nguyện vọng của mình về một cuộc sống no ấm, hạnh phúc cho hiện tại. Nhưng như đã nói ở trên, nguồn gốc sâu xa là sự gắn bó của tín ngưỡng Thờ Mẫu cũng như nghi lễ hầu đồng với bản sắc nông nghiệp – nông thôn, những gì bộc lộ ra từ nghi lễ này đều mang âm hưởng của các miền quê Việt Nam thì việc con người ngày

37

càng tìm đến nó ngay cả khi đời sống kinh tế - xã hội phát triển, nhu cầu đô thị hóa đang ngày một cao là điều rất khó để lý giải.

Trước hết phải xét đến nguyên nhân được xem là nguồn gốc sâu xa của nghi lễ hầu đồng, đó chính là nguồn gốc nông nghiệp – nông thôn, nền tảng nơi hình thành Đạo Mẫu và nghi lễ hầu đồng. Con người đến với hầu đồng để cầu mong một cuộc sống cơm no, áo ấm, khỏe mạnh, công việc thuận buồm xuôi gió… đây vốn là những ước nguyện từ đời sống nông nghiệp vất vả mà ra. Người dân đến dự lễ hầu đồng đều mang sự thành tâm và tôn kính đối với các vị thánh thần, đúng với bản tính thật thà, chất phác thường ngày của họ. Tất nhiên cũng phải đề cập đến kết quả sau những buổi hầu đồng có thế nào thì người dân mới tiếp tục tin, tiếp tục theo và gìn giữ như vậy. Điều này có nghĩa, sau khi cúng tế thần linh, bày tỏ ước nguyện và cầu mong thần phù hộ thì chắc hẳn có xu hướng nào đó tốt lên trong cuộc sống của người đến hầu đồng, có như vậy thì người ta mới tin tưởng, mới trân trọng và tiếp tục theo đuổi.

Trước đây, khi đạo Mẫu và nghi lễ lên đồng bị Nhà nước cấm nghiêm ngặt, trong tư duy của hầu hết mọi người đều cho rằng những người tìm đến cửa thánh, những người được gọi là thanh đồng đều đáng bị bài trừ khỏi xã hội, là những người truyền bá tư tưởng mê tín dị đoan, lợi dụng tôn giáo tín ngưỡng để làm việc xấu. Và ngày nay, xã hội chưa thực sự hòa nhã nếu không muốn nói là phân biệt với những người không may mắn sinh ra là ái nam, ái nữ. Nên khi những người này bị cơ đày phải ra đồng, luồng dư luận xấu càng gay gắt chỉ trích họ hơn. Thực tế, người ta chỉ “nhìn mặt mà bắt hình dong” theo cách nói của cha ông ta, cho rằng những người “nữ không ra nữ, nam không ra nam” là một sản phẩm bị khiếm khuyết nhất của xã hội, là không tốt, là trái với luân thường đạo lý… nhưng có mấy ai hiểu được những nổi khổ trong lòng họ khi ở đời thường không ai thừa nhận con người thật mà họ đang mang, thậm chí kỳ thị và né tránh. Trước hết, đối với những thanh đồng là các “đồng cô, bóng cậu”, phần lớn họ trở thành đệ tử Mẫu, tìm đến nghi lễ hầu đồng là để giải tỏa tâm lý “xác nam nhưng bóng nữ” đè nặng tâm căn. Ít ra, đồng bóng cho họ được sống với con người thật của chính mình và được người đời tôn trọng. Khát khao

38

rất thật, rất đúng, rất giống với bản tính chân chất của người nông dân Việt Nam và do đó đáng được trân trọng.

Nhóm người thứ hai đến với lên đồng là những người sống trong gia đình có nghiệp thanh đồng, và họ do căn quả phải nối nghiệp gia đình trở thành những thầy đồng. Như vậy những người này đến với hầu đồng như một cách thức bảo vệ gia đình và truyền thống của gia đình mình khỏi những tiếp biến có khả năng làm mai một các giá trị văn hóa dân gian. Tính huyết thống, gia đình trị của văn hóa tổ chức nông thôn Châu Á hiện lên đủ nghĩa ở khía cạnh này. Truyền thống gia đình được truyền từ đời này sang đời khác, cha truyền con nối tạo nên gia nghiệp mà chỉ trong văn hóa phương Đông mới thịnh hành, hoàn toàn khác với văn hóa phương Tây thích tự lập, hướng ngoại và thay đổi. Nói như vật không có nghĩa là nhóm đối tượng này đến với nghi lễ hầu đồng một cách ép buộc hay miễn cưỡng, họ chỉ làm được Đồng cô, Đồng cậu khi bản thân có sự căn quả, cơ duyên. Như thế mới làm tốt và làm đúng được theo tính chất trong sáng mà nghi lễ này vốn có.

Một nhóm khác xin hầu đồng xuất hiện ngày càng đông đảo trong xã hội hiện đại, đó là những người kinh doanh, buôn bán, có cả những người làm chức tước, lãnh đạo. Vì lý do nào đó mà bất ngờ lụn bại, phá sản hay bị hãm hại mất hết chức quyền và dường như không tìm cách nào thoát ra được. Họ đến với cửa Mẫu xin trình đồng mở phủ để cầu nguyện mong thoát ra khỏi tình cảnh éo le để gia đình được yên ấm, sự nghiệp khởi xướng và phát triển trở lại. Âu cũng là vì cuộc sống mưu sinh hiện tại mà nên36.

Cũng có những người do cuộc sống khó khăn, nhiều phen lao đao lận đận, chỉ trong một thời gian ngắn đã xảy ra nhiều chuyện không hay. Đây là trường hợp tôi được biết khi đang học đại học ở Huế, bà hàng xóm khu nhà tôi trọ học cũng làm lễ xin trình đồng để cầu mong bình an đến cho gia đình, tai qua nạn khỏi, để các thánh thần phù hộ độ trì một cuộc sống tốt hơn. Ngoài ra còn những người bất hạnh, gặp chuyện không hay trong tình

36 Nguyễn Thị Yên, 2012, Bảo tồn và phát huy văn hóa thờ mẫu của người Việt, số tháng 8, Tạp chí văn hóa Nghệ An.

39

duyên cũng tìm đến cửa thánh để xin giải căn giải số hòng có được duyên phận hạnh phúc như bao người khác. Trường hợp này cũng khá phổ biến bởi con người chúng ta nhìn chung đều tin rằng, chuyện tình cảm tùy thuộc vào “duyên số”. Những người duyên số không may, không tốt hay những người mang “duyên âm” thì phải giải căn giải số mới có thể có được đường tình duyên đẹp hơn. Những trường hợp này có thể lý giải theo tính chất nông nghiệp rằng, ngay từ những buổi đầu của nền văn minh lúa nước, khi chưa có công nghệ - kỹ thuật phát triển, người dân đứng trước vô vàn thử thách của thiên nhiên thì việc tin vào thần linh, các đấng siêu nhiên và tôn thờ các đấng siêu nhiên là cách duy nhất giúp họ không còn thấy mình quá bé nhỏ trước sức mạnh của thiên nhiên, ngược lại có niềm tin mạnh mẽ hơn vào cuộc sống. Chính tư tưởng luôn có thần linh bảo vệ khiến con người khi đứng trước khó khăn đều mong mỏi có sự giúp đỡ của những đấng tối cao. Những người đến với hầu đồng cũng vậy, muốn được che chở, nâng đỡ để dễ dàng vượt qua khó khăn trong cuộc sống, hướng đến những điều tốt đẹp viên mãn hơn.

Những năm gần đây, hiện tượng xuất hiện nhiều đồng cô, đồng cậu không xuất phát từ sự tự nguyện của người ra đồng. Như đã nhắc đến trong phần tìm hiểu về Ông đồng, Bà đồng, những người này thường mắc bệnh không thể chữa trị mà dân gian gọi là “cơ đày”, bệnh sẽ càng lúc càng xấu đi và có thể dẫn đến cái chết không rõ căn nguyên. Chỉ đến khi làm lễ trình đồng thì sức khỏe trở lại bình thường. Rất nhiều trường hợp trong số họ sau khi trình đồng thì hàng năm đều tổ chức nghi lễ lên đồng và trở thành những thầy đồng có năng lực đặc biệt trong việc xem bói, giải hạn và nhất là năng lực kết nối với người âm, nói chuyện với các linh hồn. Thường thì những người bị “cơ đày” phải ra đồng là đều là nữ giới, rất nhiều trong số họ là người có học thức. Đây là nguồn gốc của hiện tượng gần đây nhiều nhà ngoại cảm xuất hiện ở Việt Nam, có khả năng giao tiếp với thần linh đặc biệt là linh hồn người đã khuất như trường hợp của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng hay thanh đồng Trần Ngọc Ánh – người tìm được mộ của cố tổng bí thư Hà Huy Tập năm 2009.

40

Đặc điểm của lớp thanh đồng mới là làm việc theo chỉ dẫn của người âm, điện thần tự lập tại gia đơn giản chỉ gồm các bát hương, không được đặt tượng nếu thánh chưa cho phép. Họ thực hiện nghi lễ lên đồng khá tự nhiên nhưng rất nhuần nhuyễn. Các vấn hầu do đối tượng này thực hiện thường lễ vật đơn giản, không khí vui vẻ ấm cúng, diễn xướng tự nhiên, không phân biệt đối tượng khi phát lộc.37 Hiện nay, các thánh thần xuất hiện nhập

vào thể xác các Ông đồng, Bà đồng trong lễ hầu đồng không chỉ đơn thuần là các vị thánh Mẫu, thánh tứ phủ, các nhân vật anh hùng lịch sử đã có mặt trong các lễ hầu đồng từ lâu mà xuất hiện thêm những nhân vật lịch sử gần đây, chẳng hạn như “căn cụ Hồ”. Những nét mới này quả thực là những điều bí ẩn khó lý giải được tại sao. Hiện các nhà nghiên cứu đang dành mối quan tâm đặc biệt cho tính mới của nghi lễ lên đồng trong đạo Mẫu. Và liệu tính mới này có mang bản sắc nông nghiệp – nông thôn đậm nét như nghi lễ hầu đồng truyền thống hay không cần phải có sự nghiên cứu kĩ.

Như vậy, đại đa số con nhang đệ tử đến với cửa Mẫu và nghi lễ lên đồng là vì mục đích mưu sinh, vì mưu cầu một cuộc sống hạnh phúc trên trần gian chứ không hướng đến thế giới sau cái chết như các tôn giáo khác. Mục đích và nhu cầu tín ngưỡng hoàn toàn chính đáng, hợp với thuần phong mỹ tục của đất nước Việt Nam. Chính sự gần gũi, thiết thực với đời sống mà hiện tượng lên đồng không hề bị vùi tắt hay mai một theo thời gian, ngược lại nó còn không ngừng được bổ sung, hoàn thiện và phát triển.

37 Nguyễn Thị Yên, 2012, Bảo tồn và phát huy văn hóa thờ mẫu của người Việt, số tháng 8, Tạp chí văn hóa Nghệ An.

41

CHƯƠNG 3. XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI CỦA HIỆN TƯỢNG NGHI LỄ HẦU ĐỒNG TRONG VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU Ở VIỆT NAM

Cùng với sự ra đời của tín ngưỡng thờ Mẫu từ thời nhà Lý cho đến nay, nghi lễ lên đồng cùng tín ngưỡng mẹ đẻ của nó trải qua một chặng đường khá dài với nhiều thăng trầm, tuy nhiên, nó đã đạt đến tính giá trị của văn hóa vì thế mà không lụi tàn hay biến mất. Trong bối cảnh của công nghiệp hóa, hiện đại hóa mạnh mẽ như hiện nay liệu nghi lễ hầu đồng sẽ phát triển về đâu và phát triển tới mức độ nào hẳn còn là một dấm chấm lửng. Bởi bản thân nó tồn tại một sức mạnh tiềm tàng, bí ẩn nên rất mạnh mẽ. Nhưng xét cho cùng, quá trình phát triển của nghi lễ hầu đồng trong đạo Mẫu sẽ chịu tác động từ quá trình phát triển chung của tín ngưỡng dân gian và văn hóa xã hội Việt Nam theo những xu hướng khác nhau. Người viết dựa trên cơ sở ba xu hướng cơ bản mà GS.TS. Đỗ Đức Thịnh đã đề xuất bao gồm xu hướng lịch sử hóa, xu hướng địa phương hóa và xu hướng tích hợp văn hóa để phân tích làm rõ hơn xu hướng phát triển của nghi lễ hầu đồng với những âm hưởng dân gian, văn hóa nông nghiệp – nông thôn trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Bước đầu khám phá tính chất nông nghiệp – nông thôn trong nghi lễ hầu đồng của tín ngưỡng thờ mẫu ở việt nam (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)