Xu hướng địa phương hóa

Một phần của tài liệu Bước đầu khám phá tính chất nông nghiệp – nông thôn trong nghi lễ hầu đồng của tín ngưỡng thờ mẫu ở việt nam (Trang 44 - 46)

5. Đóng góp của đề tài

3.2. Xu hướng địa phương hóa

Xu hướng địa phương hóa cũng khá rõ ràng trong lịch sử hình thành và phát triển của Đạo Mẫu nói chung và nghi lễ hầu đồng nói riêng. Đây cũng là xu hướng không thể tách rời bản sắc văn hóa nông nghiệp, nông thôn mà nghi lễ hầu đồng cũng như tín ngưỡng Thờ Mẫu nắm giữ.

Xét về nguồn gốc xuất hiện, tín ngưỡng thờ Mẫu và Lên đồng bắt nguồn từ trung tâm là đồng bằng Bắc Bộ. Sau đó mới di chuyển vào các tỉnh vùng Trung Bộ và Nam Bộ. Qua quá trình di chuyển đến các vùng miền khác nhau với những truyền thống, phong tục tập quán riêng, nghi lễ hầu đồng vì thế có những biến đổi theo hướng địa phương hóa để phù hợp với văn hóa các vùng miền đó.

Ở miền Bắc, Hà Nội là trung tâm của nghi lễ lên đồng. Do miền Bắc giáp ranh với lãnh thổ Trung Quốc với nền văn hóa Trung Hoa đồ sộ sẽ phần nào chịu

38 Ngô Đức Thịnh, Lên đồng và các khuynh hướng biến đổi của Đạo Mẫu và lên đồng, Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam.

44

ảnh hưởng của các đạo giáo nơi đây. Bên cạnh đó, miền Bắc với quãng thời gian dài tồn tại một chế độ nhà nước phong kiến nên ít nhiều văn hóa khu vực này sẽ nặng về lễ giáo và thủ tục nhất là các vùng nông thôn. Nghi lễ hầu đồng chắc chắn sẽ quy củ, chuẩn mực hơn hai vùng miền còn lại. Đây cũng là lý do để giải thích tại sao chỉ ở miền Bắc mới có hiện tượng xuất hiện thầy đồng trẻ tuổi khi thăng cơ sẽ viết và phán bằng chữ Nôm. Đây là điều rất khó có thể xảy ra trong lên đồng ở miền Trung cũng như khu vực miền Nam Việt Nam. Như vậy là tính địa phương hóa đã quá rõ ràng không thể nào phủ nhận được. Thêm vào đó, sự ảnh hưởng của các loại hình văn hóa, nghệ thuật như ca trù, hát nói… ở miền Bắc cũng làm cho nghi lễ hầu đồng mang những nét riêng của miền quê này.

Ở miền Trung, tâm điểm là tỉnh Thừa Thiên Huế, ngay từ thời nhà Nguyễn với vua Đồng Khánh đã thừa nhận tín ngưỡng này. Dân gian truyền lại rằng, vì thương con nên mẹ Đồng Khánh đã đến Điện Hòn Chén cầu cho con được lên ngôi vua. Lời cầu nguyện của bà được linh ứng nên về sau vua Đồng Khánh đã nhận mình là đệ tử của đạo Mẫu, Điện Hòn Chén ngày nay trở thành điện phủ của nghi lễ hầu đồng được tổ chức vào tháng 3 và tháng 8 hằng năm. Một điều đặc biệt trong nghi lễ hầu đồng ở Huế là sự tham gia khá đông của những người phụ đồng, đội nhạc, đó là chưa kể đến người dân đến dự lễ hầu đồng rất đông. Âm nhạc cũng có sự ảnh hưởng của các làn điệu, âm hưởng dân ca từ các làng quê xứ Huế lắng đọng, cuốn hút.

Ở Nam Bộ với trung tâm là Thành phố Hồ Chí Minh, tín ngưỡng thờ Mẫu và nghi lễ hầu đồng dần thu hút được sự quan tâm của người dân nơi đây. Các buổi lễ hầu đồng đã đông đúc nhộn nhịp hơn trước. Tuy nhiên, khi nghi lễ hầu đồng du nhập vào đây, dưới những ảnh hưởng của văn hóa và phong tục người dân miền Nam vốn xởi lởi, thoải mái nên bản thân nghi lễ không còn đòi hỏi quá chỉnh chu trong các nghi thức. Các thủ tục và quy trình thực hiện nghi lễ cũng theo đó trở nên ít gò bó và quy phạm như ở miền Bắc. Âm nhạc trong hầu đồng cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ dân ca Nam Bộ và loại hình cải lương xuất phát từ các tỉnh thành đồng bằng Nam Bộ nói chung và Tây Nam Bộ nói riêng. Hát văn ở miền

45

Nam do đó không phát triển và thuần chất được như ở miền Bắc. Trang phục lên đồng của Ông Bà đồng khi thánh nhập hồn cũng tiếp thu nhiều yếu tố văn hóa Chăm và văn hóa các dân tộc Tây Nguyên. Tuy nhiên, tất cả những yếu tố mà nghi lễ hầu đồng tiếp biến này đều hội tụ những tinh hoa văn hóa của nông thôn Nam Bộ. Từ các loại hình dân ca, trang phục, phong cách đến các chi tiết trang trí, hoa văn… đều nổi bật lên chất nông nghiệp cũng như đời sống vô tư, thoải mái của người dân nông thôn miền Nam, dù vất vả nhưng không phải chịu nhiều mất mát, khó khăn vì thiên tai như miền Bắc và Trung.

Những sự khác biệt mang tính chất vùng miền trong nghi lễ hầu đồng ở khắp ba miền Tổ quốc Việt Nam thể hiện sự đa dạng, phong phú của loại hình văn hóa dân gian đặc sắc này. Tính chất địa phương cùng với bản sác nông nghiệp sẽ dễ dàng nhận biết nếu người tham dự tinh tế và có chút hiểu biết về văn hóa các vùng miền của đất nước. Trong thời gian sắp tới, khi hầu đồng và hát văn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể thì chắc chắn nghi lễ hầu đồng sẽ còn phát triển đậm chất địa phương hơn nữa.

Một phần của tài liệu Bước đầu khám phá tính chất nông nghiệp – nông thôn trong nghi lễ hầu đồng của tín ngưỡng thờ mẫu ở việt nam (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)