Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu
3.2. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu này được tiến hành thông qua hai bước: (1) nghiên cứu sơ bộ và (2) nghiên cứu chính thức.
3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thơng qua phương pháp định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm để điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng trong đo lường các khái niệm nghiên cứu. Tác giả thực hiện thảo luận nhóm gồm 10 sinh viên với mục đích điều chỉnh và bổ sung thang đo chất lượng sống sinh viên, kiên định học tập, động cơ học tập, giá trị học tập và kết quả học tập cho phù hợp với đặc điểm của sinh viên khối ngành kinh tế tại Cần Thơ. Dàn bài thảo luận nhóm xem bảng Phụ lục 1.
Trong các trường đại học có đào tạo khối ngành kinh tế ở Cần Thơ thì trường Đại học Cần Thơ là trường có số lượng sinh viên khối ngành kinh tế cao nhất trong tổng số bốn trường đại học có đào tạo khối ngành kinh tế ở Cần Thơ. Thêm vào đó, sinh viên kinh tế Đại học Cần Thơ là những sinh viên chính quy, có điểm thi đầu vào tương đối cao. Nếu so với các trường khác trong khu vực thì sinh viên kinh tế của Đại học Cần Thơ được đánh giá trội hơn rất nhiều. Do đó, tác giả đã quyết định lựa chọn 10 sinh
viên kinh tế của Đại học Cần Thơ để tiến hành thảo luận nhóm. Và 10 sinh viên này đều rải rác ở các khối lớp khác nhau. Có 2 sinh viên năm cuối, 3 sinh viên năm ba, 3 sinh viên năm hai và 2 sinh viên năm nhất. Và 10 sinh viên này đến từ các ngành khác nhau như: Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng, Kế tốn, Kinh tế ngoại thương và Marketing.
Kết quả thảo luận nhóm cho thấy, những người tham gia đều hiểu rõ nội dung của các khái niệm nghiên cứu. Các ý kiến đều đồng ý chất lượng sống trong học tập của sinh viên chính là sự cảm nhận về giảng viên, trang thiết bị và cơ sở vật chất, các lớp học ngoại khóa, các mối quan hệ bạn bè, và cung cách ứng xử giữa các sinh viên với nhau. Trong những yếu tố trên thì yếu tố thuộc về giảng viên và các trang thiết bị, cơ sở vật chất được các bạn sinh viên đánh giá là quan trọng nhất. Khi được hỏi về động cơ học tập thì những người tham gia đều hiểu được khái niệm này và cho rằng động cơ học tập là việc sẵn sàng đầu tư tối đa vào việc học của mình bao gồm đầu tư thời gian, cơng sức, tâm trí, sức khỏe,… vào việc hồn thành chương trình học ở trường đại học. Những người tham gia đều đồng ý với giả thuyết động cơ học tập có mối quan hệ dương với chất lượng sống sinh viên. Bởi sinh viên đầu tư hết mình vào việc học thì mức độ thỏa mãn chung của họ đối với việc học tập ở trường đại học là cao. Kết quả thảo luận cũng cho thấy, giá trị học tập là sự kì vọng vào tương lai khi học ở trường đại học có thể là sự kì vọng vào cơ hội việc làm tốt, mức lương, mục tiêu nghề nghiệp,… qua đó sẽ giúp sinh viên có sự kiên định cao trong học tập, đồng thời làm tăng động cơ học tập, và động cơ học tập tăng cũng làm tăng chất lượng sống trong học tập của sinh viên.
Thêm vào đó, kết quả thảo luận cũng đã điều chỉnh một số thuật ngữ của thang đo động cơ học tập sao cho dễ hiểu. Chẳng hạn, ban đầu thang đo động cơ học tập bao gồm (DC1 - Tôi cố gắng đầu tư tối đa cho việc học, DC2 - Tôi dành rất nhiều thời gian cho môn học này, DC3 - Đầu tư cho môn học này là ưu tiên số một của tôi, DC4 - Tơi học hết mình khi học mơn học này, DC5 - Nhìn chung động cơ học tập của tơi đối với
môn học này là rất cao), qua việc thảo nhóm đã chỉnh sửa lại tên gọi của biến DC2, DC3, DC4 và DC5 sao cho dễ hiểu và phù hợp với chương trình học đại học ở các trường. Cụ thể như sau, các biến DC2, DC3, DC4 và DC5 lúc đầu chỉ hỏi về một môn học của sinh viên đang theo học ở trường đại học, do đó, về ý nghĩa nó chưa mang được tính khái qt. Vì vậy thơng qua thảo luận nhóm cũng đã phát hiện và chỉnh sửa lại các tên gọi của các biến sao cho phù hợp hơn. Chẳng hạn, biến DC2 đặt lại là Tôi dành rất nhiều thời gian cho các môn học, biến DC3 là Đầu tư vào các môn học là ưu tiên số một của tôi, biến DC4 – Tôi học các mơn học hết mình, biến DC5 – Nhìn chung, động cơ học tập của tôi đối với các môn học này là rất cao.
Kết quả thảo luận cũng nhất trí giữ nguyên thang đo và không cần chỉnh sửa gì thêm các thang đo chất lượng sống sinh viên, kiên định học tập và giá trị học tập.
Tiếp đó là nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp 100 sinh viên thuộc khối ngành kinh tế của trường Đại học Cần Thơ. Thông tin thu thập được từ nghiên cứu định lượng này dùng để sàng lọc các biến quan sát đo lường các khái niệm thành phần: chất lượng sống sinh viên, kiên định học tập, động cơ học tập, giá trị học tập và kết quả học tập. Phương pháp độ tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA thông qua phần mềm SPSS được sử dụng ở bước này. Kết quả của bước này là tác giả xây dựng được bảng câu hỏi phỏng vấn chính thức dùng cho nghiên cứu chính thức.
3.2.1. Nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu chính thức cũng được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, dùng kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp bằng bảng câu hỏi phỏng vấn. Nghiên cứu chính thức này cũng được tiến hành tại thành phố Cần Thơ. Mục đích của nghiên cứu này nhằm khẳng định lại các thành phần cũng như giá trị và độ tin cậy của thang đo chất lượng sống sinh viên, kiên định học tập, động cơ học tập, giá trị học tập và kiểm định mơ hình lý thuyết.
3.2.1.1. Mẫu nghiên cứu
Đối tượng khảo sát là các sinh viên khối ngành kinh tế trên địa bàn thành phố Cần Thơ, bao gồm 3 trường đại học: Đại học Cần Thơ, Đại học Tây Đô và Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ (hiện tại thành phố Cần Thơ gồm 4 trường đại học có đào tạo khối ngành kinh tế, trong đó có 3 trường đại học kể trên và trường Đại học Nam Cần Thơ vừa thành lập tháng 10/2013. Do còn quá non trẻ và đang đào tạo khóa đầu tiên nên tác giả chỉ chọn 3 trường còn lại để tiến hành khảo sát).
Theo Hair và cộng sự (2006) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2011), để có thể phân tích nhân tố khám phá (EFA), kích thước mẫu tối thiểu là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát trên 1 biến đo lường là 5:1, nghĩa là cần ít nhất là 5 mẫu trên 1 biến quan sát, tốt nhất là tỷ lệ quan sát trên 1 biến đo lường đạt từ 10:1 trở lên. Để tiến hành phân tích hồi quy một cách tốt nhất, Tabachnick và Fidell (2007) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2011) cho rằng kích thước mẫu phải đảm bảo theo cơng thức:
n > = 8p + 50 Trong đó:
n: cỡ mẫu
p: số biến độc lập của mơ hình
Trong bảng điều tra ban đầu có 22 biến quan sát nên tối thiểu cần có mẫu n=226. Kích thước mẫu dự kiến cho nghiên cứu này là 711.
Phương pháp chọn mẫu là chọn mẫu thuận tiện. Phương pháp thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi khảo sát, thơng qua hình thức phát bảng câu hỏi trực tiếp.
Phương pháp độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng để đánh giá thang đo. Phương pháp phân tích mơ hình hồi quy bội thơng qua phần mềm SPSS được sử dụng để kiểm định mơ hình nghiên cứu.
3.2.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Sau khi thu thập dữ liệu từ người tiêu dùng, các bảng phỏng vấn được xem xét và loại đi những bảng phỏng vấn không đạt yêu cầu, mã hóa, nhập liệu, và làm sạch dữ
liệu bằng phần mềm SPSS. Tiếp theo là thực hiện phân tích dữ liệu bằng các công cụ như thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy Cronbach alpha, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi qui.
3.2.2. Quy trình nghiên cứu
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu
Cơ sở lý
thuyết Thang đo nháp Định tính sơ bộ
(n=10)
Định lượng sơ bộ (n=100) Kiểm tra tương quan biến tổng
Kiểm tra Cronbach alpha Cronbach
alpha
Kiểm tra trọng số EFA, nhân tố và phương sai trích EFA Thang đo chính thức Định lượng chính (n=711)
- Mã hóa, nhập liệu, làm sạch dữ liệu
- Thực hiện các kỹ thuật phân tích: thống kê mơ tả, Cronbach alpha, EFA, hồi qui…