Kết luận và ý nghĩa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số nhân tố tác động vào chất lượng sống của sinh viên, nghiên cứu trường hợp sinh viên khối ngành kinh tế tại cần thơ (Trang 64)

Chương 5 : Kết luận và hàm ý

5.2. Kết luận và ý nghĩa

Đây là nghiên cứu chính thức đầu tiên tại Cần Thơ về một số nhân tố tác động đến chất lượng sống trong học tập của sinh viên. Nghiên cứu mang tính chất kiểm định lại mơ hình một số nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sống sinh viên của Nguyen và Nguyen (2009), và khẳng định lại một lần nữa mối quan hệ giữa động cơ học tập và chất lượng sống sinh viên, kết quả nghiên cứu cho thấy động cơ học tập có tác động cùng chiều với chất lượng sống sinh viên.

Các kết quả kiểm định mơ hình cho thấy có 3 nhân tố tác động cùng chiều với chất lượng sống sinh viên là động cơ học tập, kiên định học tập và giá trị học tập. Bên cạnh đó, kiên định học tập và giá trị học tập cũng có tác động cùng chiều với động cơ học tập. Ngoài ra, giá trị học tập cũng có tác động cùng chiều với kiên định học tập.

Giả thuyết H1 (động cơ học tập tác động cùng chiều với chất lượng sống sinh viên) được chấp nhận (β = .190, sig. = .000). Như vậy, động cơ học tập là một yếu tố quan trọng đối với chất lượng sống sinh viên. Khi động cơ học tập tăng, nghĩa là sinh viên ham muốn tham dự và học tập những nội dung của chương trình học, nỗ lực trong quá trình học tập, tìm kiếm và tham khảo trước các tài liệu,… do đó, sinh viên có thể

tiếp nhận kiến thức dễ dàng hơn. Vì vậy, sinh viên dễ hài lịng hơn về q trình học tập của mình ở trường đại học, bao gồm hài lòng về giảng viên, cũng như các cơ sở vật chất, trang thiết bị, các lớp học nghoại khóa… Kết quả nghiên cứu này một lần nữa khẳng định lại sự tác động của động cơ học tập vào chất lượng sống sinh viên. Khi động cơ học tập cao, sinh viên có khả năng dốc hết mình để học tập, họ sẵn sàng bỏ thời gian để tìm hiểu và tham khảo các tài liệu, nỗ lực trong q trình học tập,…từ đó sẽ làm tăng kết quả học tập của sinh viên. Như vậy, làm thế nào để tăng động cơ học tập? Động cơ học tập là một khái niệm thuộc về tâm lý và nó không chỉ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố do chính bản thân người học mà cịn chịu tác động bởi các yếu tố bên ngồi do chính nơi đào tạo. Do đó, về phía nhà trường nên có các biện pháp nhằm làm tăng động cơ học tập của sinh viên thông qua các cố vấn học tập, giảng viên giảng dạy trực tiếp trên lớp, đoàn thanh niên, hội sinh viên, và các tổ chức, đoàn thể khác… Cố vấn học tập quan tâm đến sinh viên của mình nhiều hơn, ngồi việc hướng dẫn sinh viên về quy trình đăng kí học phần, những thủ tục liên quan đến việc học tập thì cố vấn học tập nên dành thời gian quan tâm, động viên sinh viên nhiều hơn thông qua các buổi sinh hoạt lớp, các buổi tiếp xúc với sinh viên. Có thể nói vai trị của cố vấn học tập khá quan trọng trong việc tạo động lực cho sinh viên bằng cách động viên, treo giải thưởng cho những sinh viên có thành tích tốt trong học tập của một nhóm hay một tổ nào đó để giúp động lực học tập của sinh viên được lan tỏa ra từng nhóm nhỏ, từ đó sẽ lan tỏa ra cả tập thể, ngồi ra cố vấn học tập có thể lồng ghép những câu chuyện về các cựu sinh viên đã có thành tích học tập tốt trong q khứ và nay đang rất thành cơng trong sự nghiệp,… có thể những mẫu chuyện nhỏ như thế này sẽ tiếp thêm động lực cho các bạn sinh viên trong học tập. Ngoài cố vấn học tập thì giảng viên giảng dạy trực tiếp sinh viên cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tạo động lực học tập cho sinh viên. Trong quá trình giảng dạy, giảng viên có thể truyền cảm hứng học tập cho sinh viên bằng các phương pháp giảng dạy cuốn hút, nêu lên những kì vọng cho sinh viên khi hồn thành tốt khóa học, kích thích sự thích thú tham gia lớp học cũng như nêu lên

tầm quan trọng và lợi ích của việc học tập của sinh viên. Bên cạnh đó, hằng năm các tổ chức đồn hội cũng nên có những quỹ học bổng trao cho những sinh viên đạt thành tích tốt trong học tập, chính những phần thưởng này sẽ tiếp thêm động lực học tập cho các bạn sinh viên. Tuy nhiên, đối với những bạn có thành tích khơng tốt trong học tập cũng cần được sự quan tâm đúng mức từ phía nhà trường như cố vấn học tập, đoàn thanh niên… để tìm ra nguyên nhân và giúp các bạn ấy vượt qua những trở và có thêm động lực trong học tập. Về phía sinh viên, bản thân họ cũng nên tự tạo động lực học tập cho mình. Những tác động bên ngồi ít nhiều cũng ảnh hưởng tới động cơ học tập của họ, nếu nhà trường có những tác động tốt sẽ giúp động cơ học tập của sinh viên tăng, ngược lại sẽ làm cho động cơ học tập của sinh viên giảm. Tuy nhiên, bản thân sinh viên phải nhận thức được trọng trách của mình, và cố gắng vì tương lai sau này của bản thân. Động cơ học tập của sinh viên sẽ càng được củng cố hiệu quả nếu sinh viên cảm thấy thật sự say mê, hứng thú với việc học tập và nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của hoạt động học tập đối với bản thân. Để đạt được điều đó, các Khoa cần áp dụng một số biện pháp sau: Xây dựng môi trường học tập nghiêm túc, chất lượng, khơng có tiêu cực trong học tập và thi cử. Mỗi cán bộ, giảng viên trong Khoa phải là một tấm gương sáng về học tập, nghiên cứu khoa học, giảng dạy và làm việc. Từ đó, sinh viên sẽ xác định được động cơ học tập đúng đắn, say mê học tập và nghiên cứu khoa học. Yêu cầu giảng viên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng kích thích tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên. Việc làm này sẽ giúp cho các giờ học trở nên sinh động, sơi nổi, phát huy vai trị chủ động của sinh viên trong hoạt động học tập. Yêu cầu giảng viên thường xuyên phổ biến cho sinh viên nắm rõ về các thành tựu mới của khoa học – công nghệ trong các bài giảng, đặc biệt là các môn học chuyên ngành, nhằm giúp cho sinh viên có được “cái nhìn” khái qt về trình độ của mình đang ở mức độ nào, từ đó có hướng phấn đấu học tập để đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong sinh viên bằng các hình thức như: Tăng cường sự định hướng, giúp đỡ của giảng viên, sự hỗ trợ về kinh phí thực hiện đề tài,

các hình thức khen thưởng, động viên nhằm khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, từ đó say mê ngành học của mình. Có thể nói đề tài động cơ học tập sẽ là một cánh cửa hé mở cho những nghiên cứu tiếp theo, có thể nghiên cứu ở góc độ tâm lý của sinh viên.

Giả thuyết H2 (kiên định học tập tác động cùng chiều vào động cơ học tập) được chấp nhận (β = .207, sig. = .000), giả thuyết H3 (kiên định học tập tác động cùng chiều vào chất lượng sống sinh viên) được chấp nhận (β = .242, sig. = .000). Kết quả trên khẳng định vai trị của tính kiên định trong học tập đối với động cơ học tập và chất lượng sống trong học tập của sinh viên trong trường đại học. Khi sinh viên càng kiểm sốt được những khó khăn và thách thức trong học tập thì động cơ học tập của họ càng cao. Vì vậy, các trường đại học cần có chiến lược nhằm kích thích tính kiên định trong học tập của sinh viên trong quá trình nâng cao chất lượng đào tạo của mình. Tìm hiểu và đo lường tính kiên định trong học tập của sinh viên là công việc các trường đại học cần thực hiện để có thể theo dõi và đề ra chiến lược phù hợp để kích thích sinh viên tạo dựng tính kiên định trong học tập. Trong phần cơ sở lý thuyết, tính kiên định là sự kết hợp của ba thái độ gồm cam kết, kiểm soát và thách thức để tạo ra can đảm và động lực để biến những căng thẳng và khó khăn trong cơng việc thành cơ hội để phát triển bản thân, cải tiến cơng việc. Tính kiên định xét về phương diện cá nhân thì đây là phạm trù thuộc tính cách con người. Tuy vậy, các nhà quản lý giáo dục hoàn tồn có thể xây dựng chính sách để tạo điều kiện cho sinh viên gia tăng tính kiên định trong học tập. Như ta đã biết, môi trường giáo dục ở bậc đại học rất khác biệt so với bậc phổ thông, sinh viên luôn phải đối đầu với những cám dỗ, những thử thách trong cuộc sống trong khi khơng có người thân bên cạnh, do đó rất dễ bị sa ngã và khơng thể kiên trì trong việc học của mình. Do đó, về phía nhà trường nên đặc biệt quan tâm sinh viên thông qua các cố vấn học tập, các giảng viên giảng dạy, các câu lạc bộ, các chi hội sinh viên,… để kịp thời nắm bắt những khó khăn, thử thách trong cuộc sống và trong học

tập của các bạn sinh viên, để từ đó có biện pháp xử lý kịp thời nhằm giúp họ vượt qua những trở ngại trong cuộc sống và kiên trì trong học tập.

Giả thuyết H4 (giá trị học tập tác động cùng chiều vào kiên định học tập) được chấp nhận (β = .253, sig. = .000), giả thuyết H5 (giá trị học tập tác động cùng chiều vào động cơ học tập) được chấp nhận (β = .366, sig. = .000), giả thuyết H6 (giá trị học tập tác động cùng chiều vào chất lượng sống sinh viên) được chấp nhận (β = .258, sig. = .000. Kết quả cho thấy tầm quan trọng của giá trị cảm nhận của sinh viên về việc học tập ở trường đại học. Khi sinh viên cảm nhận giá trị của việc học tập tại trường đại học càng cao thì tính kiên định, động cơ học tập, chất lượng sống của họ cũng tăng theo. Do đó, các trường đại học cần có chương trình đào tạo cụ thể, cơ hội nghề nghiệp rõ ràng cho sinh viên, giúp họ có thể định hướng được nghề nghiệp cụ thể của mình sau khi ra trường, từ đó sinh viên có thể xác định được họ cần phải làm gì để đạt được những giá trị mà họ cảm nhận. Nâng cao nhận thức của sinh viên về mục tiêu, yêu cầu của ngành học giúp sinh viên thấy được trình độ hiện tại của mình cịn thấp so với mục tiêu đề ra, so với yêu cầu của ngành nghề đào tạo. Từ đó, sinh viên tìm được mục tiêu để nỗ lực, phấn đấu vươn lên đạt kết quả cao trong học tập. Các biện pháp cụ thể gồm có: (1) Phịng đạo tạo của các trường nên biên soạn thật rõ ràng chi tiết mục tiêu, yêu cầu ngành học trong cuốn sách “Những điều sinh viên cần biết” để phát cho sinh viên ngay từ khi sinh viên làm thủ tục nhập học vào trường. Nghiên cứu để thay đổi hình thức tổ chức phổ biến và hướng dẫn sinh viên về mục tiêu, yêu cầu của ngành học nhằm làm cho sinh viên nắm thật chắc mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo của từng ngành học. (2) Các Khoa phổ biến mục tiêu, yêu cầu ngành học cho sinh viên ngay từ đầu khóa học: Việc làm này sẽ giúp cho sinh viên định hướng được tư tưởng khi bước vào môi trường học tập mới, giúp sinh viên xác định được “cái đích” cần đạt được sau thời gian học tập, rèn luyện tại trường đại học. Đồng thời việc làm này còn giúp cho sinh viên xác định được các nhiệm vụ học tập phải hồn thành để đạt được mục đích đề ra. Các hình thức tổ chức như: Tổ chức gặp mặt sinh viên theo từng ngành học để định

hướng mục tiêu; cố vấn học tập cần thường xuyên phổ biến và hướng dẫn sinh viên về mục tiêu, yêu cầu ngành học… Tăng cường các hình thức phổ biến mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo của từng ngành học cho sinh viên như đưa thông tin lên website của trường, có văn bản, tài liệu ở thư viện, văn phòng các khoa… (3) Các Khoa quy định giảng viên khi giảng dạy phải biên soạn chương trình chi tiết của từng mơn học để phổ biến và hướng dẫn sinh viên thực hiện. Thơng qua chương trình chi tiết của mơn học, sinh viên sẽ có được hiểu biết khái qt về mơn học, cách thức để đạt được thành công trong học tập, cách tìm tài liệu tham khảo, phương thức liên lạc với giảng viên khi cần thiết… Từ đó, sinh viên sẽ xây dựng kế hoạch học tập phù hợp với bản thân. Tóm lại, khi sinh viên cảm nhận được lợi ích của việc học tập, họ sẽ cố gắng học tập để có được một cơ hội việc làm trong tương lai, có được một mức lương như mong muốn, có được một cuộc sống ổn định hơn,… do đó, sinh viên sẽ kiên trì vào việc học của mình nhiều hơn, họ sẽ vượt qua những căng thẳng, những trở ngại trong cuộc sống và học tập, có thể nói trong q trình học tập tại trường đại học, sinh viên chịu rất nhiều áp lực từ cuộc sống như xa gia đình, bản thân phải tự chăm sóc, làm thêm, mối quan hệ với xã hội, bạn bè, những cám dỗ trong xã hội,… áp lực từ học tập như bài vỡ, bài kiểm tra, thi cử, chuyên đề, luận văn, đồ án, báo cáo, sinh hoạt tập thể, đoàn hội,… Và để vượt qua những áp lực này và hoàn thành tốt việc học thì địi hỏi tính kiên định trong học tập của sinh viên phải cao. Mặt khác, khi tính kiên định trong học tập cao sẽ tạo thêm động lực học tập cho sinh viên, có nghĩa là sinh viên sẽ đầu tư tối đa vào việc học của mình. Và động cơ học cao sẽ giúp sinh viên thỏa mãn hơn vào quá trình học tập của mình ở trường đại học. Hơn thế nữa, kì vọng vào việc học của sinh viên tăng sẽ giúp cho động lực học tập của sinh viên cũng tăng cao, từ đó làm tăng chất lượng sống sinh viên. Ngồi ra, sự kì vọng cao vào việc học cũng góp phần làm tăng sự kiên định trong quá trình học tập của sinh viên, sự kiên định cao sẽ giúp sinh viên cảm nhận về chất lượng sống trong học tập cao hơn. Và sự kì vọng vào tương lai khi hồn thành tốt

việc học ở trường đại học cũng làm cho sinh viên dễ hài lòng hơn về chất lượng sống trong học tập.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy điểm trung bình của chất lượng sống sinh viên là 3.40, cho thấy chất lượng sống trong học tập của sinh viên được đánh giá là chưa cao trong thang đo 5 điểm, do đó cần phải nâng cao chất lượng sống trong học tập của sinh viên. Như đã phân tích ở trên, thang đo chất lượng sống sinh viên bao gồm 6 yếu tố, đó là sự hài lịng về các giảng viên giảng dạy tại trường, sự hài lòng về các cơ sở và trang thiết bị học tập tại trường, sự hài lòng về cung cách đối xử của sinh viên ở trường đại học, sự hài lòng về các hoạt động ngoại khóa, sự hài lịng về các mối quan hệ bạn bè cùng lớp, và sự hài lòng về chất lượng sống trong học tập nói chung. Trong 6 yếu tố trên thì yếu tố sự hài lòng về các hoạt động ngoại khóa và sự hài lòng lòng về cung cách đối xử của sinh viên ở trường đại học là thấp so với những ếu tố cịn lại. Vì vậy, về phía nhà trường nên có một số biện pháp nhằm làm tăng hai yếu tố này. Và việc nhà trường nâng cao các hoạt động ngoại khóa là hồn tồn có thể, chẳng hạn mở thêm các lớp ngoại khóa để bổ sung kiến thức và kỹ năng cho sinh viên, ví dụ như: các lớp ngoại khóa anh văn, tin học, rèn kỹ năng sống, các lớp ngoại khóa về nghệ thuật như viết thư pháp, học đàn, học hát, học múa,… Ngồi ra, thơng qua lớp ngoại khóa này cũng có thể rèn cho sinh viên kỹ năng sống cũng như cung cách đối xử với những người xung

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số nhân tố tác động vào chất lượng sống của sinh viên, nghiên cứu trường hợp sinh viên khối ngành kinh tế tại cần thơ (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)