Mục tiêu chất lượng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001,2008 tại trường đại học tôn đức thắng (Trang 43 - 45)

5. Bố cục luận văn:

2.3. THỰC TRẠNG VẬN HÀNH HTQLCL TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN

2.3.5. Mục tiêu chất lượng

Mục tiêu chất lượng của Trường được thiết lập hằng năm, nhất quán với Sứ mạng và Chính sách chất lượng. Từ mục tiêu chất lượng của Trường, mục tiêu chất lượng của các đơn vị được triển khai và thực hiện. Theo kết quả khảo sát (phụ lục 6), 100% được truyền đạt mục tiêu chất lượng.

Bảng 2.8 Kết quả tự đánh giá về “mục tiêu chất lượng”

STT Nội dung

Ý kiến tự đánh giá

1 2 3 4 5 Trung

bình

Mục tiêu chất lượng 3.292

1 Cách thiết lập mục tiêu chất lượng của trường và đơn vị tuân theo nguyên tắc SMART được thực hiện như thế nào?

1 8 7 3.375

2 Sự thực hiện, theo dõi, kiểm soát mục tiêu chất lượng được thực hiện như thế nào?

2 9 5 3.188

3 Việc đo lường kết quả mục tiêu chất lượng được thực hiện như thế nào?

1 9 6 3.313

(Nguồn: trích từ phụ lục 4)

Theo bảng 2.8, về vấn đề thiết lập mục tiêu chất lượng của trường và đơn vị tuân theo nguyên tắc SMART: được 50% (8/16) đánh giá ở mức 3, chỉ 6.25% (1/16) đánh giá ở mức 2 và 43.75% (7/16) đánh giá ở mức 4; việc thực hiện, theo dõi, kiểm soát mục tiêu chất lượng và việc đo lường kết quả mục tiêu chất lượng: được 56.25% (9/16) đánh giá ở mức 3, chỉ 31.25% (5/16) đánh giá ở mức 4 và chỉ 12.5% (2/16) đánh giá ở mức 2. Theo kết quả khảo sát (phụ lục 6), 73.3% cho biết đã tham gia vào việc đặt mục tiêu chất lượng cho đơn vị.

Mặt khác, theo hồ sơ từ ban ISO và từ kết quả khảo sát (phụ lục 6),mục tiêu chất lượng Trường và các đơn vị, qua các năm, có nhiều thay đổi trong hoạch định, lược giảm nhiều mục tiêu không định lượng. Tuy nhiên, vẫn còn mục tiêu của trường, của đơn vị được xem là khó đo như mục tiêu về hiểu biết chính sách, mục tiêu,… ; mục tiêu về hài lòng chất lượng phục vụ; mục tiêu được cho là dài dịng, khó nhớ như mục tiêu về hiểu biết chính sách, mục tiêu,…; mục tiêu được cho là khó thực hiện (khó đạt) như mục tiêu về tiến độ tốt nghiệp; mục tiêu được cho là chưa rõ ràng về cách lấy dữ liệu và tính kết quả: mục tiêu về hiểu biết, mục tiêu về chất lượng phục vụ, mục tiêu về có việc làm.

Về kết quả thực hiện mục tiêu chất lượng: theo hồ sơ từ ban ISO, đạt vượt mức đối với các mục tiêu liên quan đến bài báo nghiên cứu khoa học, gia tăng số lượng tiến sĩ, liên kết đào tạo quốc tế, hợp đồng tư vấn với doanh nghiệp, giảm tỉ lệ sinh viên vi phạm nội quy… Tuy nhiên, vẫn cịn mục tiêu hầu như khơng đạt ở các năm là “sự hài lòng về chất lượng phục vụ của các đơn vị trong toàn trường”, dù là qua các năm, hình thức đo lường đã có nhiều thay đổi, về cách gửi phiếu thăm dò, số lượng thăm dò, nội dung và cách phân tích kết quả, dù các đơn vị đã có thay đổi rất nhiều trong cách giao tiếp với nội bộ, với sinh viên, khách ngồi (theo quan sát),… Vì vậy, đây là mục tiêu mà tác giả nhận thấy cần phải làm rõ hơn: về mức độ mong muốn của mục tiêu, thang đo phù hợp, đối tượng chọn khảo sát, số lượng khảo sát, thời gian khảo sát, người khảo sát...

Tóm lại, theo kết quả tự đánh giá, điểm trung bình chung của “Mục tiêu chất lượng” là 3.292. Mục tiêu chất lượng được đặt và triển khai đến toàn trường, tuy nhiên vẫn cịn tồn tại mục tiêu khó đo, và vẫn cịn mục tiêu chưa có sự thống nhất hồn toàn khi vừa triển khai về các vấn đề như thời gian cụ thể lấy dữ liệu, cách lấy dữ liệu, cách phối hợp với đơn vị chủ quản….Có thể xemđây là nguyên nhân dẫn đến cóý kiến “cảm thấy khó khăn, phức tạp trong vận hành ISO”.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001,2008 tại trường đại học tôn đức thắng (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)