Chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA 315

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện quy trình đánh giá và đối phó rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán độc lập vừa và ở việt nam (Trang 30 - 32)

doanh, môi trường hoạt động đơn vị và đánh giá rủi ro các sai sót trọng yếu

ISA 315 đặc biệt nhấn mạnh đến mơ hình rủi ro kinh doanh, một cách tiếp cận mới trong quy trình đánh giá và đối phó rủi ro kiểm tốn. Chuẩn mực này yêu cầu kiểm toán viên cần tăng cường sự hiểu biết về đơn vị được kiểm tốn và mơi trường kinh doanh, về hệ thống kiểm soát nội bộ. Chuẩn mực cũng yêu cầu các kiểm toán viên trong cùng một nhóm kiểm tốn phải thảo luận về khả năng có các sai lệch trọng

24

yếu trong báo cáo tài chính và mở rộng các yêu cầu về lập hồ sơ kiểm toán đối với việc đánh giá rủi ro.

Cụ thể, chuẩn mực ISA 315 đề cập đến các vấn đề chính như sau:

Thủ tục đánh giá rủi ro và nguồn thông tin về công ty được kiểm tốn và mơi

trường kinh doanh kể cả kiểm sốt nội bộ: Kiểm tốn viên cần có hiểu biết về doanh nghiệp, về môi trường kinh doanh kể cả hệ thống kiểm soát nội bộ, đủ để nhận diện rủi ro có sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính do sai sót hay gian lận gây ra, và

đủ để thiết kế và thực hiện thử nghiệm kiểm soát, bao gồm cả hệ thống kiểm soát

nội bộ. Các thủ tục bao gồm:

+ Phỏng vấn người quản lý và các nhân viên đơn vị + Thủ tục phân tích

+ Quan sát và kiểm tra

+ Thảo luận trong nhóm kiểm tốn về khả năng báo cáo tài chính có sai lệch trọng yếu

Hiểu biết về đơn vị và môi trường kinh doanh, bao gồm cả hệ thống kiểm soát nội bộ: Phần này yêu cầu kiểm toán viên hiểu biết về các khía cạnh trọng yếu của doanh nghiệp và môi trường hoạt động, các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ, để nhận định và đánh giá rủi ro có sai lệch trọng yếu. Các thơng tin cần tìm hiểu gồm:

+ Các nhân tố bên ngoài, như: ngành nghề, quy định pháp lý, hệ thống kế tốn

+ Tính chất và đặc điểm của đơn vị

+ Mục tiêu, chiến lược và các rủi ro kinh doanh có liên quan + Đánh giá và soát xét kết quả hoạt động

+ Hệ thống kiểm soát nội bộ

Đánh giá rủi ro có sai lệch trọng yếu: Phần này yêu cầu kiểm toán viên phải đánh

giá rủi ro có sai sót trọng yếu ở mức độ từng cơ sở dẫn liệu cho nhóm nghiệp vụ, cho số dư tài khoản và cho trình bày và cơng bố. Để đánh giá, kiểm toán viên cần:

25

+ Nhận diện những rủi ro thông qua thu thập hiểu biết tình hình của đơn vị và mơi trường, bao gồm hệ thống kiểm soát; và xem xét loại nghiệp vụ, số dư tài khoản, và việc trình bày trên báo cáo tài chính

+ Liên hệ những rủi ro đã nhận diện với những sai sót có thể xày ra ở mức

độ cơ sở dẫn liệu

+ Xem xét liệu các rủi ro có đưa đến sai lệch trọng yếu trên báo cáo tài

chính

+ Phần này cũng yêu cầu kiểm toán viên xác định xem có hay khơng những rủi ro đã đánh giá là những rủi ro trọng yếu cần có những cân nhắc đặc biệt, hoặc đó là những rủi ro mà chỉ thực hiện những thử nghiệm cơ bản thì khơng

đủ cung cấp bằng chứng hữu hiệu. Kiểm toán viên được yêu cầu đánh giá

việc thiết kế và việc thực hiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong thực tế. Cần chú ý những rủi ro mà những thủ tục kiểm tốn riêng lẻ khơng cung cấp đủ bằng chứng thích hợp.

Duyệt xét lại việc đánh giá rủi ro: Việc đánh giá rủi ro ở mức độ cơ sở dẫn liệu dựa trên các bằng chứng đáng tin cậy qua cuộc kiểm tốn và có thể thay đổi theo bằng chứng thu thập được.

Thông tin cho ban lãnh đạo (Governance and Management): Kiểm toán viên phải thông báo cho ban lãnh đạo ngay khi có thể có các yếu kém trọng yếu trong kiểm soát nội bộ đã biết.

Lập hồ sơ kiểm toán: Hồ sơ kiểm toán phải lưu lại các vấn đề trong cuộc thảo luận giữa các thành viên trong nhóm kiểm tốn về khả năng xảy ra những sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính do gian lận hay sai sót, việc đi đến các quyết định quan trọng khác,…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện quy trình đánh giá và đối phó rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán độc lập vừa và ở việt nam (Trang 30 - 32)