Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á. (Trang 63 - 66)

2.3.1. Những nhân tố bên ngồi

Nhân tố cơ chế chính sách: Chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học

ở Việt Nam hiện còn nhiều bất cập (từ việc đào tạo, tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ cán bộ khoa học và cơng nghệ); điều đó làm cản trở phát triển những nhà khoa học đầu ngành, những tập thể khoa học mạnh, và ngăn cản việc đạt được mục tiêu đưa Việt Nam thành nước có nền khoa học và cơng nghệ (KH&CN) đạt trình độ phát triển của nhóm nước dẫn đầu ASEAN. Trong những năm gần đây, Chính phủ đã dành nhiều quan tâm hơn đến tâm quan trọng của khoa học cơng nghệ nói chung và việc phát triển nguồn nhân lực cho nghiên cứu khoa học nói riêng. Đã có nhiều cuộc đối thoại cũng như chính sách đưa ra để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho nghiên cứu khoa học.

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cũng ưu tiên phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tuy hạn chế về số chỉ tiêu biên chế về cho các Viện cũng tác động đến chính sách phát triển nguồn nhân của Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á.

Nhân tố kinh tế, xã hội: Trong những năm đổi mới và cải cách kinh tế đất

nước, nền kinh tế đã phát triển đều đặn ở mức khá cao, đời sống của người dân đã được cải thiện nhiều, tuy nhiên, mức độ quan tâm đến khoa học cơng nghệ vẫn chưa có nhiều cải thiện kể cả vấn đề đầu tư cho khoa học công nghệ cũng như sự quan tâm của xã hội.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã gia nhập nước có mức thu nhập trung bình, những tài trợ quốc tế cũng giảm sút, các dự án nghiên cứu với sự tài trợ của bên ngoài đã giảm nhiều so với trước.

Nhân tố tiến bộ khoa học công nghệ: Cách mạng công nghiệp 4.0 đang có

ảnh hưởng đến các tiêu chuẩn của các ngành nghề khác nhau nói chung và tại ra các tiêu chuẩn mới cho hoạt động nghiên cứu khoa học. Điều

này tạo ra nhiều ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực của Viện để phù hợp với yêu cầu, bối cảnh mới. Công tác đào tạo của Viện phải hướng đến tính quốc tế hóa, cập nhật các cơng cụ nghiên cứu mới, hướng đào tạo ra bên ngồi, chuẩn hóa các tiêu chuẩn trong nghiên cứu theo quốc tế. Các nội dung nghiên cứu cũng phải thay đổi để bắt kịp sự xoay chuyển nhanh chóng của thế giới và khu vực trong cách mạng 4.0. Các kỹ năng chuyên môn nghiên cứu cũng sẽ thay đổi theo hướng ứng dụng công nghệ vào để tăng độ chính xác và giảm thiểu thời gian thực hiện hướng đến tính ứng dụng thực tiễn nhiều hơn.

Nhân tố thị trường lao động: Kinh tế Việt Nam đang phát triển dẫn đến một

thị trường lao động đầy tiềm năng và đãi ngộ cao cho những người giỏi đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác phát triển nguồn nhân của Viện. Việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao hiện tại là rất khó với mức đãi ngộ và mơi trường làm việc trong Viện nghiên cứu hiện nay chứ chưa nói đến việc giữ chân người giỏi.

Trên thực tế, Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á đã có nhiều trường hợp các cán bộ trẻ tài năng vào làm việc rồi lại ra bên ngoài làm với mức đãi ngộ cao hơn hoặc sau khi được đào tạo ở nước ngồi về lại khơng tiếp tục ở lại Viện cơng tác.

2.3.2. Những nhân tố bên trong

Vai trò cá nhân của người lãnh đạo

Lãnh đạo là một Viện trưởng, hết sức quan tâm, tâm huyết với vấn đề phát triển nguồn nhân lực đặc biệt là cán bộ nghiên cứu. Viện trưởng luôn đặt ra yêu cầu rất cao về chuyên môn, năng suất và kỹ năng trong công tác nghiên cứu khoa học. Các cán bộ trẻ thường xuyên được khuyến khích nâng cao khả năng ngoại ngữ để tham gia các khóa đạo tạo ở nước ngồi. Viện trưởng cũng ln tìm kiếm, chia sẻ thơng tin các khóa đào tạo các học bổng và đốc thúc các cán bộ trẻ phải tìm cách tham gia, nâng cao năng lực chuyên môn và tư duy nghiên cứu.

Lãnh đạo luôn đặt công tác đào tạo thông qua cơng việc lên hàng đầu. Đồn thanh niên đươc giao nhiệm vụ tổ chức tọa đàm khoa học để các cán bộ trẻ thường xuyên và thay phiên nhau trình bày cũng như làm chủ tọa làm quen với cơng tác trình bày nghiên cứu. Lãnh đạo Viện luôn đôn đốc công tác đào tạo tự đào tạo và đào tạo trong công việc, nhiệt tình chỉ dẫn cho anh em trong viện.

Bên cạnh đó, Viện trưởng cũng là tấm gương về ý thức trách nhiệm và thái độ tích cực trong nghiên cứu. Các cơng trình của nghiên cứu của Viện đều được yêu cầu đảm bảo tiến độ và chất lượng cao, nói khơng với tiêu cực trong nghiên cứu.

Do cá nhân người lao động trong tổ chức

Các cán bộ trẻ trong Viện hầu hết cũng ý thức được tầm quan trọng của việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong Viện nên đã tích cực tham gia các lớp đào tạo chun mơn trong và ngồi nước trong những năm qua

Chính sách đãi ngộ sau đào tạo của Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á khá tốt. Là một Viện trẻ và các chức danh chủ chốt ở nhiều vị trí cịn khuyết thiếu. Khi các cán bộ đầy đủ năng lực và tham gia các khóa đào tạo đáp ứng được yêu cầu bổ nhiệm của vị trí đều được Lãnh đạo viện quan tâm cất nhắc. Theo khảo sát của tác giả, 90% cán bộ đều đánh giá cơ hội công việc và thăng tiến của bản thân thông qua đào tạo đều tăng lên.

Tuy nhiên, các cán bộ nghiên cứu trong Viện nói chung, đặc biệt là các nghiên cứu viên trẻ có thu nhập thấp, chưa thực sự đáp ứng được cuộc sống cá nhân. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự tập trung phát triển nghề nghiệp cũng như nhu cầu tự đào tạo của bản thân các cán bộ.

Chiến lược phát triển, đặc trưng và văn hóa của tổ chức

Do chiến lược phát triển Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á: Phát triển Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á trở thành một trung tâm hàng đầu về nghiên cứu cơ bản về Ấn Độ và khu vực Tây Nam Á. Do đó, cần xây

dựng và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học của Viện cả về số lượng và chất lượng, xây dựng đội ngũ chun gia có trình độ cao, các nhà khoa học kế cận có triển vọng, có khả năng giải quyết các nhiệm vụ khoa học quan trọng, tham gia có hiệu quả vào hợp tác và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên do phân bổ về chỉ tiêu tuyển dụng từ Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam khá nhỏ giọt qua các năm, nên số lượng tuyển dụng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của cơ quan.

Chính sách tuyển dụng của Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nói chung là ưu tiên nguồn nhân lực có chất lượng cao. Lãnh đạo Viện ln tìm kiếm, mời các nhà nghiên cứu chuyên gia có kinh nghiệm và năng lực cao hoặc các cán bộ trẻ tài năng về làm việc cho Viện.

Là một tổ chức nghiên cứu khoa học công lập trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, kinh phí phân bổ cho hoạt động của Viện khá thấp so với mặt bằng chung. Các hoạt động đào tạo thường không tự chủ mà phụ thuộc vào các lớp do Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á. (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w