Lý luận về kế toán ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống kế toán ngân hàng việt nam theo chuẩn mực kế toán quốc tế (Trang 25 - 29)

Kế toán ngân hàng là một phân ngành nhỏ trong lĩnh vực kế toán. Ngày nay trong hầu hết các tài liệu về kế tốn ngân hàng đều có nêu định nghĩa, khái quát về hoạt động kế toán ngân hàng.

Kế tốn ngân hàng là một mơn khoa học và nghệ thuật ghi chép, tổng hợp, phân loại và giải thích các nghiệp vụ ngân hàng bằng con số có tác động đến tình hình tài chính của các ngân hàng, nhằm cung cấp các thơng tin về tình hình tài chính và kết quả hoạt động của ngân hàng, làm cơ sở cho việc ra quyết định liên quan đến mục tiêu quản lý kinh doanh và đánh giá hoạt động của ngân hàng.

Kế tốn ngân hàng nói chung bao gồm kế tốn tại các Tổ chức tín dụng và tại các ngân hàng. Kế tốn ngân hàng có vai trị quan trọng trong việc cung cấp số liệu, phản ánh diễn biến các hoạt động kinh tế. Kế toán ngân hàng là công cụ để quản lý các nghiệp vụ của ngân hàng và hoạt động của nền kinh tế.

1.2.2 Đối tượng của kế toán ngân hàng

Tài sản và nguồn hình thành tài sản cũng như sự biến động của chúng trong q trình kinh doanh là đối tượng của kế tốn ngân hàng. Việc theo dõi về tài sản, nguồn hình thành nên tài sản giúp những người sử dụng thơng tin kế tốn có thể đánh giá năng lực huy động tài sản của ngân hàng, cũng như tính hợp lý trong việc sử dụng những tài sản này.

Kế toán ngân hàng cũng có trách nhiệm ghi chép, phản ánh những khoản thu nhập do quá trình kinh doanh mang lại, cũng như những khoản chi phí trong q trình hoạt động, do đó các khoản thu nhập, chi phí cũng là đối tượng của kế tốn ngân hàng.

Ngồi ra trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng cịn có các nghiệp vụ không liên quan trực tiếp hoặc ngay lập tức đến tài sản ngân hàng (có thể ảnh hưởng đến trong tương lai) nhưng có thể mang lại thu nhập hoặc làm tăng chi phí của ngân hàng. Đó là các hoạt động như bảo lãnh, cam kết thực hiện hợp đồng,... Đây là những hoạt động nằm ngoại bảng nhưng cũng là đối tượng của kế toán ngân hàng.

1.2.3 Đặc điểm của kế toán ngân hàng

Ngân hàng là tổ chức trung gian tài chính nên kế tốn ngân hàng cũng phản ánh rõ nét tình hình huy động vốn trong các thành phần kinh tế và dân cư (thê hiện trên các tài khoản tiền gửi thanh tốn, tiền gửi tiết kiệm,...), tình hình hoạt động cho vay (thể hiện trên các tài khoản cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn,...).

Kế toán ngân hàng có tính giao dịch và xử lý nghiệp vụ ngân hàng (thanh toán, chuyển khoản,...)

Kế tốn ngân hàng có tính cập nhật và chính xác cao độ Kế tốn ngân hàng có tính tập trung và thống nhất cao.

1.2.4 Vai trị của kế tốn ngân hàng - Đối với các đối tượng ngồi ngân hàng

Đối với Nhà nước: cung cấp thơng tin tổng hợp để phục vụ quản lý nền kinh tế. Kế tốn ngân hàng có quan hệ mật thiết với hoạt động của nền kinh tế. Mọi hoạt động về kinh tế, tài chính của doanh nghiệp đều được phản ánh thông qua các tài khoản mở tại ngân hàng. Vì vậy số liệu ghi chép của kế tốn vừa phản ánh được hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng, vừa phản ánh được hoạt động của các ngành nghề khác về tình hình kinh tế, tài chính, sự biến động về khả năng thanh tốn,... từ đó các đơn vị có đầy đủ thơng tin để ra quyết định điều hành kịp thời. Mặt khác, các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tài chính, kế tốn, thống kê cũng cần được cung cấp thông tin để xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch, xây dựng chế độ quản lý tài chính, từ đó đề ra các phương hướng phát triển nền kinh tế một cách đúng đắn.

Đối với các đối tượng khác (nhà đầu tư, khách hàng,...): kế tốn ngân hàng có vai trị bảo vệ an toàn tài sản. Bảo vệ an tồn tài sản là trách nhiệm chung của kế tốn bất kỳ ngành nào, song kế tốn ngân hàng có vai trị quan trọng hơn vì ngồi việc bảo vệ an tồn tài sản của bản thân ngân hàng, còn phải bảo vệ tài sản của tổ chức kinh tế khác, khách hàng gửi tiền tại ngân hàng. Do đó,

kế toán ngân hàng phải ghi chép, kiểm soát một cách chặt chẽ mọi loại tài sản để tránh sai sót, mất mát và nâng cao hiệu quả tài sản trong quá trình sử dụng

- Đối với nhà quản lý, điều hành ngân hàng:

Cung cấp thông tin về hoạt động tiền tệ, tín dụng, thanh tốn,... phục vụ chỉ đạo điều hành, quản trị đạt hiệu quả cao;

Góp phần quản trị hoạt động tài chính của ngân hàng, kế tốn phản ánh các loại chi phí, thu nhập trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Từ đó, giúp việc quản lý chặt chẽ hoạt động tài chính, tiết kiệm chi phí, nâng cao thu nhập

Kế tốn ngân hàng được tổ chức ghi chép một cách khoa học,đầy đủ, chính xác. Số liệu kế tốn ngân hàng phản ánh được toàn bộ tài sản, nguồn vốn của ngân hàng, cũng như sự vận động, khả năng sinh lời của chúng. Do đó, kế tốn ngân hàng góp phần hỗ trợ nhà quản trị quản lý chặt chẽ tài sản, nguồn vốn đồng thời hoạch định các chiến lược kinh doanh nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng;

Như vậy, vai trò to lớn của kế tốn ngân hàng là khơng thể phủ nhận được. Thông qua các hoạt động của mình, kế toán ngân hàng giúp cho các giao dịch trong nền kinh tế được tiến hành một cách nhanh chóng, chính xác, kịp thời. Những số liệu kế toán ngân hàng cung cấp là những chỉ tiêu thông tin kinh tế quan trọng giúp cho việc chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như căn cứ cho việc hoạch định, thực thi chính sách tiền tệ quốc gia và chỉ đạo toàn bộ hoạt động của nền kinh tế, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của một ngân hàng nói riêng và hiệu quả hoạt động của nền kinh tế nói chung.

1.2.5 Nhiệm vụ của kế tốn ngân hàng

Kế toán ngân hàng phải ghi nhận, phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngân hàng về các hoạt động: hoạt động nguồn vốn, hoạt động sử dụng vốn, và các dịch vụ ngân hàng khác.

Kế toán ngân hàng phải phân loại nghiệp vụ, tổng hợp số liệu theo đúng phương pháp kế toán và theo đúng những chỉ tiêu nhất định nhằm cung cấp

thông tin một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời nhất để phục vụ cho việc chỉ đạo, lãnh đạo hoạt động kinh doanh của ngân hàng và thực thi các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước.

Kế tốn ngân hàng phải giám sát q trình sử dụng tài sản (vốn) nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các loại tài sản thông quan việc kiểm soát trước (tiền kiểm soát) các nghiệp vụ bên nợ và nghiệp vụ bên có của bảng tổng kết tài sản ở từng đơn vị ngân hàng cũng như tồn hệ thống. Từ đó góp phần tăng cường kỷ luật tài chính, củng cố chế độ hạch toán kế toán của ngân hàng cũng như của nền kinh tế.

Kế tốn ngân hàng phải có trách nhiệm tổ chức tốt cơng tác kế tốn nói chung và kế tốn tài chính nói riêng ở từng đơn vị cũng như toàn hệ thống. Đồng thời kế toán ngân hàng phải tổ chức giao dịch, phục vụ khách hàng một cách khoa học, giúp khách hàng nắm được những nội dung cơ bản của kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng nói chung và kỹ thuật nghiệp vụ kế tốn nói riêng, góp phần thực hiện chiến lược khách hàng của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống kế toán ngân hàng việt nam theo chuẩn mực kế toán quốc tế (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)