Tỷ giá hối đoái thực hiệu lực (REER)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ phi tuyến tính giữa tỷ giá hối đoái thực và các nhân tố kinh tế cơ bản, bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 31 - 33)

2. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây

3.1 Mô tả bộ dữ liệu

3.1.1 Tỷ giá hối đoái thực hiệu lực (REER)

REER là một chỉ số phản ánh mức độ cạnh tranh về giá cả của quốc gia và là cơ sở để đánh giá đồng nội tệ bị định giá cao hay thấp. Chỉ số này cho phép đánh giá và dự báo tỷ giá hối đoái thực theo hướng xem xét sức mua đối ngoại thực tế của đồng tiền quốc gia và sự tác động đến khả năng cạnh tranh xuất khẩu của quốc gia đó. Chỉ số này dựa vào một năm cơ sở và một rổ đồng tiền của các đối tác mậu dịch. Việc lựa chọn phương pháp niêm yết tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến chiều hướng tăng hay giảm của một đồng tiền. Để nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam, tác giả lựa chọn phương pháp yết giá trực tiếp tức là tỷ giá hối đoái thực hiệu lực (REER) tăng đồng nghĩa với đồng Việt Nam bị giảm giá và ngược lại.

Thu thập dữ liệu:

Chọn rổ tiền tệ đặc trưng: căn cứ vào tỷ trọng mậu dịch của Việt nam và đối tác nước ngoài, chọn ra các đồng tiền tham gia Ộrổ tiền tệỢ để tắnh tỷ giá hối đoái thực hiệu lực (REER) theo nguyên tắc ưu tiên chọn đồng tiền của các đối tác có tỷ trọng mậu dịch lớn đối với Việt Nam. Theo nguyên tắc này tác giả chọn ra 10 đối tác mậu

dịch lớn nhất của Việt Nam thay đổi trong từng thời kỳ là: Nhật Bản, Singapore,

Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Thái Lan, Úc, Hồng Kông, Đức, Malaysia.

Chọn kỳ gốc là 2000Q1. Kỳ gốc này cũng được nhiều nghiên cứu về tỷ giá hối đoái lựa chọn, chẳng hạn nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hằng và cộng sự (2010, 2011).

Các bước tắnh tỷ giá hối đoái thực hiệu lực REER:

Bước 1: Tắnh tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương của đồng Việt Nam với ngoại tệ khác. Sử dụng công thức tắnh tỷ lệ chéo vì tỷ giá hối đối danh nghĩa của Việt Nam và đối tác mậu dịch đều tắnh trung gian qua USD. (1 ngoại tệ = X VND)

Bước 2: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái danh nghĩa về kỳ gốc (chỉ số ejt) bằng cách lấy

tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiện tại chia cho tỷ giá kỳ gốc (2000Q1).

Bước 3: Điều chỉnh chỉ số tiêu dùng CPI về kỳ gốc được thực hiện giống như điều chỉnh tỷ giá hối đoái danh nghĩa.

Bước 4: Tắnh tỷ trọng mậu dịch

Trước tiên, cộng tất cả các giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam và các đối tác ở từng thời kỳ (Wt). Lấy giá trị xuất nhập khẩu của từng đối tác chia cho tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của tất cả các đối tác sẽ được tỷ trọng mậu dịch của từng đối tác. Các trọng số được giả định là không thay đổi tại bốn qu trong cùng một năm . Tổng các trọng số bằng 1.

Bước 5: Tắnh NEER và REER theo cơng thức trung bình nhân và yết giá theo phương pháp trực tiếp:

Trong đó: (11)

 t là thời gian theo quý.

 n = 10 là số nước đối tác mậu dịch chắnh của Việt Nam.

 ejt là tỷ giá hối đoái danh nghĩa của đồng tiền nước j so với VND.

 Pt là chỉ số giá hàng hóa trong nước.

 Pjt là chỉ số giá hàng hóa nước j.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ phi tuyến tính giữa tỷ giá hối đoái thực và các nhân tố kinh tế cơ bản, bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 31 - 33)