Chi tiêu chắnh phủ (GEXP) (+/-)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ phi tuyến tính giữa tỷ giá hối đoái thực và các nhân tố kinh tế cơ bản, bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 34 - 35)

2. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây

3.1 Mô tả bộ dữ liệu

3.1.4 Chi tiêu chắnh phủ (GEXP) (+/-)

Mối quan hệ giữa chi tiêu chắnh phủ và tỷ giá hối đoái thực từ lâu đã được nghiên cứu về mặt lý thuyết và thực nghiệm (Frenkel and Mussa, 1988; Froot and Rogoff, 1995; Obstfeld and Rogoff, 1996; Fisher, 2004; and Kim and Korhonen, 2005). Chi tiêu chắnh phủ cũng chịu tác động của hiệu ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập:

(1) Hiệu ứng thay thế, vì chi tiêu chắnh phủ chủ yếu bao gồm hàng hóa phi mậu dịch nên hiệu ứng lấn át của chi tiêu chắnh phủ là thấp, vậy nên khi tăng chi ngân sách sẽ dẫn đến sự gia tăng cầu hàng hóa phi mậu dịch và kéo theo sự tăng giá của các loại hàng hóa này, từ đó có thể dẫn đến tỷ giá hối đối thực tăng hay nói cách khác là sự đánh giá cao đồng nội tệ (REER giảm).

(2) Hiệu ứng thu nhập, sự gia tăng chi tiêu chắnh phủ được tài trợ bởi mức thuế cao hơn làm giảm thu nhập khả dụng và cầu của hàng hóa phi mậu dịch, điều này dẫn đến sự mất giá đồng nội tệ (REER tăng).

Hơn nữa, trong ngắn hạn và dài hạn, tác động của chi tiêu chắnh phủ đối với tỷ giá hối đối thực có sự khác nhau. Tăng chi tiêu phi chắnh phủ khơng được kỳ vọng sẽ có tác động mạnh đến tỷ giá hối đối thực trong ngắn hạn. Tuy nhiên, kéo dài tình trạng này sẽ làm suy yếu niềm tin vào đồng tiền, vì mức thuế cao sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế và tỷ giá hối đối thực. Do đó, chi tiêu chắnh phủ cao trong dài hạn có thể gây ra sự đánh giá thấp tỷ giá hối đoái thực.

Biến số này được tắnh bằng tỷ lệ chi tiêu chắnh phủ trên GDP danh nghĩa, được xác định bằng phương trình sau:

(13) Trong đó GEX là mức chi tiêu tuyệt đối của chắnh phủ. GEXP được xử lý tắnh mùa vụ bằng phương pháp Census X-12 (hỗ trợ bởi Eviews 6.0).

Vì dữ liệu hàng quý của Trung Quốc, Việt Nam khơng có sẵn trong giai đoạn 2000Q1-2013Q4 nên tác giả chuyển đổi dữ liệu chi tiêu chắnh phủ hằng năm thành dữ liệu chi tiêu chắnh phủ hằng qu để có được một chuỗi thời gian đầy đủ. Để chuyển số liệu năm sang số liệu quý, tác giả sử dụng kỹ thuật chuyển đổi theo phép nội suy tuyến tắnh (linear interpolation) được hỗ trợ bởi Eview 6.0.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ phi tuyến tính giữa tỷ giá hối đoái thực và các nhân tố kinh tế cơ bản, bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 34 - 35)