Chương 4 Ảnh hưởng tới bậc tín nhiệm quốc gia
5.2. Hiệu ứng chèn lấn
Hiệu ứng chèn lấn (crowding out effect) là vấn đề được nhiều nhà kinh tế quan tâm và đây cũng là một trong những vấn đề kinh tế được tranh luận lâu và dai dẳng nhất (Carlson & Spencer, 1975), (Friedman, 1978), (Vu, Byron, & Ilan, 2007), (Benedek, Crivelli, Gupta, & Muthoora, 2012).
Một cách tổng quát, hiệu ứng chèn lấn xảy ra khi chính sách tài khóa của một quốc gia được mở rộng mà việc chi tiêu của chính phủ được tài trợ bởi thuế hoặc các cơng cụ nợ được chính phủ phát hành nhưng nền kinh tế khơng được kích thích tăng trưởng như mong muốn. Hay nói cách khác, nền kinh tế khơng mở rộng dù khu vực kinh tế nhà nước lớn lên do có khu vực nào đó bị ảnh hưởng giảm bớt đi và thơng thường đó là khu vực tư nhân.
Theo mơ hình IS-LM, một cách tổng qt, khi chi tiêu chính phủ gia tăng, đường đầu tư – tiết kiệm IS sẽ dịch chuyển sang phải và đồng nghĩa với việc này thì mức lãi suất trong nền kinh tế tại điểm cân bằng mới sẽ cao hơn mức lãi suất tại điểm cân bằng ban đầu dẫn tới đầu tư tư nhân giảm vì chi phí vay vốn cao hơn ban đầu.
Cơ chế truyền dẫn khi có sự thay đổi trong chi tiêu chính phủ được mơ tả như sau:
Δ𝐺 ↑⇒Δ𝑌 ↑⇒ Δ𝑀𝑑 ↑⇒Δ𝑟 ↑⇒Δ𝐼 ↓,
trong đó
o Δ𝐺 mơ tả sự thay đổi trong chi tiêu chính phủ,
o Δ𝑌 mô tả sự thay đổi đối với tổng sản phẩm quốc nội,
o Δ𝑀𝑑 mô tả sự thay đổi của cầu tiền,
o Δ𝑟 mô tả sự thay đổi về lãi suất thực, và
o Δ𝐼 mô tả sự thay đổi về đầu tư tư nhân.
Do hoạt động chi tiêu của chính phủ phải được tài trợ bởi một nguồn nào đó nên cầu tiền trong nền kinh tế lớn lên và kết quả là lãi suất phải tăng tương ứng. Như vậy, khi chính phủ
thực thi chính sách tài khóa mở rộng, có khả năng rất lớn rằng khu vực kinh tế tư nhân phải giảm đầu tư do lãi suất thực phải trả trên thị trường cao lên. Dù gia tăng chi tiêu để nâng tổng sản lượng nền kinh tế, chính phủ theo một cách nào đó vẫn làm ảnh hưởng tiêu cực tới đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân và đó được coi là hiệu ứng chèn lấn.
Nghiên cứu định lượng về hiệu ứng chèn lấn nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà kinh tế do kết quả của những nghiên cứu này mang tới tính thuyết phục cao hơn. Một trong những nghiên cứu sớm nhằm làm rõ hơn mức độ ảnh hưởng của hiệu ứng chèn lấn là bài báo của (Andreoni, 1993). Nghiên cứu này chỉ ra rằng việc tài trợ cho chi tiêu hàng hóa cơng đến một lúc nào đó sẽ chèn lấn hồn tồn đóng góp của các thành phần kinh tế khác. Nghiên cứu khác về trường hợp của Ấn Độ (Serven, 1996) cho thấy trong ngắn hạn các dạng đầu tư của khu vực công sẽ gây ảnh hưởng chèn lấn đối với khu vực tư nhân.
Tuy nhiên, các phương pháp nghiên cứu trên mới chỉ sử dụng những hàm hồi quy đơn giản dựa trên một số mơ hình kinh tế lượng thơng thường. Điểm yếu của các phương pháp trên là chưa tính tốn tới độ trễ về mặt chính sách hay đầu tư cần được phản ánh vào trong mơ hình. Phương pháp hồi quy đa biến có cấu trúc SVAR (structural vector autoregression) có thể giúp khắc phục những nhược điểm trên.
Bài tốn hiệu ứng chèn lấn cần dựa trên mơ hình lý thuyết kinh tế chuẩn IS-LM đồng thời chứa nhiều mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mơ và phương pháp SVAR có thể giúp mơ hình hóa cả mơ hình IS-LM lẫn những mối quan hệ trong mơ hình. Điểm đặc biệt của phương pháp SVAR là trong các phương trình mơ tả mơ hình kinh tế, ta có thể đưa vào những biến độ trễ để phản ánh tốt hơn những tương tác chính sách theo thời gian. Hơn nữa, phương pháp này cịn cho phép mơ tả những thay đổi đối với một hoặc nhiều biến nhất định nhằm đánh giá những tác động này tới những biến số khác trong mơ hình.
Trên thế giới, có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về hiệu ứng chèn lấn tại nhiều quốc gia sử dụng SVAR (Mitra, 2006), (Alfonso & Sousa, 2009), (Fazzari, Morley, & Panovska, 2012), (Wong, 2012). Tuy nhiên, tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào thực hiện phân tích hiệu ứng chèn lấn áp dụng mơ hình SVAR. Theo tìm hiểu, chỉ có duy nhất nghiên cứu của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF về vấn đề này tại Việt Nam sử dụng phương pháp SVAR hoàn thành năm 2007
(Lee, Tumbarello, Sacasa, & Mitra, 2007). Tuy nhiên, dữ liệu trong nghiên cứu này chỉ dừng lại ở thời điểm năm 2006, trước khi Việt Nam gia nhập WTO và các TĐKTNN được thành lập đầy đủ.
Chính vì những lợi thế của phương pháp SVAR đồng thời chưa có nghiên cứu cập nhật nào về hiệu ứng chèn lấn của khu vực nhà nước tới khu vực ngoài nhà nước (khu vực tư nhân và có vốn đầu tư nước ngồi) tại Việt Nam, luận văn thực hiện nghiên cứu hiệu ứng này trong khoảng thời gian dài và xa hơn, 1995 – 2011, với hi vọng có được cái nhìn đầy đủ và chính xác hơn so với nghiên cứu gần đây của IMF.