Chương 4 Ảnh hưởng tới bậc tín nhiệm quốc gia
5.4. Kết quả định lượng và nhận xét
Dữ liệu về GDP, GI và PI trong khoảng thời gian 1995 – 2011 sử dụng trong luận văn được cung cấp bởi Tổng cục Thống kê. Các biến được đưa vào mơ hình là sai phân bậc 1 của
[ln 𝐺𝐼 , ln 𝑃𝐼 , ln 𝐺𝐷𝑃] và chi tiết về mơ hình được mơ tả trong Phụ lục A.
Kết quả ước lượng hệ số thể hiện các mối tương quan thể hiện trong Bảng 5.1. và dấu của các biến đúng như kỳ vọng của mơ hình. Điều đó có nghĩa là, trong ngắn hạn, sự thay đổi tăng đầu tư từ khu vực nhà nước (kể cả thông qua DNNN hay TĐKTNN) sẽ dẫn tới việc giảm đầu tư tư nhân. Cụ thể, nếu quý t + 1 tốc độ tăng trưởng đầu tư của khu vực nhà nước gia tăng 1% so với quý t thì tốc độ đầu tư của khu vực tư nhân quý t + 1 sẽ giảm tương ứng xấp xỉ 0.66% so với quý t.
Bảng 5.1. Các hệ số được ước lượng trong mơ hình SVAR Hệ số Giá trị p-value Hệ số Giá trị p-value
𝑐𝑃𝐼𝐺𝐼 -0.663 0.000
𝑎𝐺𝐷𝑃𝑃𝐼 0.109 0.000
𝑎𝐺𝐷𝑃𝐺𝐼 0.981 0.000
Kết quả này khác với báo cáo của (Lee, Tumbarello, Sacasa, & Mitra, 2007) khi nghiên cứu của IMF cho thấy chưa có dấu hiệu đầu tư khu vực nhà nước chèn lấn đầu tư tư nhân. Có
thể lý do của sự khác biệt là do mơ hình của IMF được thực hiện trên chuỗi dữ liệu từ 1994 tới
2006, ngắn hơn chuỗi dữ liệu từ 1995 tới 2011 của luận văn. Đồng thời sự khác biệt này có thể phản ánh một số sự thay đổi lớn trong giai đoạn 2006-2011, trong đó quan trọng nhất phải kể đến (i) sự ra đời nhiều TĐKTNN (mặc dù mới chỉ ở giai đoạn “thí điểm”); (ii) bất ổn kinh tế
vĩ mô nghiêm trọng trong nước (lạm phát và lãi suất cao) cùng với khủng hoảng tài chính tồn cầu; (iii) gói kích cầu lớn trị giá hơn 140,000 tỷ đồng (khoảng 8 tỷ USD) năm 2009; và (iv) thua lỗ nặng nề của một số DNNN như Vinashin, Vinalines hay Sông Đà.
Bên cạnh đó, kết quả cũng cho thấy PI thực sự có ảnh hưởng tích cực tới GDP. Theo đó, nếu tốc độ đầu tư khu vực tư nhân quý t + 1 tăng 1% so với quý t thì tốc độ tăng GDP quý t + 1 sẽ cao hơn xấp xỉ 0.11% so với quý t. Vì vậy, khi GI ảnh hưởng tiêu cực tới PI thì nền kinh tế nói chung khơng được lợi. Dù GI có ảnh hưởng tới GDP mạnh hơn so với PI ảnh hưởng tới GDP, việc GI chèn lấn PI cũng cần được xem xét dưới nhiều giác độ, không chỉ là phát triển kinh tế tổng thể mà cần quan tâm tới các thành phần kinh tế khác nhau. Bên cạnh đó, dù tác động của GI tới GDP mạnh hơn so với PI tới GDP nhưng luận văn không khẳng định GI hiệu quả hơn PI do trong thực tế nguồn lực được tập trung cho GI lớn hơn nhiều so với PI.