Tiến trình hình thành, phát triển và không trả được nợ của Vinashin

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mô hình tăng trưởng dựa vào doanh nghiệp nhà nước, vấn đề chính sách qua nghiên cứu một số tình huống điển hình (Trang 26 - 27)

Chương 4 Ảnh hưởng tới bậc tín nhiệm quốc gia

4.1. Tiến trình hình thành, phát triển và không trả được nợ của Vinashin

Vinashin

Tập đồn Vinashin, tiền thân là Tổng cơng ty Vinashin, được thành lập với mục tiêu trở thành “quả đấm thép” giúp Việt Nam trở thành một điểm sáng trên trường đóng tàu quốc tế. Từ khi thí điểm trở thành tập đồn năm 2006, Vinashin được rót những nguồn vốn khổng lồ mà tiêu biểu nhất là lượng trái phiếu quốc tế chính phủ phát hành trị giá 750 triệu USD năm 2005, và khoản trái phiếu quốc tế trị giá 600 triệu USD Vinashin phát hành năm 2007. Năm 2009, Vinashin lại phát hành tiếp 3,000 tỷ đồng trái phiếu nội địa. Rõ ràng, nguồn lực được dồn cho Vinashin rất lớn.

Bảng 4.2. Q trình thanh, kiểm tra chính thức đối với Vinashin giai đoạn 2006 – 2009

Nguồn: Tổng hợp từ Quốc hội, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ KH-ĐT, Bộ Xây dựng.

STT Năm Đơn vị thanh, kiểm tra Nội dung làm việc

1 2006 Bộ Tài chính Kiểm tra việc quản lý, sử dụng trái phiếu quốc tế 2 2007 Bộ Xây dựng Kiểm tra việc quản lý tài chính

3 2008 Bộ Tài chính Thanh tra việc quản lý tài chính

4 - Bộ Kế hoạch - Đầu tư

Thanh tra việc thực hiện quyết định 390/QĐ-TTg về việc điều hành kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và chi tiêu ngân sách năm 2008 phục vụ mục tiêu kiềm chế lạm phát

5 - Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật trong đầu tư xây dựng, sử dụng vốn

STT Năm Đơn vị thanh, kiểm tra Nội dung làm việc

6 - Thanh tra Chính phủ

Thanh tra dự án xây dựng và mua sắm trang thiết bị phịng thí nghiệm trọng điểm, bể thử mơ hình tàu thủy do Viện khoa học công nghiệp tàu thủy Vinashin làm chủ dự án

7 2009 Bộ Tài chính Kiểm tra việc quản lý sử dụng trái phiếu quốc tế

Trong giai đoạn này, 2006 – 2009, đã có nhiều cuộc thanh, kiểm tra chính thức đối với Vinashin (Bảng 4.2) nhưng đều khơng phát hiện sai phạm gì dù thực tế Thanh tra Chính phủ sau đó chỉ ra đa số sai phạm xảy ra vào thời gian này. Tới năm 2011 và 2012, khi mọi sai phạm bị đưa ra ánh sang, bị buộc phải tái cơ cấu vì khơng hiệu quả và nhiều sai phạm, Vinashin không thể trả được khoản lãi đầu tiên trong số nợ 600 triệu USD trái phiếu phát hành và ngay sau đó hệ số tín nhiệm tín dụng của Việt Nam liên tiếp bị các tổ chức xếp hạng hàng đầu thế giới hạ bậc.9

Q trình phát triển và khơng trả được nợ của Vinashin gắn liền với sự thay đổi hệ số đánh giá tín nhiệm tín dụng của Việt Nam được thể hiện trong Hình 4.1.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mô hình tăng trưởng dựa vào doanh nghiệp nhà nước, vấn đề chính sách qua nghiên cứu một số tình huống điển hình (Trang 26 - 27)