Các lý thuyết về CBTT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ giữa đặc điểm doanh nghiệp niêm yết và mức độ công bố thông tin trên báo cáo thường niên tại sàn chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 27)

CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2. Các lý thuyết về CBTT

Các lý thuyết thƣờng đƣợc sử dụng trong nghiên cứu trƣớc để giải thích CBTT chủ yếu là lý thuyết ngƣời đại diện và lý thuyết tín hiệu.

2.2.1. Lý thuyết ngƣời đại diện (agency theory)

Sự phát triển của các công ty hiện đại và sự phân tách giữa sở hữu và quản lý ở các nƣớc tƣ bản phƣơng Tây đã là tiền đề vật chất cho việc xuất hiện các lý thuyết về mối quan hệ giữa ngƣời chủ và ngƣời thừa hành. Trong nửa cuối của thế kỷ 20, nhiều học thuyết về mối quan hệ giữa ngƣời chủ và ngƣời thừa hành đã xuất hiện và đáng chú ý nhất là học thuyết về vấn đề đại diện (agency theory). Một trong những cơng trình nghiên cứu đầu tiên về lý thuyết đại diện xuất phát từ Jensen và Meckling năm 1976, lý thuyết ngƣời đại diện tập trung vào mối quan hệ tƣơng tự nhƣ một hợp đồng theo đó ngƣời chủ thuê ngƣời thừa hành (Jensen and Meckling, 1976).

Lý thuyết ngƣời đại diện mô tả các mối quan hệ giữa ngƣời quản lý và các cổ đông, giữa các cổ đông và chủ nợ. Các nhà cung cấp vốn ủy thác việc ra quyết định, chiến lƣợc và điều hành hoạt động cho các nhà quản lý. Lý tƣởng nhất, các nhà quản lý sẽ hành động và đƣa ra quyết định tối đa hóa giá trị cổ đơng và đảm bảo rằng nợ sẽ đƣợc hoàn trả. Tuy nhiên, nhƣ lý thuyết ngƣời đại diện mô tả, nhà quản lý có động cơ sử dụng các vị trí và quyền lực của họ, vì lợi ích riêng của họ. Vấn đề ngƣời đại diện xảy ra bởi vì việc tách bạch giữa quyền sở hữu và kiểm sốt cơng ty và đƣợc phóng đại bởi các vấn đề bất đối xứng thơng tin từ các nhà quản lý có kiến thức tốt hơn về giá trị tƣơng lai của công ty so với các cổ đông và chủ nợ. Điều này có thể gây ra lựa chọn bất lợi và các vấn đề rủi ro đạo đức bởi vì các nhà cung cấp vốn không chắc chắn liệu các nhà quản lý đang hành động vì lợi ích tốt nhất của họ. Chi phí đại diện xuất phát từ giả định rằng hai bên, ngƣời quản lý và cổ đông của cơng ty có mâu thuẫn về lợi ích. Chi phí giám sát đƣợc trả bởi ngƣời chủ, các cổ đông để giám sát các hoạt động bất thƣờng của ngƣời quản lý. Đồng thời, chi phí ràng buộc thì lại đƣợc trả bởi ngƣời đại diện, để đảm bảo rằng các hành động và quyết định của nhà quản lý khơng gây hại đến lợi ích của chủ cơng ty, các cổ đơng. Mâu thuẫn về lợi ích cũng tạo ra những mất mát phụ trội do phúc lợi không đƣợc tối đa hóa. Tổng chi phí giám sát, chi phí ràng buộc và mất mát phụ trội đƣợc gọi là chi phí đại diện vì chi phí này xuất phát từ mối quan hệ giữa cổ đông và ngƣời quản lý (Jensen and Meckling, 1976).

Để hạn chế chi phí đại diện, CBTT đƣợc sử dụng nhƣ là một phƣơng tiện giảm thiểu các vấn đề đại diện, việc ngƣời quản lý CBTT nhiều hơn giúp giảm chi phí đại diện và cũng là để thuyết phục ngƣời sử dụng thơng tin bên ngồi doanh nghiệp về tình hình hoạt động của cơng ty.

2.2.2. Lý thuyết tín hiệu (signaling theory)

Lý thuyết tín hiệu đƣợc hình thành vào đầu những năm 1970 và đƣợc dựa trên nghiên cứu của Spence năm 1973 để làm rõ sự bất đối xứng thông tin trong thị trƣờng lao động. Lý thuyết cho thấy các vấn đề thơng tin bất đối xứng có thể đƣợc giảm thiểu nếu các bên báo hiệu thông tin cho nhau.

Nó cũng đã đƣợc Ross (1977) sử dụng để giải thích CBTT trên báo cáo của cơng ty. Theo lý thuyết tín hiệu, các nhà quản lý là những ngƣời mong đợi một tín hiệu tăng trƣởng cao trong tƣơng lai sẽ có động cơ phát tín hiệu này tới các nhà đầu tƣ. CBTT là một trong những phƣơng tiện phát tín hiệu, nơi các cơng ty sẽ cơng bố nhiều thông tin hơn để báo hiệu cho các nhà đầu tƣ, để cho thấy rằng họ là tốt hơn so với các công ty khác trên thị trƣờng với mục đích thu hút đầu tƣ và nâng cao danh tiếng của mình. Cho nên, lý thuyết tín hiệu cũng đƣợc xem là nền tảng lý thuyết cho vấn đề công bố thông tin của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ giữa đặc điểm doanh nghiệp niêm yết và mức độ công bố thông tin trên báo cáo thường niên tại sàn chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)