Phân tích mối tƣơng quan giữa các biến trong mơ hình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ giữa đặc điểm doanh nghiệp niêm yết và mức độ công bố thông tin trên báo cáo thường niên tại sàn chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 60)

CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.2. Phân tích các đặc điểm cơng ty ảnh hƣởng đến mức độ CBTT

4.2.3. Phân tích mối tƣơng quan giữa các biến trong mơ hình

Tƣơng quan hạng Pearson thể hiện mối liên hệ giữa các cặp biến. Tác giả dùng kiểm định Pearson để kiểm tra mối quan hệ giữa tất cả các biến có đƣợc bao gồm 1 biến phụ thuộc và 7 biến độc lập định lƣợng. Nếu giá trị tuyệt đối của hệ số Pearson càng gần đến 1 thì hai biến này càng có mối tƣơng quan tuyến tính chặt chẽ.

Theo lí thuyết nếu khơng có sự liên quan nào giữa các biến độc lập vƣợt q 0.5 thì có thể kết luận mơ hình khơng có hiện tƣợng tự tƣơng quan (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

B ảng 4.7: Ma tr ận tƣ ơng quan gi a các bi ến đ ộc l ập trong mơ hì nh

Qua bảng ma trận tƣơng quan giữa các biến đƣợc trình bày ở bảng 4.7 kết quả cho thấy:

Thứ nhất, mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập: Chỉ số công bố thông tin tƣơng quan ý nghĩa với đòn bẩy, thành phần HĐQT, sở hữu vốn HĐQT, sở hữu nước ngoài ở các mức ý nghĩa 1% và 5%.

Thứ hai, mối quan hệ giữa các biến độc lập:

 Ở các biến quan sát đại diện cho cùng một nhân tố có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chẳng hạn nhƣ doanh thu thuần, tổng tài sản (đại diện cho quy mơ) có hệ số tƣơng quan khá cao là 0.625 ở mức ý nghĩa 1%.

 Mức độ tƣơng quan cao nhất giữa các biến độc lập khác nhóm thuộc về quan hệ giữa tính thanh khoản và đòn bẩy là 0.48. Điều này có thể giải thích là nếu doanh nghiệp muốn có tính thanh khoản cao thì có thể cần phải gia tăng đòn bẩy nợ để đáp ứng nhu cầu tăng tài sản ngắn hạn. Ngoài ra hai cặp biến sở hữu nƣớc ngồi và quy mơ; sở hữu nƣớc ngồi và địn bẩy cũng có mối tƣơng quan tƣơng đối chặt chẽ tƣơng ứng là 0.347 và 0.303. Tuy nhiên hệ số tƣơng quan tối đa chỉ ở mức 0.48 là khơng đáng ngại vì chỉ số này trên 0.5 thì mới cần kiểm tra lại. Do đó, mơ hình khơng có hiện tƣợng tự tƣơng quan.

4.2.4. Kết quả hồi quy đa biến

Sau khi tiến hành xem xét đặc điểm cũng nhƣ mức độ tƣơng quan cặp giữa các biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu, tác giả tiến hành hồi quy và kiểm định các giả thuyết của mơ hình. Để đánh giá tổng quan ảnh hƣởng của tất cả các nhân tố tới biến phụ thuộc, luận văn chọn phƣơng pháp đƣa biến vào là Enter, đây là phƣơng pháp mà SPSS sẽ xử lý tất cả các biến độc lập sẽ đƣa vào mơ hình.

Bảng 4.8: Kết quả hồi quy đa biến

B Std. Error t Sig. VIF

(Constant) .603 .057 10.497 .000 Loại ngành -.008 .016 -.480 .633 1.407 Cơng ty kiểm tốn .020 .019 1.028 .307 1.975 Tính thanh khoản -.001 .000 -2.071 .041 1.889 Lợi nhuận -.011 .017 -.657 .513 1.248 Đòn bẩy .175 .037 4.699 .000 2.444 logDoanhthuthuan -.006 .018 -.358 .721 3.349 logTongtaisan .008 .024 .351 .726 3.735 Sở hữu nƣớc ngoài .002 .001 3.767 .000 2.026 Thành phần HĐQT .157 .050 3.118 .002 1.047 Tỷ lệ sở hữu vốn của HĐQT -.001 .001 -2.706 .008 1.219 R2 .440 R2 hiệu chỉnh .377 F- statistic 6.915 Sig ( F- statistic ) .000b Durbin-Watson 1.734

Theo bảng 4.8 mơ hình hồi quy phù hợp với mức ý nghĩa 0.1% (Sig của F bằng 0.000 < 0.001) có dạng nhƣ sau:

CBTT = 0.603 – 0.001 thanhkhoan + 0.175 donbay + 0.002 sohuuNN + 0.157 tpHĐQT – 0.001 vonHĐQT

Trong mơ hình này, hệ số chặn β0 bằng 0.603 cho biết chỉ số CBTT trên BCTN của các doanh nghiệp niêm yết trung bình là 0.603 khi các biến thanhkhoan = donbay = sohuuNN = tpHĐQT = vonHĐQT = 0.

Các biến tính thanh khoản, địn bẩy, sở hữu nước ngồi, thành phần HĐQT,

tỷ lệ sở hữu vốn của HĐQT có ý nghĩa thống kê với các mức ý nghĩa tƣơng ứng 5%

(0.041<0.05); 0.1% (0.000<0.001); 0.1% (0.000<0.001); 1% (0.02<0.1) và 1% (0.08<0.1), các biến cịn lại thì khơng.

Ngồi ra hệ số VIF của tất cả các biến đều nhỏ hơn 5 chứng tỏ mơ hình khơng có dấu hiệu của hiện tƣợng đa cơng tuyến. Đồng thời giá trị của thống kê d (Durbin-Watson) bằng 1.734 (1<d= 1.734 < 3) nằm trong miền khơng có hiện tƣợng tự tƣơng quan.

Nhƣ vậy kết quả trên đã cho thấy tính thanh khoản, địn bẩy, tỷ lệ sở hữu nước ngoài, thành phần HĐQT, tỷ lệ sở hữu vốn HĐQT thỏa mãn tất cả các giả

định cho mơ hình hồi quy bội, do đó có thể dùng để giải thích cho sự biến động của mức độ CBTT từ sở giao dịch chứng khoán TPHCM.

4.2.5. Bàn luận về kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

Giả thuyết H1: Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất cung cấp

thông tin nhiều hơn các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành khác.

Giả thuyết H4: Các cơng ty có tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao có mức độ cơng bố thơng tin nhiều hơn các cơng ty có lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu thấp.

Giả thuyết H7: Các công ty với quy mơ lớn có xu hướng công bố nhiều

thơng tin hơn các cơng ty có quy mơ nhỏ .

Theo kết quả của nghiên cứu, giả thuyết H1, H4, H7 bị bác bỏ. Cụ thể:

- Quy mô DN đƣợc đo bằng doanh thu thuần cũng nhƣ quy mô DN

đƣợc đo bằng tổng tài sản đều khơng có tác động đến mức độ CBTT trong báo cáo thƣờng niên của các DN niêm yết. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của

Lê Trƣờng Vinh (2008) nhƣng trái ngƣợc với kết quả nghiên cứu của Aljifri and Alzarouni (2013), Fathi (2013).

- Biến Loại ngành khơng có mối tƣơng quan tới mức độ CBTT. Kết

quả này trái ngƣợc với nghiên cứu của Aljifri and Alzarouni (2013).

- Lợi nhuận cũng khơng có ý nghĩa trong mơ hình. Kết quả trái ngƣợc

với nghiên cứu của Phạm Thị Thu Đông (2013) nhƣng phù hợp với kết quả của Huỳnh Thị Vân (2013).

Các kết quả trên có thể lý giải nhƣ sau: Trong năm 2013 tình hình kinh tế thế giới cịn diễn biến thất thƣờng, có tác động bất lợi đối với những nền kinh tế có độ mở lớn nhƣ nền kinh tế Việt Nam. Các DN vì vậy cũng gặp khó khăn về kinh doanh và tài chính. Lợi nhuận, doanh thu, tài sản sụt giảm nghiêm trọng bất kể là doanh nghiệp sản xuất hay phi sản xuất. Do đó loại ngành, quy mô và lợi nhuận

khơng thể giải thích cho mức độ CBTT.

Giả thuyết H2: Nếu được kiểm toán bởi Big4, báo cáo thường niên các

doanh nghiệp sẽ công bố nhiều thông tin hơn.

Giả thuyết H2 cũng bị bác bỏ. Công ty kiểm tốn cũng khơng có tác động đến mức độ CBTT. Giải thích cho kết quả này nằm trong vai trị của kiểm tốn viên bị giới hạn trong báo cáo tài chính, trong các thơng tin bắt buộc. Các kiểm tốn viên không yêu cầu các doanh nghiệp báo cáo các thông tin vƣợt quá yêu cầu của chuẩn mực kế toán. Kết quả này tƣơng đồng với kết quả của Huỳnh Thị Vân (2013) và Phạm Thị Thu Đông (2013).

Giả thuyết H3: Các cơng ty trên sàn HOSE với tính thanh khoản cao có xu hướng cơng bố nhiều thơng tin hơn các cơng ty có tính thanh khoản thấp.

Kết quả nghiên cứu cho thấy biến khả năng thanh tốn có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Do đó, khả năng thanh tốn ảnh hƣởng đến mức độ CBTT của các DN, tuy nhiên đây là mối quan hệ nghịch, trái với giả thiết ban đầu. Kết quả này có thể đƣợc giải thích là do các doanh nghiệp đang trong giai đoạn kinh tế khó khăn, DN nào có khả năng thanh tốn càng thấp thì càng cung cấp nhiều thông tin hơn để báo hiệu cho nhà đầu tƣ thấy những chiến lƣợc phát triển cũng nhƣ lợi thế tiềm tàng

của mình. Ngồi ra, tình hình thanh khoản xấu cũng có thể là cơ hội cho các đối thủ của doanh nghiệp tung tin đồn thất thiệt ảnh hƣởng đến DN, do đó khi tính thanh khoản thấp các DN CBTT nhiều hơn để giảm bất đối xứng thông tin.

Giả thuyết H5 : Cơng ty có tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập càng cao thì mức

độ cơng bố thơng tin càng cao.

Giả thuyết H5 cũng đƣợc chấp nhận, biến tpHĐQT có ý nghĩa thống kê ở

mức ý nghĩa 0.1%. Kết quả đã cho thấy, các DN có tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập càng cao thì mức độ CBTT trên BCTN cao hơn so với các DN còn lại. Bởi lẽ các thành viên HĐQT độc lập có thể giám sát tốt hơn hành vi của các nhà quản lý và có xu hƣớng khuyến khích CBTT nhiều hơn. Theo thông tƣ 121/2012/TT-BTC về quản trị cơng ty có quy định rằng 1/3 số thành viên HĐQT phải là độc lập. Tuy nhiên, trong số các công ty khảo sát, có tới 95% thành viên HĐQT các công ty khơng đảm bảo tính độc lập. Điều này có thể lý giải là do thông tƣ mới ban hành năm 2012, trong một khoảng thời gian ngắn thì các cơng ty chƣa thể thích ứng cũng nhƣ thay đổi cơ cấu điều hành của HĐQT theo quy định mới.

Giả thuyết H6: Có mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ sở hữu vốn của HĐQT với mức độ cơng bố thơng tin trên báo cáo tài chính.

Cuối cùng, tỷ lệ sở hữu vốn của HĐQT cũng có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 5%, phù hợp với giả thiết H6 đƣa ra. Nghĩa là DN có mức độ tập trung cổ phiếu vào HĐQT cao thì mức độ CBTT càng thấp. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu thực nghiệm của Sartawi et al. (2012). Hơn nữa, nó phù hợp với lập luận rằng DN sẽ cung cấp ít thơng tin hơn khi có sự hiện diện của các cổ động lớn trong HĐQT vì họ có thể lấy đƣợc thơng tin từ nguồn nội bộ của DN một cách dễ dàng.

Giả thuyết H8: Các cơng ty có địn bẩy càng cao thì mức độ CBTT càng cao.

Giả thuyết H8 đƣợc chấp nhận. Địn bẩy tài chính cũng có tác động tích cực đến mức độ CBTT ở mức ý nghĩa 0.1%, phù hợp với giả thuyết ban đầu. Điều này có nghĩa là DN có tỷ lệ nợ cao thì càng cơng bố nhiều thơng tin hơn. Kết quả này trái ngƣợc với kết quả nghiên cứu của Huỳnh Thị Vân và Phạm Thị Thu Đông.

Nguyên nhân là do nghiên cứu sử dụng bộ tiêu chí CBTT khác với hai nghiên cứu trƣớc và phạm vi không gian của mỗi nghiên cứu khác nhau.

Giả thuyết H9: Các cơng ty có tỷ lệ quyền sở hữu nước ngồi cao thì cơng

bố nhiều thơng tin hơn những cơng ty có tỷ lệ quyền sở hữu nước ngồi thấp.

Tỷ lệ sở hữu của cổ đơng nƣớc ngồi cũng có tác động tích cực đến mức độ CBTT. Phát hiện này hỗ trợ giả thiết 9 và phù hợp với kết quả nghiên cứu của Sartawi et al. (2012), Aljifri and Alzarouni (2013). Ngồi ra, nó cũng phù hợp với lập luận rằng để thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngồi, cơng ty sẽ cơng bố thêm thơng tin để giảm bất đối xứng thông tin.

Kết luận chƣơng 4:

Trong chƣơng 4, ngƣời nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật thống kê mô tả, ma trận hệ số tƣơng quan, kiểm định t-test và mơ hình hồi quy tuyến tính bội để phân tích các nhân tố tác động đến mức độ CBTT.

Phép thống kê mô tả cho thấy nhìn chung mức độ CBTT của các doanh nghiệp niêm yết vẫn chƣa cao, đặc biệt là các thông tin về HĐQT cần đƣợc lƣu ý để công bố nhiều hơn. Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp vẫn chƣa đáp ứng đƣợc quy định về 1/3 số thành viên trong HĐQT là thành viên độc lập.

Với phân tích ma trận hệ số tƣơng quan thấy đƣợc rằng các nhân tố: đòn bẩy, thành phần HĐQT, tỷ lệ sở hữu vốn HĐQT, tỷ lệ sở hữu nước ngồi, tính thanh khoản tác động đến mức độ công bố thông tin và khơng có hiện tƣợng tự tƣơng quan giữa các biến độc lập. Với phân tích t-test, kết quả phân tích cho thấy các nhân tố: loại ngành, cơng ty kiểm tốn khơng có tác động đến mức độ công bố thông tin.

Từ kết quả nghiên cứu có đƣợc từ mơ hình đề nghị. Chín biến đƣợc xem là có ảnh hƣởng đến tính minh bạch thơng tin doanh nghiệp, sau khi dùng các phƣơng pháp phân tích hồi quy bội thì biến địn bẩy, thành phần HĐQT, tỷ lệ sở hữu vốn HĐQT, tỷ lệ sở hữu nước ngồi, tính thanh khoản có ý nghĩa thống kê.

Nhƣ vậy, giả thuyết H5, H6, H8, H9 đƣợc chấp nhận. Biến tính thanh khoản có ý nghĩa nhƣng kết quả ngƣợc chiều với giả thuyết H3 ban đầu đƣa ra.

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Luận văn này phân tích tác động của các đặc điểm DN lên mức độ CBTT trên BCTN của các DN niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán TP.HCM. Các đặc điểm DN đƣợc đƣa vào nghiên cứu là loại ngành, cơng ty kiểm tốn, tính thanh khoản, lợi nhuận, thành phần HĐQT, tỷ lệ sở hữu vốn của HĐQT, quy mơ, địn bẩy và tỷ lệ sở hữu nƣớc ngồi. Phân tích cho thấy mức độ CBTT trung bình của các DN niêm yết trên sàn HOSE là 72.85%, phản ánh mức độ vừa phải của CBTT. Kết luận chính đƣợc rút ra từ phân tích hồi quy là các biến thành phần HĐQT, tỷ lệ sở hữu vốn của HĐQT, đòn bẩy, tỷ lệ sở hữu nước ngồi, tính thanh khoản có ảnh hƣởng mạnh mẽ lên mức độ CBTT. Trong đó, biến tỷ lệ sở hữu vốn của HĐQT và

tính thanh khoản có tác động tiêu cực. Các biến khác dƣờng nhƣ khơng có ảnh

hƣởng tới mức độ CBTT của các công ty trong mẫu nghiên cứu.

Các phát hiện này có thể giải thích với lý do một cơng ty có tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập cao có thể giám sát tốt hơn các hành vi của nhà quản lý và có xu hƣớng khuyễn khích, hỗ trợ CBTT nhiều hơn cho ngƣời sử dụng BCTN. Tƣơng tự nhƣ vậy, các công ty có tỷ lệ sở hữu của HĐQT cao thì có xu hƣớng có thể tiết lộ ít thơng tin vì lúc này quyền sở hữu và quyền quản lý đƣợc kết hợp và công ty không quan tâm trong việc CBTT vì trong trƣờng hợp này chi phí đại diện thấp. Đồng thời, các cơng ty có tỷ lệ địn bẩy cao và tỷ lệ sở hữu nƣớc ngồi cao có chi phí giám sát cao, họ sẽ tiết lộ thêm thông tin để giảm chi phí và đáp ứng nhu cầu của các chủ nợ và cổ đơng. Ngồi ra, việc công bố thêm thông tin giúp giảm bất đối xứng thông tin với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài hơn nữa. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tính thanh khoản có ý nghĩa tiêu cực ở mức 5%, trái với giả thuyết H3 đƣa ra. Nó có thể đƣợc lý giải do tình hình kinh tế VN đang trong giai đoạn khó khăn, các DN có khả năng thanh tốn càng thấp thì càng có động cơ CBTT nhiều hơn để báo hiệu cho nhà đầu tƣ thấy chiến lƣợc phát triển cũng nhƣ lợi thế tiềm tàng của mình.

Từ kết quả nghiên cứu, một số các kiến nghị cho các DN niêm yết, cơ quan quản lý Nhà nƣớc và nhà đầu tƣ đƣợc đề xuất để nâng cao mức độ CBTT sẽ đƣợc trình bày ở phần sau.

5.2. Các kiến nghị

5.2.1. Các kiến nghị nhằm tăng cƣờng mức độ CBTT

Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ CBTT bị ảnh hƣởng bởi 4 biến chính là

địn bẩy, thành phần HĐQT, tỷ lệ sở hữu vốn HĐQT, tỷ lệ sở hữu nước ngoài. Dựa

vào kết quả nghiên cứu, để tăng cƣờng mức độ CBTT có thể thực hiện một số các biện pháp sau:

5.2.1.1. Tăng hệ số nợ để tăng mức độ CBTT

Đòn bẩy tài chính là một trong những yếu tố không thể thiếu đối với một DN. Địn bẩy có tiềm năng làm tăng tỷ suất sinh lợi chung trên vốn cổ phần. Nghiên cứu chỉ ra rằng địn bẩy có tác động tích cực đến mức độ CBTT của các doanh nghiệp. Dựa vào đây, các doanh nghiệp có thể tăng địn bẩy kinh doanh để từ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ giữa đặc điểm doanh nghiệp niêm yết và mức độ công bố thông tin trên báo cáo thường niên tại sàn chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)