Biến tự do hóa tài chính (credit)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH kiểm định các nhân tố tác động đến khả năng khủng hoảng ngân hàng tại việt nam dựa trên kinh nghiệm của thế giới , (Trang 39 - 40)

2.2 Lý thuyết mơ hình và mơ hình chi tiết

2.2.2.8 Biến tự do hóa tài chính (credit)

Biến cuối cùng được đề xuất trong mơ hình nghiên cứu là Biến đại diện cho việc tự do hóa tài chính tại mỗi quốc gia. Lý thuyết khủng hoảng ngân hàng chỉ ra rằng sau khi thực hiện tự do hóa lĩnh vực tài chính, thị trường tiền gửi trở nên mang tính cạnh tranh cao hơn khi mà các nhà đầu tư nước ngồi sẵn lịng cung cấp lượng lớn các nguồn vốn với chi phí thấp. Điều này khiến các ngân hàng buộc phải tăng chi phí hoạt động nhằm giữ khách hàng của mình. Khi thu nhập giảm, ngân hàng có thể phải đối mặt với tình trạng khó khăn, có khả năng sẽ khơng chi trả đúng hạn các khoản nợ. Thêm vào đó, nếu các nhà đầu tư tháo chạy khỏi ngân hàng, lúc này hệ thống ngân hàng sẽ dễ tổn thương hơn. Theo Allegret et al (2003) đã chỉ ra dường

như có 3 kênh mà tự do hóa tài chính có thể ảnh hưởng đến sự bền vững của ngân hàng bao gồm: mở cửa hệ thống tài chính, bãi bỏ các quy định về lãi suất và bãi bỏ các quy định về các khoảng nợ vay ngân hàng. Điều này có nghĩa là tự do hóa tài chính có thể có thể được đánh giá thơng qua các tác động của những kênh này trên thị trường tài chính. Theo Galbis (1993) đã cho rằng lãi suất thực (lãi suất đã loại bỏ lạm phát) có thể là đại diện tốt nhất cho tự do hóa tài chính bởi vì bãi bỏ các quy định về lãi suất thường dẫn đến việc gia tăng 1 cách nhanh chóng của lãi suất thực. Tuy nhiên, như đã đề cập ở phần lý thuyết trên, lãi suất thực tăng cao có thể là kết quả của các nhân tố khác như: tấn công tiền tệ theo (Kaminsky and Reinhart, 1996) hoặc do chính sách thắt chặt tiền tiền tệ (Ergungor and Thomson, 2005). Vì vậy, lãi suất thực có thể khơng đánh giá tốt cho việc tự do hóa tài chính cũng như các hiện tượng xảy ra. Để đại diện cho tiến trình tự do hóa tài chính, bài viết này đánh giá tác động của hai kênh còn lại bằng việc sử dụng các biến tin cậy liên quan, Pill và Pradhan (1995) đề nghị sử dụng tỷ lệ tín dụng trong nước trên GDP. Demirguc- Kunt and Detragrache (1998a) đưa ra tỷ lệ tín dụng trên GDP và tốc độ tăng trưởng tín dụng trong nước. Do giới hạn về dữ liệu, bài viết này sử dụng tốc độ tăng trưởng tín dụng trong nước trên GDP như là một biến giải thích cho tự do hóa tài chính trong mơ hình. Dữ liệu thu thập từ dịng 32d và dòng 99b của bộ dữ liệu IFS.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH kiểm định các nhân tố tác động đến khả năng khủng hoảng ngân hàng tại việt nam dựa trên kinh nghiệm của thế giới , (Trang 39 - 40)