Thực trạng xây dựng mơ hình cảnh báo sớm khủng hoảng ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH kiểm định các nhân tố tác động đến khả năng khủng hoảng ngân hàng tại việt nam dựa trên kinh nghiệm của thế giới , (Trang 60)

tại Việt Nam

3.4.1 Thực trạng hệ thống ngân hàng tại Việt Nam

Ngân hàng là ngành có mối quan hệ mật thiết với các biến động của nền kinh tế của một quốc gia. Đây là ngành chịu ảnh hưởng đầu tiên khi nền kinh tế gặp khó khăn nhưng cũng là ngành hồi phục trước tiên để tạo điều kiện cho nền kinh tế phục hồi và đi vào ổn định. Hiện nạy, với đà tăng trưởng mạnh sau khi hội nhập, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đạt được một số thành tựu nhất định như: gia tăng số lượng NHTM, tăng cường được vốn điều lệ cũng như tài sản, tổng tín dụng cho nền kinh tế cũng tăng trưởng mạnh trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, nhìn chung hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn gặp phải những hạn chế sau đây:

Thứ nhất, hệ thống ngân hàng của Việt nam còn phát triển khá khiêm tốn so với các nước trong khu vực và thế giới. Ngoại trừ các ngân hàng có xuất phát từ ngân hàng nhà nước, các ngân hàng thương mại cổ phần đều bắt đầu từ con số khơng và cũng đã rất nỗ lực để có được quy mơ hiện tại. Tuy nhiên so với nhu cầu trong nước, đóng góp của một ngân hàng nhỏ bé sẽ ít hiệu quả hơn. Thậm chí, ngay một "ơng lớn" trong ngành ngân hàng cũng khó có đủ khả năng tài trợ một tập đồn quốc gia. Năng lực tài chính của các NHTM thể hiện trước hết ở quy mơ vốn tự có của mỗi ngân hàng. Có thể nói, quy mơ vốn tự có của các NHTM tại Việt Nam cịn rất nhỏ bé. Quy mô nhỏ bé này được thể hiện thông qua chỉ tiêu quy mô vốn điều lệ, thành phần chính của vốn chủ sở hữu.

Bảng 6: So sánh vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu của các ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam (tại thời điểm tháng 5/2013)

Đơn vị tính: tỷ đồng

Ngân hàng Vốn điều lệ Vốn chủ sở hữu

VietinBank 32.661 ~ 45.000 Agribank 29.154 ~42.000 Vietcombank 23.174 42.336 BIDV 23.011 26.902 EIB 12.355 15.832 Sacombank 10.739 13.412 ACB 9.376 12.763

Nguồn: từ nguồn số liệu tổng hợp của tác giả

Quy mô này nhỏ hơn rất nhiều so với quy mô của các NHTM trong khu vực ASEAN và càng nhỏ bé hơn nếu so sánh với các ngân hàng lớn tại khu vực châu Á. Qua đó, có thể thấy rõ sự nhỏ bé của các NHTM Việt Nam khi so sánh với quy mô của các ngân hàng lớn nhất trong khu vực ASEAN theo bình chọn của tạp chí The Banker, một thành viên của tờ Finance Times, một tạp chí có uy tín trên thế giới trong lĩnh vực ngân hàng bình chọn năm 2010 được trình bày trong bảng dưới đây:

Bảng 7: Quy mô vốn của các ngân hàng hàng đầu khu vực ĐNA năm 2010

Đơn vị tính: trUSD

STT Tên Ngân hàng Quốc gia Vốn điều lệ

1 DSB Singapore 4.833

2 Oversea Chine Banking

Corp Singapore

3.970

3 Maybank Malaysia 3.095

4 Publicbank Malaysia 2.021

5 Krung Thai Bank Thái Lan 1.337

6 Bangkok Bank Thái Lan 1.335

7 Bank Mandiri Indonesia 1.232

8 RHB Bank Berhad Malaysia 1.211

9 Bumiputra-Comerce Bank Malaysia 1.117

10 AMMB Holdings Malaysia 1.005

11 Kasikoronbank Thái Lan 996

12 Bank of the Philippine Island Philippines 937

13 Bank Central Asia Indonesia 849

14 Siam City Bank Thái Lan 735

15 Hong Leong Bank Malaysia 714

16 Bank BNI Indonesia 638

17 Bank of Ayudhya Thái Lan 550

Có thể thấy, quy mô vốn chủ sở hữu như là tấm đệm để đảm bảo cho mỗi ngân hàng có khả năng chống đỡ trước những rủi ro trong hoạt động ngân hàng cũng như những rủi ro của môi trường kinh doanh.Vốn chủ sở hữu của các ngân hàng càng lớn thì ngân hàng càng có khả năng chống đỡ cao hơn với những cú sốc của môi trường kinh doanh. Điều này ngày càng trở nên quan trọng trong điều kiện mơi trường kinh doanh có nhiều biến động khơn lường, khi sự phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế ngày càng tăng trong điều kiện hội nhập như hiện nay luôn tiềm ẩn những rủi ro bất ngờ.Vốn tự có cịn ảnh hưởng đến mức đầu tư vào công nghệ của ngân hàng vì ngân hàng chỉ có thể sử dụng vốn tự có để đầu tư vào cơng nghệ.Vì thế, có thể nói, quy mơ vốn tự có nhỏ sẽ là một bất lợi lớn trong lĩnh vực ngân hàng.

Thứ hai, việc quản lý và giám sát của NHTW còn bộc lộ nhiều thiếu sót, theo “báo cáo về phát triển tài chính” của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) thì chỉ số về

Như vậy có thể thấy, chính những hạn chế trong khung pháp lý, công nghệ và tiêu chuẩn an toàn hoạt động đã khiến cho việc quản lý và giám sát của NHNN đối với các hoạt động của các NHTM trở nên kém hiệu quả và không nhạy bén.

Thứ ba, hệ thống bảo hiểm tiền gửi hoạt động chưa thật sự hiệu quả. Như đã đề cập bên trên bảo hiểm tiền gửi là công cụ cần thiết và hiệu quả trong việc hạn chế những rủi ro cho cả người gửi tiền cũng như các NHTM, đồng thời làm giảm mức độ nghiêm trọng của một cuộc khủng hoảng ngân hàng. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam còn rất thấp. Bên cạnh đó, chính sách quản lý, và hệ thống thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng chưa có hiệu quả và hiệu lực cao trong bối cảnh các TCTD phát triển nhanh về số lượng và quy mô, đồng thời hội nhập quốc tế sâu rộng. Nhiều quy định, chuẩn mực về an toàn hoạt động ngân hàng đã được đổi mới theo hướng tiếp cận các chuẩn mực quốc tế, tuy nhiên vẫn còn rất chậm so với các hệ thống ngân hàng trong khu vực và tụt hậu so với sự tiến bộ của các chuẩn mực quốc tế. Các tiêu chuẩn cấp phép, các chuẩn mực an toàn chưa chặt chẽ, chưa kiềm chế mức độ rủi ro gia tăng trong hoạt động ngân hàng và chưa được bảo đảm tuân thủ nghiêm đã thúc đẩy quy mô hệ thống các TCTD tăng nhanh cùng với sự tích lũy ngày càng lớn rủi ro.

3.4.2 Những thách thức đối với hệ thống Ngân hàng Việt Nam

Thứ nhất, tình hình thanh khoản của các NHTM đơi lúc cịn bấp bênh: năm 2011, tỷ lệ sử dụng vốn trong hệ thống ngân hàng lên tới hơn 100% dẫn đến việc thiếu thanh khoản, hiện nay tình hình có khả quan đơi chút, nhưng vẫn chưa chắc chắn, tại các NHTM hàng đầu trên thế giới thì tỷ lệ sử dụng vốn chỉ khoảng 30- 70%, tỷ lệ còn lại 30-40% sẽ dùng đầu tư vào cơng cụ có tính thanh khoản cao, trong khi các ngân hàng VN dùng chủ yếu đầu tư vào tín dụng. Tính thanh khoản của các NHTM ngày càng giảm sút thể hiện tỷ lệ tổng vốn tính dụng/tổng vốn huy động tăng liên tục nhưng nguồn vốn huy động vào lại có biểu hiện giảm. Ngoài ra, tỷ lệ này ở hầu hết các quốc gia châu Á đều thấp hơn 80% trong khi VN có thời điểm lên đến hơn 130%, vì vậy NHNN đã ban hành Thơng tư 13/2010/TT-NHNN

có hiệu lực vào tháng 10/2010 quy định tỷ lệ này ở mức tối đa 80% cho các ngân hàng và 85% cho các tổ chức tín dụng khác nhưng cho đến nay tỷ lệ này vẫn chưa giảm và vấn đề vẫn chưa được giải quyết triệt để. Đồng thời, tỷ lệ tín dụng cho vay/vốn huy động lại có xu hướng tăng lên, năm 2008 là 0,95%, năm 2009 là 1,01%, năm 2010 là 1,01% và năm 2011là 1,03% trong khi tín dụng tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng vốn huy động. Đây là điều khơng tốt để tăng tính thanh khoản trong hoạt động cho vay của ngân hàng (Ngô Xuân Thanh, 2012).

Hai là, những rủi ro lãi suất và tỷ giá hối đoái: những bất ổn về kinh tế vĩ mô ở trong nước và trên thế giới, đặc biệt là lạm phát cao trong những năm trở lại đây và những chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN nhằm kiềm chế lạm phát đã đặt hệ thống NHTM trước những rủi ro rất lớn về lãi suất. Bên cạnh đó, những biến động lớn và đột ngột về lãi suất, cùng với những biện pháp điều hành lãi suất cịn mang nặng tính hành chính đã khiến cho các NHTM thường xuyên trong trạng thái đối phó, khi thì chạy đua tăng lãi suất huy động, khi lại giữ lãi suất cho vay ở mức rất cao để phịng ngừa biến động lãi suất. Vì vậy, hiện tượng vượt trần lãi suất diễn ra tương đối phổ biến làm giảm hiệu lực của các chính sách tiền tệ, đồng thời làm suy giảm đạo đức kinh doanh của khơng ít cán bộ quản lý cũng như cán bộ tác nghiệp trong hệ thống ngân hàng... (Ngô Thanh Xuân, 2012).

Ba là, tình hình nợ xấu tại các ngân hàng đang đứng ở mức cao: Theo báo cáo của một số ngân hàng thương mại, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng đều tăng trong 9 tháng đầu năm 2012; nợ xấu đặc biệt tăng mạnh tại các ngân hàng như ACB từ 0,9% lên 2,1%; của Sacombank từ 0,57% lên 1,4%; của BaoVietBank từ 4,56% lên 6,13%; của NaviBank từ 2,92% lên 3,97%. Một số ngân hàng giữ được tốc độ nợ xấu tăng không quá mạnh, như ở Techcombank từ 2,82% lên 2,94%; KienLongBank từ 2,77% lên 2,78%. Riêng ngân hàng PGBank giảm được nợ xấu từ 3,06% cuối năm ngối xuống cịn 2,96% (Thành Hưng, 2012). Nợ xấu ở một số ngân hàng lớn cũng không mấy sáng sủa, theo công bố của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn (Argribank), tính đến ngày 31/12/2012, nợ xấu toàn hệ thống Agribank hơn 27.800 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ nợ xấu 5,8% trên tổng dư

nợ. Trong khi đó, Ngân hàng Đầu tư Phát triển VN (BIDV) cơng bố, tính đến ngày 31/12/2012, nợ xấu ở mức 2,77% so với tổng dư nợ, tương đương 8.980 tỷ đồng. Theo công bố của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương (Vietcombank), tính đến ngày 31/12/2012, tổng nợ của ngân hàng này là 5.398 tỷ đồng, chiếm 2,25% tổng dư nợ. Còn nợ xấu của Viettinbank ở mức 1,35%/tổng dư nợ, số tiền khoảng 4.464 tỷ đồng (Nguyễn Hiền, 2013). Tuy nhiên, những con số mà các ngân hàng đã công bố được rất nhiều chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước đánh giá là chưa đáng tin cậy, con số thực có thể cao hơn nhiều. Mới đây, theo cơng bố của Văn phịng Chính phủ, nợ xấu trước đây được xác định theo thanh tra NHNN khoảng 8% (làm tròn số) đã giảm xuống cịn 6%. Ngồi ra còn nhiều thách thức khác ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các hoạt động của ngành ngân hàng

3.4.3 Các biện pháp phòng ngừa khủng hoảng ngân hàng của Ngân hàng nhà nƣớc trong thời gian qua

Để đối phó với các tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Đông Á năm 1997, Ngân hàng nhà nước đã thực hiện các biện pháp đối phó trong các năm từ 1997-1999, từng bước phá giá VNĐ va tiến tới thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá, trong các năm 1999-2000, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, thực hiện giảm lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buột bằng VNĐ, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buột bằng USD. Trong năm 2000, NHNN củng cố năng lực điều hành chính sách tiền tệ, bằng việc đổi mới cơ chế điều hành lãi suất, thực hiện một bước tự do hóa lãi suất, chuyển sang áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận bằng VNĐ. Trong năm 2000, NHNN đưa vào hoạt động thị trường mở, đây được xem là bước tiến mới trong cơng tác điều hành chính sách tiền tệ, góp phần điều tiết vốn của các tổ chức tín dụng.

Năm 2004-2007, để đối phó với tình trạng lạm phát gia tăng trong bối cảnh dịng vốn đầu tư nước ngồi vào nhiều, NHNN đã thực hiện việc nâng biên độ tỷ giá, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, kiểm sốt dịng vốn từ hệ thống ngân hàng sang thị trường chứng khốn

Bên cạnh đó, NHNN cũng tiến hành thực hiện các biện pháp phòng ngừa khủng hoảng ngân hàng, bảo đảm an toàn hệ thống, bằng việc tăng cường công tác thanh tra đối với các NHTM, thực hiện các giải pháp cơ cấu lại đối với NHTM cổ phần hoạt động không hiệu quả, thực hiện mua lại, sáp nhập, hợp nhất đối với một số NHTM, yêu cầu tăng vốn điều lệ, áp dụng các biện pháp ngăn ngừa nợ xấu phát sinh, thực hiện cổ phần hóa các NHTM nhà nước. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng kiểm sốt tốc độ tăng trưởng tín dụng, đảm bảo tốc độ tăng trưởng phù hợp với tốc độ tăng trưởng huy động vốn thực tế.

3.4.4 Thực trạng xây dựng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng ngân hàng Việt Nam và sự cần thiết của việc xây dựng mơ hình cảnh báo sớm khủng hàng Việt Nam và sự cần thiết của việc xây dựng mơ hình cảnh báo sớm khủng hoảng

Trong phạm vi bài nghiên cứu, tơi cho rằng tại Việt Nam chưa có nhiều mơ hình cảnh báo sớm khủng hoảng ngân hàng nào được áp dụng một cách chính thức, cũng như có rất ít các cá nhân hoặc tổ chức nào chịu trách nhiệm nghiên cứu và xây dựng mơ hình cảnh báo sớm khủng hoảng ngân hàng tại Việt Nam. Các bài nghiên cứu này phần lớn chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu và phân tích khủng hoảng tiền tệ dựa trên việc xem xét các mơ hình của các nước, chưa thật sự đi sâu vào việc tìm hiểu các nhân tố nào thật sự tác động đến khủng hoảng ngân hàng để qua đó xây dựng mơ hình cảnh sớm khủng hoảng ngân hàng. Tuy nhiên, sau các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ tại các nước trong khu vực trong thời gian gần đây, công tác dự báo thực sự được chú trọng và cho đến nay công tác này ngày càng được hồn thiện và góp phần bảo đảm sự ổn định tiền tệ quốc gia và sự an tồn của hệ thống tài chính.

Ngồi ra, chi phí ngân sách của các nước dành để giải quyết những cuộc khủng hoảng này khá cao (Xem hình). Chi phí cho các cuộc khủng hoảng ngân hàng và trợ giúp để phục hồi hoạt động ngân hàng liên quan đến các cuộc khủng hoảng ở mức trung bình chiếm khoảng 13,3% GDP và mức cao lên tới 55,1% GDP. Cụ thể: 2-3% GDP của Mỹ trong trường hợp khủng hoảng của các tổ chức tiết kiệm và cho

vay trong giai đoạn 1980-1990; 2-8% GDP đối với các nước Bắc Âu; 17% GDP cho cuộc khủng hoảng của Tây Ban Nha (1977-1985); trên 25% GDP cho cuộc khủng hoảng ngân hàng Argentina. Cuộc khủng hoảng Đông Á 1997-1999 đã mất khoản phí tổn tài chính rất lớn để cải tổ lại hệ thống ngân hàng: Hàn Quốc khoảng 15-16% GDP, Thái Lan được ước tính khoảng 32% GDP; Indonesia khoảng 48-50% GDP.

Hình 2: Tính nghiêm trọng của khủng hoảng ngân hàng

Với một đất nước đang phát triển như Việt Nam, việc xây dựng mô hình cảnh báo sớm các khả năng xấu có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế cũng như đến ngành ngân hàng là thật sự cần thiết, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang trong giai đoạn mở cửa, có nhiều cơ hội để hội nhập nhưng đồng thời với đó cũng là những rủi ro từ các tác động của môi trường kinh tế quốc tế. Như đã đề cập ở trên, chi phí để chính phủ của những nước chịu tác động của khủng hoảng ngân hàng là rất lớn và khó mà có thể đo lường được chính xác tổn thất mà các quốc gia này chi trả để khôi phục nền kinh tế. Kinh tế Việt Nam trong những năm trở lại đây, nhất là ngành ngân hàng tuy chưa thật sự xảy ra cuộc khủng hoảng chính thức nào, nhưng vẫn khơng tránh khỏi chịu tác động tiêu cực từ những khó khăn của kinh tế thế giới, khiến hệ thống

ngân hàng gặp nhiều khó khăn và việc tái cơ cấu hệ thống là nhiệm vụ rất được quan tâm của các cấp quản lý.

Bên cạnh đó, nếu mơ hình cảnh báo sớm khủng hoảng thật sự hoạt động có hiệu quả sẽ góp phần giúp các nhà hoạch định chính đưa ra các biện pháp đối phó

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH kiểm định các nhân tố tác động đến khả năng khủng hoảng ngân hàng tại việt nam dựa trên kinh nghiệm của thế giới , (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)