Thách thức của công ty dưới tác động của hiệp định CPTPP trong bối cảnh Covid-

Một phần của tài liệu Cơ hội và thách thức của hiệp định CPTPP đối với hoạt động kinh doanh của CÔNG TY cổ PHẦN lọc hóa dầu BÌNH sơn trong bối cảnh COVID 19 và giải pháp đề xuất cho doanh nghiệp (Trang 27 - 29)

cảnh Covid-19

1. Về cạnh tranh từ hàng nhập khẩu từ các nước CPTPP:

Thị trường Việt Nam đang thiếu hụt khoảng 0,8 triệu tấn xăng và 1,8 triệu tấn dầu DO mỗi năm. Nguồn xăng dầu thiếu hụt này sẽ được Việt Nam nhập khẩu từ các nước trong CPTPP như Singapore, Malaysia...Do đó, sức ép cạnh tranh trong ngành dầu khí của nước ta sẽ ngày càng gia tăng.

Bảng 4. Bảng cân đối cung cầu của xăng dầu ở thị trường Việt Nam từ năm 2018-2022

Việt Nam vừa xuất khẩu và nhập khẩu dầu thơ. Tính từ năm 2015 đến 2020, lượng xuất khẩu dầu thô giảm đi đáng kể trong khi nhập khẩu tăng mạnh. Cụ thể năm 2015, ta nhập khẩu 0,18 triệu tấn và xuất khẩu 9,18 triệu tấn dầu thô, đến năm 2020 lượng nhập khẩu đã lên đến 13,33 triệu tấn và lượng xuất khẩu giảm đi một nửa so với năm 2015.

Với những thuận lợi về tài chính, trình độ quản trị, chuỗi phân phối toàn cầu, các DN nước ngoài sẽ nhanh hơn các DN Việt Nam trong việc hưởng lợi các ưu đãi thuế quan. Bên cạnh đó, do tiềm lực của các DN Việt Nam nói chung và BSR nói riêng cịn yếu, sự liên kết với nhau kém nên sức ép cạnh tranh trên thị trường nước ngoài là một thách thức lớn. Có thể thấy rằng các DN dầu khí Việt Nam nói chung và BSR nói riêng cần phải phát triển thế mạnh về các nguồn lực hiện có để đối đầu với sự cạnh tranh gay gắt từ việc nhập khẩu xăng dầu từ các DN nước ngoài.

Các thách thức đến từ hàng rào phi thuế quan: Hàng rào phi thuế quan trong

CPTPP đưa ra những yêu cầu về chất lượng sản phẩm, nhiên liệu cũng như những yêu cầu về bảo vệ môi trường hết sức gay gắt. Cụ thể là các yêu cầu rất chi tiết như phản ứng hóa học, tách đồng phân, thay đổi kích hạt, tinh chế, chưng chất, pha lỗng…u cầu BRS phải thay đổi để đáp ứng, tránh để các lỗi nhỏ ảnh hưởng tới sản phẩm lớn.

Nguy cơ gia tăng tình trạng tồn kho: Hiện nay, tình hình Covid-19 diễn biến

phức tạp, nhu cầu về xăng dầu của Việt Nam và các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Đơng Nam Á giảm mạnh do giãn cách xã hội nên cầu về sản phẩm lọc dầu giảm mạnh. Cụ thể, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu giảm sâu, khoảng 70 – 80% tại các địa phương có Chỉ thị 16, sản lượng tiêu thụ mặt hàng xăng E5 RON92 và dầu DO 0,05% chỉ bằng 50% so với bình quân cùng thời điểm tháng 6, các tỉnh, thành không thực hiện giãn cách, nhu cầu tiêu thụ của người dân cũng giảm tới 30% vì việc đi lại gặp nhiều hạn chế. Mặc dù đã thực hiện nhiều biện pháp để giải quyết tình trạng tồn kho nhưng mức độ tồn kho của NMLD Dung Quất vẫn ở mức cao - trên 85%, có khi lên đến 90%.

Một phần của tài liệu Cơ hội và thách thức của hiệp định CPTPP đối với hoạt động kinh doanh của CÔNG TY cổ PHẦN lọc hóa dầu BÌNH sơn trong bối cảnh COVID 19 và giải pháp đề xuất cho doanh nghiệp (Trang 27 - 29)