I. Giải pháp cho doanh nghiệp:
1. Giải pháp chung cho doanh nghiệp dầu khí :
DN cần chủ động nghiên cứu quy định của CPTPP về thuế quan lẫn các biện pháp phi thuế quan. Từ đó nhận ra thách thức, cơ hội liên quan đến lĩnh vực của mình, giúp định vị lại vị trí, vai trị, tái cấu trúc các thị trường, nguồn cung ứng, chú trọng đáp ứng yêu cầu của CPTPP. Hơn nữa, DN cũng cần cải tiến quy trình sản xuất để có sự chuẩn bị tốt nhất để đáp ứng được các quy định chung và các quy định riêng về dầu khí rất chi tiết như phản ứng hóa học, tách đồng phân, thay đổi kích hạt, ngun vật liệu tiêu chuẩn, tinh chế, phối trộn trực tiếp, chưng chất, pha loãng…..tránh để các lỗi nhỏ ảnh hưởng tới sản phẩm lớn.
2. Đề xuất giải pháp cho cơng ty Bình Sơn:
2.1. Lựa chọn thị trường quốc gia mục tiêu
Về nhập khẩu, BSR nên tiếp tục tập trung nhập khẩu từ Malaysia vì các lý do
sau:
Malaysia là nước xuất khẩu dầu rịng và là nước sản xuất dầu - khí lớn thứ 2 ở Đông Nam Á (sau Indonesia) nên nguồn cung sẽ ổn định;
Chú thích: b/d: thùng/ngày
Hình 7. Năng lực sản xuất dầu khí của các nước Đơng Nam Á
Nguồn: Platts
Tính tới 2021, xăng dầu nhập từ Malaysia tăng 37% về giá trị so với cùng kỳ năm trước, chiếm 33% tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước.
Về vị trí địa lý, khoảng cách giữa VN và Malaysia tương đối gần, không bị ngăn cách với các quốc gia khác, việc vận chuyển hàng hóa vì thế mà cũng dễ dàng hơn, giảm bớt các chi phí liên quan;
Hình 8. Vị trí địa lý của Việt Nam và Malaysia
Quan trọng nhất là Việt Nam và Malaysia đang tham gia chung Hiệp định CPTPP, các chính sách mở cửa thị trường sẽ tạo điều kiện cho việc nhập khẩu từ thị
trường này. Hơn nữa, Malaysia cũng đang là thành viên của WTO, vì thế các rào cản thương mại cũng sẽ dễ dàng hơn.
Tuy nhiên với thị trường nhu cầu dầu khí đầy biến động như hiện nay, DN cũng nên cân đối lượng nhập khẩu hợp lý, tránh lượng tồn kho quá lớn.
Về xuất khẩu, đến nay BSR vẫn chưa triển khai hoạt động xuất khẩu một cách
mạnh mẽ dẫn đến lượng hàng hóa tồn kho q lớn, vì thế DN nên cân nhắc xuất khẩu để giải phóng lượng hàng hiện tại. So với Trung Quốc hay Thái Lan thì VN lại có lợi thế cạnh tranh do được ưu đãi thuế quan theo cam kết của các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương với Nhật Bản, đặc biệt là CPTPP. Hơn nữa Nhật Bản nhắm đến Việt Nam đầu tiên tại ASEAN trong thỏa thuận chia sẻ dầu mỏ, trong bối cảnh nước này đang tìm cách đảm bảo nguồn cung cấp xăng dầu không bị ảnh hưởng bởi nguồn cung quốc tế. Vì vậy DN có thể hướng tới thị trường Nhật Bản trong tương lai gần để xuất khẩu.
2.2. Lựa chọn sản phẩm trọng điểm
Dầu diesel do NMLD Dung Quất sản xuất theo mức Euro 2 tuy nhiên xét riêng về 2 chỉ tiêu kỹ thuật là hàm lượng lưu huỳnh và trị số xetan thì chất lượng lại tương đương mức Euro 3, Euro 4, tức là sản phẩm có chất lượng rất cao, đủ đáp ứng các u cầu khắt khe trên thế giới, hơn nữa có tín hiệu sau khi nâng cấp nhà máy, sản phẩm cịn có thể đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng EURO 5.
Theo báo cáo tài chính của cơng ty, sản phẩm dầu diesel (D.O 0,05%) chiếm tỷ trọng cao nhất trong doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty (34,79%) trong 9 tháng đầu năm 2021, tăng 55,69% so với cùng kỳ năm trước.
Hình 9. Phụ lục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của BSR
Vì vậy chúng tơi đề xuất trong các sản phẩm hiện nay, DN nên tiếp tục tập trung vào sản phẩm dầu diesel về cả hoạt động trong nước cũng như xuất khẩu trong tương lai.
3. Dự báo kết quả
Theo nghiên cứu của LUKOIL, nhu cầu toàn cầu về dầu diesel sẽ tăng nhanh nhất trong số tất cả các sản phẩm xăng dầu. Đến năm 2025, tỷ trọng của dầu diesel trong tiêu thụ toàn cầu sẽ tăng từ 32% hiện nay lên 37%.
Hình 10. Tình hình và dự báo nhu cầu về các loại xăng dầu giai đoạn 2000-2025Nguồn: Purvin & Gertz, LUKOIL estimates Nguồn: Purvin & Gertz, LUKOIL estimates
Hơn nữa, BSR là DN tập trung vào thị trường nội địa, vì vậy nhu cầu nội địa ảnh hưởng rất lớn đến công ty, Theo Fitch Solutions dự báo, nhu cầu tiêu thụ xăng, dầu ở Việt Nam duy trì mức tăng ổn định trung bình khoảng 4%/năm trong giai đoạn 2022- 2025.
*Đơn vị: triệu thùng/ngày
Hình 11. Tình hình và dự báo nhu cầu tiêu thị xăng dầu VN giai đoạn 2016-2025Nguồn: Fitch Solutions Nguồn: Fitch Solutions
nhất quý 3, với 3.998 tỷ đồng lãi sau thuế sau 9 tháng, BSR đã vượt 459% mục tiêu lợi nhuận và đạt 94% kế hoạch doanh thu. Theo nghiên cứu của FPT Securities, doanh thu thuần của BSR sẽ tăng trưởng CAGR (tăng trưởng kép) 3%/năm, tỷ suất lợi nhuận gộp của BSR dự phóng giao động trong khoảng 4-5% . Ta có thể thấy rằng dưới tác động của của Covid-19, doanh thu và lợi nhuận gộp đều kỳ vọng tăng tuy nhiên khơng q lớn.
*Đơn vị: tỷ đồng
Hình 12. Dự phóng doanh thu và tỷ suất lợi nhuận gộp giai đoạn 2021-2025 của BSRNguồn: Fitch Solutions Nguồn: Fitch Solutions
Vì vậy, chúng tơi hy vọng rằng, với các chính sách đề xuất, cũng như các thành quả đã đạt được trong thời gian qua, BSR có thể giảm lượng tồn kho hiện tại nhờ vào hoạt động xuất khẩu, mở rộng thị trường, tăng doanh thu và lợi nhuận, từ đó trở thành DN Dầu Khí hàng đầu của VN.
II. Biện pháp của Nhà nước
1. Đảm bảo nguồn cung và tăng cường xuất khẩu
Ngay sau khi CPTPP có hiệu lực, hàng nghìn dịng thuế được xóa bỏ, đặc biệt là dòng thuế nhập khẩu đối với ngành dầu khí của các nước khác đối với hàng nhập khẩu từ VN. Theo đó, CPTPP mở ra cơ hội vàng để nhóm hàng dầu khí phát triển bởi những cam kết rất "mở", tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu, nhất là mặt hàng dầu thô. Nhà nước cần tận dụng lợi thế này bằng cách đưa ra chỉ tiêu rõ ràng đối với các DN khai
thác dầu khí nhằm đảm bảo sản lượng cũng và chất lượng của nguồn dầu thô được khai thác. Bên cạnh đó, cơng tác giám sát DN cần được thực hiện nghiêm túc nhằm kiểm soát tốt tiến độ cũng như đưa ra các kế hoạch trợ cấp hợp lý.
2. Thực thi các cam kết của Hiệp định trong lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu
Theo cam kết về thuế nhập khẩu của VN, gần 100% dòng thuế nhập khẩu đối với sản phẩm dầu khí nhập khẩu từ các nước khác trong CPTPP sẽ được xóa bỏ hồn tồn vào năm 2029. Trong quá trình 10 năm cắt giảm, Nhà nước có trách nhiệm tuân thủ những thỏa thuận được ký kết, điều chỉnh mức thuế nhập khẩu đúng theo hiệp định khi đến thời hạn nhằm đảm bảo quyền lợi đa phương, tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa các nước thành viên, tạo nền tảng vững chắc cho những hợp tác đa lĩnh vực trong tương lai diễn ra thuận lợi và thành công. Đây cũng được xem là cơ hội để VN tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh.