Khả năng áp dụng giá trị hợp lý của Việt Nam trong tương lai

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp hoàn thiện các quy định về sử dụng giá trị hợp lý trong hệ thống kế toán doanh nghiệp việt nam (Trang 60)

2.4. Đánh giá thực trạng vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp

2.4.2. Khả năng áp dụng giá trị hợp lý của Việt Nam trong tương lai

2.4.2.1. Thuận lợi

- Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế đã ban hành chuẩn mực kế toán về đo lường GTHL (IFRS 13” Fair value measurement”) và cũng có nhiều quốc gia đã ban hành chuẩn mực này như: Malaysia, Anh, Úc, Trung Quốc…Việt Nam có thể nghiên cứu chuẩn mực này và học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia đi trước, dựa vào điều kiện kinh tế xã hội có những chỉnh sửa và bổ sung cần thiết để ban hành chuẩn mực phù hợp giúp cho chúng ta tiết kiệm được thời gian và chi phí bỏ ra.

- Hệ thống thị trường hoạt động đang ngày càng hoàn thiện và phát triển cung cấp dữ liệu đầu vào cho việc xác định GTHL như: thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường nông sản, thị trường cà phê…

- Các văn bản pháp luật về định giá đã được ban hành khá nhiều như quyết định 24/2005/QĐ/BTC ngày 18/4/2005 về việc ban hành 03 tiêu chuẩn thẩm định giá (đợt 1), quyết định 77/2005/QĐ/BTC ngày 1/11/2005 về việc ban hành 03 tiêu chuẩn thẩm định giá (đợt 2), thông tư 17/TT-BTC hướng dẫn nghị định 101/2005/NĐ-CP ngày 13/03/2006 về các phương pháp thẩm định giá, cho đến 31/12/2008, Bộ Tài Chính ban hành quyết định 129/2008/BTC về việc ban hành 06 tiêu chuẩn thẩm định giá (đợt 3) hướng dẫn cụ thể các phương pháp xác định giá trị tài sản. Các tổ chức định giá như: Ban Vật Giá, các công ty thẩm định giá… ngày càng phát triển, là nơi cung cấp thông tin để xác định GTHL của các tài sản và nợ phải trả.

- Ngồi ra Chính phủ có ban hành Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011 về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần, và thơng tư số 202/2011/TT-BTC của Bộ Tài Chính hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần đã đề cập đến các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp mà nó cũng là các phương pháp được sử dụng để ước tính GTHL trên thế giới như phương pháp chiết khấu dòng tiền, phương pháp giá trị thị trường của tài sản, cho thấy đã có những nền tảng ban đầu về cách xác định GTHL.

2.4.2.2. Thách thức

Những thách thức đối với Việt Nam khi áp dụng GTHL trong kế toán Việt Nam: - Về nhân sự :

 Thách thức đầu tiên là xây dựng một đội ngũ nhân viên kế tốn và tài chính có năng lực và trình độ để thu thập, xử lý thông tin, ghi nhận khi áp dụng kế toán GTHL.

 Hội nghề nghiệp Kế toán chưa phát huy được vai trị và chức năng của mình, là nơi trao đổi, học hỏi và nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nghề nghiệp, trong đó có vấn đề liên quan đến GTHL.

- Về thị trường hoạt động :

 Thị trường hoạt động chưa phát triển đồng bộ và thường xuyên biến động cho nên thơng tin có thể quan sát được trên thị trường vẫn là thách thức vì khơng phải lúc nào cũng có thị trường hoạt động để xác định GTHL của tài sản hay nợ phải trả.

 Nền kinh tế Việt Nam phát triển theo nền kinh tế thị trường, do ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển nên thông tin về thị trường hoạt động chưa thật sự hồn hảo vì vậy việc đo lường GTHL sẽ gặp khó khăn trong giai đoạn đầu áp dụng.

- Về pháp lý: giá gốc vẫn là nguyên tắc cơ bản trong luật kế toán và chuẩn

mực chung nên khó vận dụng trong tình hình hiện nay cho nên để áp dụng GTHL được thuận lợi cần phải thay đổi nhận thức từ cơ quan quản lý nhà nước cho đến các doanh nghiệp cũng như người sử dụng thông tin .

- Về vấn đề cân đối giữa lợi ích và chi phí : vấn đề xác định GTHL của tài sản

và nợ phải trả, tiêu tốn nhiều chi phí như chi phí thu thập chứng từ, chi phí định giá trị tài sản, nợ phải trả, chi phí kiểm tra, chi phí xác nhận, chi phí kiểm tốn BCTC được đo lường theo GTHL…địi hỏi sự đầu tư khá lớn về phía các doanh nghiệp trong khi lợi ích đạt được khơng tương xứng với chi phí đã bỏ ra.

- Về kỹ thuật định giá:

 Các chuyên viên thẩm định giá của Việt Nam còn quá non trẻ, chưa dày dạn kinh nghiệm, đôi khi việc làm chỉ dựa trên thói quen thơng

Kết luận chương 2

Qua việc nghiên cứu thực trạng vận dụng GTHL trong hệ thống kế toán Việt Nam hiện nay theo chuẩn mực kế toán và so sánh với IAS, tác giả nhận thấy GTHL chỉ sử dụng cho ghi nhận ban đầu, phân bổ các số liệu ghi nhận ban đầu của các giao dịch phức tạp thành các yếu tố hợp thành, chưa sử dụng đo lường tài sản và nợ phải trả sau ghi nhận ban đầu và đánh giá sự suy giảm giá trị của tài sản, do đó chưa đạt được mục đích ghi nhận và trình bày các khoản mục theo những thay đổi của thị trường và hiện nay cũng chưa có chuẩn mực kế tốn nào trình bày về việc đo lường GTHL dựa trên các nội dung: định nghĩa, phạm vi áp dụng, cấp bậc, các phương pháp xác định, thuyết minh GTHL.

Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, tác giả sẽ đưa ra một số giải pháp hoàn thiện các quy định về sử dụng GTHL trong hệ thống kế toán Việt Nam sẽ được trình bày trong chương 3.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ TRONG HỆ THỐNG KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY.

3.1. CÁC QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH GIÁ TRỊ HỢP LÝ TRONG HỆ THỐNG KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM THEO XU TRONG HỆ THỐNG KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM THEO XU HƯỚNG HỘI TỤ KẾ TOÁN QUỐC TẾ.

3.1.1. Hoàn thiện các quy định giá trị hợp lý nhằm nâng cao chất lượng thơng tin báo cáo tài chính. tin báo cáo tài chính.

Theo IASB cho rằng mục tiêu của BCTC là cung cấp thơng tin về tình hình tài chính, kết quả hoạt động và sự thay đổi tình hình tài chính nhằm giúp cho những đối tượng sử dụng khác nhau đưa ra quyết định kinh tế. Mục tiêu của BCTC được chi tiết hóa theo các nội dung sau:

 Thông tin trên BCTC phải phản ánh được “ bức tranh tài chính rõ ràng” về tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh và sự thay đổi tình hình tài chính các hoạt động của đơn vị.

 Thơng tin trên BCTC phải thực sự hữu ích trong đánh giá quy mô, thời gian và mức độ chắc chắn của các dòng tiền trong tương lai.

 Thơng tin trên BCTC phải phản ánh tính thanh khoản và khả năng linh hoạt về tài chính của đơn vị để khai thác cơ hội và đối phó với khủng hoảng. GTHL là cơ sở tính giá phản ánh mức giá kỳ vọng của thị trường hiện tại và tương lai đối với một tài sản hoặc một khoản nợ phải trả. Do vậy, trong mối quan hệ với các cơ sở định giá khác thay thế, GTHL được coi là cơ sở định giá giúp thông tin trên BCTC phản ánh tốt nhất dòng tiền tương lai của đơn vị cũng như khả năng thanh khoản và linh hoạt tài chính của đơn vị. Cho nên việc sử dụng GTHL sẽ nâng cao chất lượng thông tin cung cấp, đáp ứng tốt các mục tiêu mà BCTC hướng tới ( Mai Ngọc Anh, 2011)

3.1.2. Từng bước tạo sự tương thích với chuẩn mực kế tốn quốc tế về giá trị hợp lý để tăng cường tính hội nhập của kế toán Việt Nam.

Vận dụng kế toán GTHL trong hệ thống kế toán là xu hướng hiện nay của các quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng khơng nằm ngồi xu thế đó vì đây là bước đi cần thiết trước sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường, sự phức tạp của các quan hệ đầu tư, tài chính và nhu cầu sử dụng thơng tin tài chính. Kế tốn GTHL quốc tế trải qua một thời kỳ dài đổi thay và phát triển đã đạt được độ chín muồi nhất định vì vậy việc kế thừa những thành tựu mà kế toán GTHL quốc tế đã đạt được và học hỏi kinh nghiệm của một số quốc gia đi trước là một bước đi đúng đắn giúp chúng ta tiết kiệm được khối lượng lớn thời gian công sức đầu tư nghiên cứu cũng như hạn chế những rủi ro thực nghiệm mà các quốc gia đi trước vấp phải. Đồng thời việc này cũng tạo được sự tương thích giữa hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam với hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế, một khi hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam phát triển hội tụ với chuẩn mực kế toán quốc tế sẽ mở ra một hành lang thơng thống, giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận với thị trường vốn quốc tế, tạo niềm tin của các nhà đầu tư đối với thị trường vốn và BCTC Việt Nam, thuận lợi trong việc kêu gọi hợp tác đầu tư nước ngoài thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

3.2. GIẢI PHÁP NGẮN HẠN HỒN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG GÍA TRỊ HỢP LÝ TRONG HỆ THỐNG KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VIỆT GÍA TRỊ HỢP LÝ TRONG HỆ THỐNG KẾ TỐN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY.

3.2.1. Mục tiêu.

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng làm nền tảng cho việc định giá. Bên cạnh đó, cần phải nâng cao sự hiểu biết về GTHL của người làm cơng tác kế tốn và người sử dụng BCTC.

3.2.2. Giải pháp thực hiện.

 Trước tiên hoàn thiện thị trường hoạt động : thị trường tài chính, thị trường hàng hóa vì 2 thị trường này có khối lượng giao dịch nhiều và là nguồn cung cấp dữ liệu đáng tin cậy cho việc xác định GTHL của TSCĐ, BĐSĐT, cơng cụ tài chính…

 Hiện nay, các thông tin của các công ty thẩm định giá lưu trữ rời rạc, không thống nhất vì vậy thẩm định giá ở Việt Nam cần có trung tâm thu thập, lưu trữ, xử lý và cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc xác định giá trị của tài sản, nợ phải trả.

 Các văn bản pháp luật về ngành thẩm định giá cịn ít, nếu xảy ra tranh chấp, kiện tụng thì trách nhiệm của cán bộ thẩm định viên chưa cao cho nên cần ban hành các văn bản pháp luật quy định trách nhiệm pháp lý của thẩm định viên.

3.2.2.2. Nâng cao sự hiểu biết về giá trị hợp lý của người làm cơng tác kế tốn.

 Đổi mới cách dạy ngành kế toán: bên cạnh những giáo trình về kế tốn cần cho người học kế toán làm quen với chuẩn mực kế tốn để tạo thói quen áp dụng chuẩn mực khi chưa có thơng tư hướng dẫn.

 Nâng cao trình độ chun mơn của người làm cơng tác kế tốn thơng qua các buổi hội nghị, hội thảo chuyên đề, diễn đàn liên quan đến việc xác định GTHL và mời sự tham gia các chuyên gia kinh tế của Việt Nam để cùng trao đổi và học hỏi kiến thức từ họ.

3.3. GIẢI PHÁP DÀI HẠN HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ TRONG HỆ THỐNG KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VIỆT GIÁ TRỊ HỢP LÝ TRONG HỆ THỐNG KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY.

3.3.1. Mục tiêu.

Chỉnh sửa quy định trong Luật kế toán và chuẩn mực chung để tạo một khuôn mẫu lý thuyết vững chắc làm cơ sở cho việc chỉnh sửa quy định của các chuẩn mực liên quan, đồng thời ban hành chuẩn mực đo lường GTHL và những chuẩn mực liên

quan để từng bước hồn thiện hệ thống chuẩn mực kế tốn Việt Nam theo xu hướng hội tụ kế toán quốc tế.

3.3.2. Giải pháp thực hiện

3.3.2.1.Chỉnh sửa Luật kế toán và chuẩn mực chung.

 Theo điều 7 Luật kế tốn qui định “Giá trị của tài sản được tính theo giá gốc, bao gồm chi phí mua, bốc xếp, vận chuyển, lắp ráp, chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác đến khi đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Đơn vị kế tốn khơng được tự điều chỉnh lại giá trị tài sản đã ghi sổ kế toán, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Nhận xét: Qui định này chỉ đề cập đến việc ghi nhận ban đầu giá trị của tài

sản theo giá gốc mà không đề cập đến nợ phải trả, và cũng không được đánh giá lại giá trị tài sản sau ghi nhận ban đầu trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Kiến nghị: dưới Luật kế toán là Chuẩn mực chung được coi là khuôn mẫu lý

thuyết, cho nên tác giả đề xuất trong Luật kế toán chỉ đề cập “ Nguyên tắc kế toán áp dụng trong việc ghi nhận và trình bày BCTC, doanh nghiệp sẽ tuân thủ trong quy định của Chuẩn mực chung” mọi nguyên tắc kế toán trong Luật kế toán sẽ đưa vào Chuẩn mực chung.

 Theo VAS 01 “Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo GTHL của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể”.

Nhận xét: VAS 01 chỉ đề cập đến việc ghi nhận tài sản trong ghi nhận ban

đầu, không đề cập đến nợ phải trả và việc đánh giá lại tài sản, nợ phải trả sau ghi nhận ban đầu.

Kiến nghị: đối chiếu với khuôn mẫu lý thuyết IASB , tác giả đề xuất VAS

Ghi nhận ban đầu theo giá gốc: tài sản được ghi nhận theo số tiền hoặc

tương đương tiền phải trả hoặc GTHL của các khoản thanh tốn để có được tài sản tại thời điểm mua tài sản. Nợ phải trả được ghi nhận theo số tiền nhận được để đổi lấy nghĩa vụ. Trong một số trường hợp, nợ phải trả được ghi theo số tiền hay tương đương tiền phải trả để hoàn thành nghĩa vụ trong một hoạt động kinh doanh bình thường.

Sau ghi nhận ban đầu: tài sản, nợ phải trả có thể được ghi nhận theo mơ hình

giá gốc hay mơ hình đánh giá lại nếu giá trị đánh giá lại được xác định một cách đáng tin cậy. Giá trị đánh giá lại có thể là GTHL, giá trị thuần có thể thực hiện được.

Vì sử dụng mơ hình đánh giá nếu giá trị đánh giá lại được xác định đáng tin cậy nên bổ sung đặc điểm chất lượng thơng tin là “ có thể kiểm chứng” ,“ nội dung quan trọng hơn hình thức” .Thuật ngữ này được hiểu như sau:

Có thể kiểm chứng: thơng tin có thể kiểm chứng khi các quan sát viên độc

lập và có đủ kiến thức có thể nhất trí rằng:

o Thơng tin trình bày trung thực về hiện tượng kinh tế muốn trình bày mà khơng có sai sót hay thiên lệch một cách trọng yếu hoặc

o Các phương pháp ghi nhận/đánh giá đã chọn được áp dụng khơng có sai sót hay thiên lệch một cách trọng yếu.

Nội dung quan trọng hơn hình thức: để phản ánh trung thực các nghiệp vụ và

sự kiện, phải trình bày chúng đúng bản chất chứ khơng chỉ căn cứ vào hình thức pháp lý.

3.3.2.2.Nghiên cứu và xây dựng chuẩn mực đo lường giá trị hợp lý.

Về cơ bản, phương pháp giá gốc vẫn là phương pháp chính trong hệ thống kế tốn Việt Nam. Các phương pháp tính giá hiện hành, giá thị trường…chỉ được xây dựng cơ bản về mặt khái niệm chứ chưa có cơ sở áp dụng thực tiễn. Đặc biệt hiện nay trên thế giới, GTHL phát triển mạnh mẽ và được đông đảo các chuyên gia trong

ngành ủng hộ. Chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS 13” Đo lường giá trị hợp lý” cũng được xây dựng, đã và đang được đưa vào áp dụng để xác định giá trị các cơng cụ tài chính, cơng cụ phái sinh, các thương vụ mua bán, sáp nhập…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp hoàn thiện các quy định về sử dụng giá trị hợp lý trong hệ thống kế toán doanh nghiệp việt nam (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)