Các nhân tố tác động đến nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp 1 Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm tăng lợi nhuận tại công ty cp thương mại và dịch vụ kỹ thuật đại phát (Trang 27 - 30)

1.3.1. Các nhân tố khách quan

Có rất nhiều các nhân tố khách quan tác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp nhưng em xin nêu ra một số nhân tố tiêu biểu như:

Thị trường và sự cạnh tranh: Thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp bởi doanh nghiệp cung cấp hàng hóa ra thị trường

nhằm mục đích phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng để kiếm lời. Quan hệ cung - cầu hàng hoá, dịch vụ trên thị trường có ảnh hưởng trực tiếp tới giá cả hàng hoá, dịch vụ được tiêu thụ và tác động lớn tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu cung lớn hơn cầu, chứng tỏ nhu cầu về loại hình dịch vụ kinh doanh đã được đáp ứng không những đầy đủ mà còn dư thừa làm cho giá cả hàng hoá- dịch vụ giảm dẫn tới lợi nhuận của doanh nghiệp cũng giảm đi. Ngược lại nếu cung nhỏ hơn cầu chứng tỏ loại hình dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp đang được người tiêu dùng hết sức quan tâm và lựa chọn, xảy ra tình trạng khan hiếm hay nói cách khác doanh nghiệp chưa đáp ứng được hết nhu cầu thị trường làm cho giá cả hàng hoá- dịch vụ tăng lên dẫn đến lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng lên. Tuy nhiên không phải lúc nào giá cao cũng thu được lợi nhuận. Nghiên cứu mối quan hệ cung cầu hàng hoá, dich vụ trên thị trường sẽ giúp doanh nghiệp xác định chính sách giá cả phù hợp để thu được lợi nhuận cao nhất, giá bán là đòn bẩy kích thích nhu cầu. Về nguyên tắc theo quy luật cạnh tranh và quy luật cung cầu, khi giá giảm thì mức tiêu thụ tăng và ngược lại, giá cả hàng hoá thống nhất với giá trị và dao động theo quy luật cung cầu. Lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ không bị giảm nếu mức giảm giá bán nhỏ hơn mức tăng khối lượng hàng hoá-dịch vụ bán ra và doanh thu vượt quá điểm hoà vốn hay mức tăng của giá bán lớn hơn mức giảm của khối lượng hàng hoá-dịch vụ bán ra. Có thể nói rằng quan hệ cung- cầu hàng hoá, dịch vụ trên thị trường tác động tới lợi nhuận thông qua hai vấn đề chính đó là: Giá cả hàng hoá- dịch vụ và quyết định hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Khi nhắc tới thị trường chúng ta không thể bỏ qua yếu tố cạnh tranh, cạnh tranh là một quy luật tất yếu của thị trường. Các doanh nghiệp đều phải đối mặt với vấn đề này. Cạnh tranh ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp nên nó có tác động lớn đến sự tồn tại và phát triển của doanh

nghiệp. Doanh nghiệp cần nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để có thể xác định vị thế của mình trên thị trường, từ đó xây dựng một chiến lược cạnh tranh đúng đắn, phương thức cạnh tranh có lợi nhất để thu được hiệu quả kinh doanh cao nhất, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước: Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp chịu sự tác động của môi trường kinh tế vĩ mô. Nhà nước với vai trò quản lý của mình sẽ tạo môi trường hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường cạnh tranh hoàn hảo, tạo ra sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp, bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện theo các quy chế, quy định. Đồng thời, Nhà nước cũng đưa ra các tiêu chẩn đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính sách vĩ mô như: Chính sách thuế, chính sách tín dụng tiền tệ ngân hàng, các văn bản quy phạm pháp luật, các quy chế quản lý tài chính do nhà nước ban hành trực tiếp điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp vì vậy tác động trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp.

Đầu tiên ta xét tới chính sách thuế: Nhân tố thuế có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của Công ty. Việc tăng – giảm thuế theo chính sách và luật định của Nhà Nước quy định. Có hai loại thuế đó là: Thuế gián thu và thuế trực thu. Thuế gián thu không tác động trực tiếp tới thu nhập của doanh nghiệp nhưng nó ảnh hưởng tới yếu tố giá cả dịch vụ, tức là tác động đến cả yếu tố đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp nên tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Thuế trực thu làm giảm lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp đồng thời đây cũng là nguồn thu quan trọng của Ngân sách Nhà Nước, là nguồn giúp cho các doanh nghiệp hoạt động được tốt, hiệu quả. Từ ngày 1/1/2009 thuế TNDN đã chính thức áp dụng ở mức 25% điều này đã tạo thuận lợi cho công ty trong việc nâng cao lợi nhuận.

Chính sách tài chính, tín dụng, ngân hàng có tác động đến quyết định đầu tư, mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài ra Nhà Nước đưa ra các văn bản quy định cụ thể về cơ chế quản lý tài chính, quản lý doanh thu, chi phí…Buộc các doanh nghiệp phải thực hiện.

Sự biến động giá trị tiền tệ: Khi giá trị đồng tiền thay đổi thì sức mua của đồng tiền thay đổi dẫn đến năng lực phục vụ hoạt động kinh doanh của đồng vốn cũng thay đổi. Nếu các nhà quản trị không chú ý việc bảo toàn và phát triển nguồn vốn thì rất có thể xảy ra hiện tượng lãi giả lỗ thật trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm tăng lợi nhuận tại công ty cp thương mại và dịch vụ kỹ thuật đại phát (Trang 27 - 30)