III. Đặc điểm dân cư, xã hội:
VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ (TT) I Mục tiêu bài học:
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức
- Hiểu được về cơ bản tình hình phát triển kinh tế ở TD&MNBB theo trình tự: CN, NN và DV. Nắm được một số vấn đề trọng tâm.
2.Kĩ năng
- Về kĩ năng, nắm vững phương pháp so sánh giữa các yếu tố địa lí, kết hợp kênh chữ và kênh hình để phân tích, giải thích các câu hỏi gợi ý trong bài. (chữ nghiêng).
3. Thái độ
- Giáo dục học hinh ý thức bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị
- Lược đồ KT vùng TD&MNBB - Một số tranh ảnh liên quan
III. Tiến trình bài giảng
? Em hãy nêu sự khác nhau về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế giữa tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc?
2. Bài mới:
HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS NỘI DUNG
HĐ 1: Tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế. GV: Cho hs đọc nhanh kênh
chữ "Nhờ có nguồn thủy năng... tại chỗ".
? Vùng TD và MNBB phát triển mạnh về ngành công nghiệp nào? Vì sao?
? Dựa vào lược đồ, xác định các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, các tiểu thủ công nghiệp luyện kim, cơ khí, hóa chất.
* Thảo luận nhóm nhỏ (theo bàn).
? Em hãy cho biết các nhà máy thủy điện đặc biệt là nhà máy thủy điện Hòa Bình có vai trò như thế nào đối với sự phát triển KT-XH của nước ta?
? Ở vùng TD và MNBB lương thực chính là cây nào?
- Điện, khai thác và chế biến lâm sản. Do ở đây có nguồn thủy năng, nguồn than đá và nguồn khoáng sản phong phú.
- Thủy điện: Hòa Bình, Thác Bà, Sơn La (đang xây dựng).
- Nhiệt điện: Uông Bí. - Tiểu thủ công nghiệp: Việt Trì, Thái Nguyên, Hạ Long.
- Trả lời.
- Lúa, ngô. Lúa được trồng ổ những cánh đồng giữa núi (như SGK), ngô trồng ở nương rẫy.
IV. Tình hình phát triển kinh tế:
1. Công nghiệp:
- Nhờ có nguồn thủy năng, than đá và khoáng sản phong phú mà công nghiệp năng lượng, luyện kim, cơ khí, hóa chất có điều kiện phát triển.
- Nhờ có nguồn nguyên liệu tại chỗ mà nhiều tỉnh đã xây dựng các xí nghiệp công nghiệp nhẹ, chế biến thực phẩm, sản xuất xi măng, thủ công mĩ nghệ.