Giới thiệu tóm tắt về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Can thiệp phòng chống đuối nước cho học sinh tiểu học tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015 – 2019 (Trang 42)

Đồng Tháp là một trong 3 tỉnh của vùng Đồng Tháp Mười, có diện tích 337.400 hec ta, với số dân khoảng 1,7 triệu người. Gồm 9 huyện và 3 Thành phố. Đồng Tháp có hệ thống sơng, ngịi, kênh, rạch chằng chịt chảy ra sơng chính là sơng Tiền (một nhánh của sơng Mê Kơng) (93). Đây cũng chính là yếu tố nguy cơ gây ra đuối nước cho trẻ em vùng này cao hơn các vùng khác trong cả nước. Huyện Cao Lãnh có diện tích: 491.1 km2 với dân số: 200.689 người. Huyện có 17 xã và 1 thị trấn. Mùa lũ xảy ra từ tháng 7 đến tháng 11 hàng năm, lũ từ sông Mê Kông đổ về cộng với mực nước dâng cao do triều cường làm cho sự chênh lệch mực nước thấp nên khả năng thoát nước lũ kém. Thời gian lũ lớn đối với huyện thường duy trì trong 3 tháng (tháng 8,9,10), mực nước sâu nhất khoảng 2-2,5 m. Vì thế, đây cũng chính là yếu tố nguy cơ cao gây ra đuối nước cho trẻ em huyện này so với các huyện khác trong tỉnh.

Theo báo cáo thống kê của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Tháp, hàng năm, Đồng Tháp có trung bình khoảng 50 trường hợp trẻ em bị đuối nước được báo cáo. Năm 2014 đã ghi nhận 56 trường hợp tử vong do đuối nước

trên địa bàn tỉnh (trong đó, nam: 36, nữ 22), năm 2015 đã ghi nhận 37 trường hợp tử vong do đuối nước trên địa bàn tỉnh (trong đó, nam: 21, nữ 16). Nguyên nhân của các trường hợp đuối nước được xác định là do trẻ không biết bơi và thiếu sự giám sát của người lớn (13).

Từ năm 2002, Đồng Tháp đã có nhiều nỗ lực tuyên truyền các hoạt động can thiệp về phòng chống đuối nước như truyền thơng thay đổi hành vi, chương trình dạy bơi được thực hiện bởi chính quyền địa phương. Sở LĐTB&XH đã phối hợp với Đài Phát thanh - truyền hình Đồng Tháp, Báo Đồng Tháp, ... tuyên truyền các hoạt động phòng chống đuối nước ở trẻ em trên địa bàn tỉnh. Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh và các địa phương truyền thông trực tiếp đến cha/mẹ hoặc người chăm sóc trẻ tại 143 xã, phường trong tỉnh về hoạt động phịng chống đuối nước. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã tổ chức hàng trăm lớp phổ cập bơi cho trẻ em, nhằm góp phần giảm dần tai nạn đuối nước đến mức thấp nhất trên địa bàn. Tỉnh đã chọn 12 xã, phường điểm để thực hiện các tiêu chí Ngơi nhà an tồn và phịng chống đuối nước ở trẻ em. Hầu hết các hoạt động can thiệp này chưa được tổ chức thường xuyên và ít được lượng giá, đánh giá về số liệu và hiệu quả của chương trình. Từ thực tế trên, nghiên cứu can thiệp phòng chống đuối nước cho học sinh tiểu học được thực hiện tại huyện Cao Lãnh, với sự theo dõi và giám sát cẩn thận do Trường Đại học Y tế công cộng, Đại học Johns Hopkins và Trường Cao đẳng Y tế Đồng Tháp phối hợp triển khai thực hiện.

Giới thiệu về dự án can thiệp phòng chống đuối nước tại Đồng Tháp:

Dự án can thiệp phòng chống đuối nước (Saving of Lives from Drowning Vietnam – SoLiD, 2014-2015) đã chọn huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp là địa bàn thực hiện, với mục tiêu góp phần làm giảm các trường hợp đuối nước trẻ em bằng việc triển khai chương trình đào tạo kỹ năng bơi cho trẻ em tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Thời gian triển khai can thiệp trong 12 tháng với 3 mục tiêu cụ thể như sau: (1) Phát triển chương trình đào tạo kỹ năng bơi an toàn cho trẻ em tại huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp; (2) Đào tạo giáo viên trong chương trình đào tạo kỹ năng bơi an tồn tại huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp năm 2014 – 2015 và (3) Đào tạo ít nhất được 1.000 trẻ em từ 6 – 11 tuổi tại Đồng Tháp có kỹ năng bơi an toàn trong

năm 2014 – 2015. Vai trò của nghiên cứu sinh (NCS) tham gia chương trình can thiệp này là đồng nghiên cứu viên chính, các hoạt động triển khai thực hiện chương trình tại Đồng Tháp do NCS thực hiện với sự hỗ trợ và chủ trì của Trung tâm nghiên cứu chính sách và Phòng chống chấn thương, Trường Đại học Y tế công cộng phối hợp. NCS được phép sử dụng số liệu của chương trình để thực hiện luận án NCS thông qua sự đồng ý của Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính sách và Phịng chống chấn thương, Trường Đại học Y tế công cộng.

Cơ sở pháp lý xây dựng chương trình can thiệp:

Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản, chính sách liên quan đến công tác phịng chống tai nạn thương tích, trong đó nổi bật có các văn bản sau liên quan cụ thể đến hoạt động phòng chống đuối nước tại cộng đồng như Chỉ thị 05/CT-BYT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường cơng tác phịng, chống tai nạn thương tích tại cộng đồng giai đoạn 2011-2015; Quyết định 1900/QĐ-BYT ngày 10 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch phòng, chống tai nạn thương tích tại cộng đồng của ngành y tế giai đoạn 2011-2015 và Quyết định 203/QĐ-BYT ngày 22 tháng 01 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch xây dựng cộng đồng an tồn - phịng, chống tai nạn thương tích trẻ em tại cộng đồng năm 2015 nhằm giảm tỷ lệ mắc, tử vong và tàn tật do tai nạn thương tích ở trẻ em, đặc biệt là đuối nước thông qua tăng cường triển khai các nhiệm vụ của ngành y tế trong cơng tác phịng chống tai nạn thương tích tại cộng đồng (87). Bộ Y tế phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng và ban hành kế hoạch liên tịch Phòng, chống đuối nước trẻ em giai đoạn 2012-2015 ngày 26 tháng 4 năm 2012 và định hướng kế hoạch phòng chống đuối nước tại cộng đồng của ngành y tế trong thời gian tới là tăng cường triển khai các nhiệm vụ của ngành y tế trong cơng tác phịng chống đuối nước tại cộng đồng góp phần giảm tỷ lệ tử vong do đuối nước. Các hoạt động phòng chống đuối nước cho trẻ em tại cộng đồng của ngành y tế tập trung vào các nội dung sau: Thiết lập hệ thống ghi chép giám sát điểm đuối nước tại cộng đồng và tăng cường chất lượng hệ thống thống kê tử vong tại cộng đồng của ngành y tế; Tăng cường các hoạt động phịng chống tai nạn thương tích, tun truyền giáo dục nâng cao nhận thức và huy

động cộng đồng tham gia thực hiện phòng chống tai nạn đuối nước; Nâng cao năng lực phòng chống tai nạn đuối nước cho cán bộ y tế các tuyến; Triển khai xây dựng mơ hình an tồn phịng chống đuối nước tại cộng đồng; Cải thiện hệ thống sơ cấp cứu trước khi đến bệnh viện (45).

Hằng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo đều có chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh tăng cường phòng, chống đuối nước trẻ em, học sinh trong dịp hè (94),(95),(96). Tuy nhiên việc thực thi các văn bản, chính sách nhà nước của một số địa phương chưa đồng bộ và các số liệu báo cáo chưa đầy đủ.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

- Người chăm sóc trẻ (cha/mẹ/hoặc người chăm sóc chính)

- Học sinh tại 5 trường tiểu học của huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp - Lãnh đạo, Ban giám hiệu trường và giáo viên thể chất/dạy bơi.

Tiêu chí lựa chọn đối tượng

Người chăm sóc trẻ:

Tiêu chí chọn

- Là cha/mẹ ruột hoặc người dành nhiều thời gian để chăm sóc trẻ

- Có con ruột hoặc đang là người chăm sóc trẻ độ tuổi tiểu học (6-11 tuổi)

- Sống trên địa bàn 5 xã của huyện huyện Cao Lãnh (Gồm: Mỹ Long, Bình Hàng Tây 1, Bình Hàng Tây 2, Tân Hội Trung 2 và Phương Trà 2)

Tiêu chí loại trừ

Người khơng trực tiếp chăm sóc hoặc khơng sống cùng với trẻ trong thời gian ít nhất 3 tháng.

Học sinh:

Tiêu chí chọn

- Học sinh đang học tại 5 trường tiểu học huyện Cao Lãnh (Gồm: Mỹ Long, Bình Hàng Tây 1, Bình Hàng Tây 2, Tân Hội Trung 2 và Phương Trà 2).

- Học sinh khơng mắc các bệnh ngồi da tại thời điểm dạy và học bơi.

- Học sinh được sự đồng ý và có giấy cam kết của gia đình về việc tham gia học bơi.

- Học sinh chưa biết bơi, hoặc có biết bơi nhưng chưa đạt được tiêu chí bơi an tồn (bơi 25m và nổi được 90 giây trên mặt nước)

Tiêu chí loại trừ

Học sinh đang mắc bệnh cấp tính như sốt, ho, sổ mũi, nhứt đầu, đau bụng, … thông qua việc phỏng vấn của giáo viên dạy bơi.

Tiêu chí chọn

- Lãnh đạo Phòng giáo dục huyện Cao Lãnh

- Ban giám hiệu, Trường tiểu học huyện Cao Lãnh

- Giáo viên dạy bơi cho học sinh tại 5 trường tiểu học của huyện Cao Lãnh. - Đối tượng nghiên cứu đồng ý và tự nguyện tham gia nghiên cứu.

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu:

+ Toàn bộ thời gian nghiên cứu: Từ năm 2014 đến năm 2019.

+ Hoạt động can thiệp từ tháng 4/2015 đến tháng 12/2015, đánh giá kết quả vào năm 2016.

- Địa điểm nghiên cứu: Tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

2.3. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành với các phương pháp như sau: - Nghiên cứu cắt ngang nhằm đáp ứng mục tiêu 1

- Nghiên cứu phỏng thực nghiệm, đánh giá can thiệp so sánh trước và sau khơng nhóm chứng dành cho mục tiêu 2 và 3.

2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu

Cỡ mẫu cho mục tiêu 1, với mục tiêu mơ tả kiến thức, thực hành phịng chống đuối nước của cha/mẹ/người chăm sóc trẻ

- Cỡ mẫu nghiên cứu cắt ngang: Áp dụng cơng thức tính cỡ mẫu ước lượng cho

một tỷ lệ (97),(98),(99).

n: Cỡ mẫu tối thiểu

z: Hệ số tin cậy (Với 95% KTC; α = 0,05; Z0,975 = 1,96) d: Sai số tuyệt đối 5% = 0,05

P: Tỷ lệ ước lượng kiến thức đúng của cha/mẹ/người chăm sóc chính về phịng chống đuối nước trẻ em, tham khảo nghiên cứu của Đặng Văn Chính (7) tỷ lệ này là 60% (p = 0,6) để tính tốn cỡ mẫu.

Thay vào công thức ta được cỡ mẫu tối thiểu: n = 369. Dự phòng 15% đối tượng từ chối tham gia nghiên cứu hoặc mất mẫu. Như vậy, tổng số cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu được làm tròn là 425 đối tượng là người chăm sóc trẻ. Trên thực tế triển khai sau khi thu thập số liệu và làm sạch chúng tơi có được 405 đối tượng để đưa vào phân tích trong nghiên cứu này.

- Cỡ mẫu nghiên cứu can thiệp: Mục đích chính của can thiệp là để tăng kiến

thức và kỹ năng của học sinh về bơi an toàn.

Bảng dưới đây ước và các tình huống thay đổi tỷ lệ trước và sau can thiệp giả định dự kiến được tính tốn như sau:

Sử dụng cơng thức tính tốn cỡ mẫu so sánh 2 tỷ lệ

Trong đó

- n cỡ mẫu tối thiểu cần có

- zα/2 : giá trị ngưỡng tại điểm xác định mức tin cậy

- zβ giá trị ngưỡng tại điểm xác định lực

- p1 và p2 tỷ lệ biết bơi trước và sau can thiệp

Bảng tính tốn cỡ mẫu cần thiết cho một số tình huống thay đổi với giả định tỷ lệ biết bơi ban đầu là 3%

Tỷ lệ trước can thiệp

Tỷ lệ sau

can thiệp Mức tin cậy Lực mẫu

Cỡ mẫu tối thiểu 3.0% 5.0% 95% 80.0% 2013 3.0% 10.0% 95% 80.0% 256 3.0% 15.0% 95% 80.5% 115 3.0% 20.0% 95% 80.0% 69

Dự án SoLID đã tiến hành dạy bơi cho 250 học sinh tại mỗi trường. Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng toàn bộ số lượng học sinh được dạy bơi tại 5 trường là 1.250 học sinh

Trên thực tế, sự thay đổi tỷ lệ biết bơi trước và sau can thiệp là rất lớn trung bình là từ 3,3% lên đến 75.5%, thay đổi trên 70% do vậy cỡ mẫu 250 học sinh của trường là hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu. Lực mẫu khi so sánh 2 tỷ lệ trước và sau của từng trường (cỡ mẫu 250) với độ tin cậy 95% là trên 99%

- Cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính: Phỏng vấn sâu 8 cuộc

2.5. Phương pháp chọn mẫu

2.5.1. Chọn mẫu cho nghiên cứu cắt ngang

Chúng tôi chọn mẫu bằng phương pháp bóc thăm ngẫu nhiên từ danh sách trẻ đang theo học tại các trường tiểu học tham gia dự án với tổng cỡ mẫu đủ cho nghiên cứu cắt ngang có 405 đối tượng là người chăm sóc trẻ. Các đối tượng là người chăm sóc trẻ được mời đến điểm trường tiểu học và điều tra viên tiến hành phỏng vấn thu thập thông tin theo bộ câu hỏi đã thiết kế sẵn.

2.5.2. Phương pháp chọn mẫu cho nghiên cứu can thiệp

- Phương pháp chọn mẫu định lượng: 5/32 trường tiểu học của huyện Cao Lãnh được chọn vào nghiên cứu dựa trên các tiêu chí:

o Là xã có tỷ lệ /số lượng đuối nước cao

o Có đủ điều kiện (mặt bằng) để xây dựng/đặt bể bơi mới

o Có nguồn nước vào /và hệ thống thốt nước thải phù hợp.

o Có sẵn bể bơi để có thể triển khai dạy bơi.

o Sự cam kết của BGH và hội phụ huynh học sinh.

Chọn toàn bộ học sinh đủ điều kiện và tự nguyện tham gia nghiên cứu theo từng lớp (từ lớp 1 đến lớp 5).

Tổng số học sinh tham gia thực tế tại mỗi trường cụ thể như sau:

Tổng số cỡ mẫu 1.251 Mỹ Long (251) Bình Hàng Tây 1 (250) Bình Hàng Tây 2 (250)

Tân Hội Trung 2

(250)

Phương Trà 2

(250)

- Chọn mẫu nghiên cứu định tính: Chọn mẫu chủ đích như sau:

1 Lãnh đạo Phòng Giáo dục huyện Cao Lãnh 1 PVS 2 Ban giám hiệu trường tiểu học (3 trường x 1)

(Bình Hàng Tây 2, Tân Hội Trung 2, Phương Trà 2)

3 PVS

3 Giáo viên dạy bơi (5 trường x 1) 5 PVS

2.6. Các bước tiến hành nghiên cứu (PL 4.2)

Sơ đồ nghiên cứu can thiệp so sánh trước – sau khơng nhóm chứng

2.7. Phương pháp thu thập số liệu

2.7.1. Thu thập số liệu định lượng:

- Bộ công cụ được xây dựng dựa trên các biến số nghiên cứu, sau khi xây dựng bộ cơng cụ được thử nghiệm và hồn thiện công cụ nghiên cứu, thử nghiệm bộ cơng cụ đã có điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với thực tế trước khi tiến hành điều tra thu thập số liệu (đã có điều chỉnh bổ sung nội dung về kiến thức, thực hành phù hợp với nội dung nghiên cứu).

- Tập huấn điều tra:

+ Điều tra viên: Chọn 10 ĐTV là các giáo viên và sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Đồng Tháp để thực hiện phỏng vấn người chăm sóc trẻ.

+ Nội dung tập huấn: NCV hướng dẫn ĐTV cách ghi chép và giải thích từng câu hỏi theo phiếu điều tra. Kỹ năng điều tra của ĐTV được thực hành mẫu theo phiếu điều tra trong quá trình tập huấn.

+ Thời gian tập huấn: 01 buổi. Tại Trường Cao đẳng Y tế Đồng Tháp.

ĐÁNH GIÁ TRƯỚC CAN THIỆP Toàn bộ 1.251 học sinh tiểu học 6-11 tuổi đủ tiêu chuẩn và tự nguyện tham gia

nghiên cứu CAN THIỆP Học sinh được học bơi trong 20 buổi tại các trường tiểu học ĐÁNH GIÁ SAU CAN THIỆP

Đánh giá sau can thiệp kỹ năng an toàn với nước, khả năng bơi 25 mét liên tục hoặc nổi được 90 giây

- Điều tra viên thu thập số liệu bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp người chăm sóc trẻ theo bộ câu hỏi soạn sẵn (Phụ lục 1)

- Đánh giá kiến thức và kỹ năng của học sinh do huấn luyện viên thực hiện theo phiếu đã thiết kế sẵn.

2.7.2. Thu thập số liệu định tính: Nghiên cứu viên trực tiếp thực hiện 8 cuộc

phỏng vấn sâu. Trong các cuộc phỏng vấn sâu có sử dụng máy ghi âm (được sự đồng ý của đối tượng nghiên cứu) kết hợp với ghi chép nội dung chính. Thời gian cho phỏng vấn sâu khoảng 30-45 phút (Phụ lục 2).

2.8. Các biến số nghiên cứu (phụ lục 7)

1. Các biến số về thông tin chung

2. Các biến số về kiến thức và thực hành của người chăm sóc trẻ về phịng

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Can thiệp phòng chống đuối nước cho học sinh tiểu học tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015 – 2019 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)