Đạo đức nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Can thiệp phòng chống đuối nước cho học sinh tiểu học tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015 – 2019 (Trang 53 - 133)

- Nghiên cứu tiến hành trên cơ sở tự nguyện tham gia của đối tượng nghiên cứu, đối tượng được thơng báo trước và giải thích về mục đích và nội dung nghiên cứu một cách rõ ràng.

- Các thông tin về đối tượng nghiên cứu đảm bảo được bí mật.

- Nghiên cứu đã được Hội đồng đạo đức Trường Đại học Y tế công cộng theo quyết định số: 233/2015/YTCC-HD3 ngày 29 tháng 5 năm 2014.

- Giấy cam kết đồng ý của phụ khuynh cho con tham gia học bơi an toàn. - Can thiệp được xây dựng trên cơ sở phù hợp với yêu cầu thực tế tại địa phương, hoạt động dạy bơi được thực hiện trong các trường tiểu học, tích hợp vào chương trình giáo dục kỹ năng cho học sinh trong những tháng hè nhằm giúp học sinh có thêm kiến thức và kỹ năng bơi sống sót. Nghiên cứu can thiệp đã chuyển giao kỹ thuật và một số sản phẩm cho Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục huyện Cao Lãnh và đặc biệt là các trường tiểu học và đối tượng đích tham gia vào hoạt động của nghiên cứu can thiệp này.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong chương này, kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày theo các nội dung như sau: Kết quả kiến thức, thực hành của người chăm sóc trẻ về phòng chống đuối nước, của giáo viên tham gia tập huấn dạy bơi an toàn cho học sinh tiểu học; tiếp theo là nội dung xây dựng và triển khai các hoạt động can thiệp; cuối cùng là các kết quả đánh giá hoạt động dạy bơi an toàn cho học sinh tiểu học trước và sau can thiệp tại huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp.

3.1. Kiến thức, thực hành của người chăm sóc trẻ về phịng chống đuối nước

3.1.1. Các thông tin chung

Bảng 3.1. Thơng tin chung về tuổi, giới, trình độ học vấn của người chăm sóc trẻ

Các thơng tin chung Tần số Tỷ lệ %

Nhóm tuổi Dưới 30 tuổi 46 11,4 30 – 39 tuổi 208 51,4 40 – 49 tuổi 88 21,7 ≥ 50 tuổi 63 15,5 Tổng 405 100 Giới tính Nam 146 36,0 Nữ 259 64,0 Tổng 405 100 Trình độ học vấn Chưa từng đi học 88 21,7 Tiểu học/cấp 1 154 38,0 Trung học cơ sở/cấp 2 99 24,4 Trung học phổ thông/cấp 3 44 10,8 Cao đẳng/Đại học/SĐH 20 4,9 Tổng 405 100

Thông tin chung của người chăm sóc trẻ được trình bày trong bảng 3.1 cho thây ở nhóm tuổi từ 30 – 39 tuổi chiếm đa số (51,4%), sau đó là nhóm tuổi 40 – 49 tuổi (21,7%) và trên 50 tuổi (15,6%). Thấp nhất nhóm tuổi dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ

11,4%. Trong nghiên cứu này, người chăm sóc trẻ là nữ chiếm nhiều hơn nam (64% và 36%). Về trình độ học vấn của người chăm sóc trẻ, đa phần là học hết cấp 1 chiếm tỷ lệ cao nhất (38%) tiếp theo là trình độ cấp 2 (24,4%), trình độ cấp 3 (10,8%), đặc biệt tỷ lệ người chăm sóc trẻ chưa từng đi học chiếm đến 21,7%, và trình độ của người chăm sóc trẻ có bằng cấp cao đẳng/đại học/SĐH chiếm tỷ lệ thấp nhất (4,9%).

Bảng 3.2. Thông tin chung về nghề nghiệp, hơn nhân, kinh tế và số con trong gia đình của người chăm sóc trẻ

Các thơng tin chung Tần số Tỷ lệ %

Nghề nghiệp

Nông dân 234 57,8

Cán bộ, CNVC 41 10,1

Cơ quan ngoài nhà nước 17 4,2

Tiểu thương/ Nghề thủ công/

Buôn bán/ Dịch vụ/ Nghề tự do 71 17,5

Nội trợ/không đi làm 42 10,4

Tổng 405 100

Tình trạng hơn nhân hiện tại

Kết hôn 335 82,7

Ly dị/ly thân 6 1,5

Khác (chưa kết hôn) 64 15,8

Tổng 405 100

Điều kiện kinh tế hộ gia đình

Hộ nghèo/cận nghèo 32 7,9

Không thuộc hộ nghèo 373 92,1

Tổng 405 100 Số con sinh sống cùng người chăm sóc trẻ 1 con 66 16,3 2 con 250 61,7 > 2 con 89 22,0 Tổng 405 100

Về nghề nghiệp của người chăm sóc trẻ chủ yếu là nơng dân chiếm cao nhất với tỷ lệ 57,8%, tiếp theo là nghề buôn bán, tự do là 17,5%, cán bộ, CNVC là

10,1%, người chăm sóc trẻ làm việc ở các cơ quan ngoài nhà nước 4,2% và nghề nghiệp của người chăm sóc trẻ là nội trợ/khơng đi làm chiếm 10,4%. Về hơn nhân, hầu hết người chăm sóc trẻ đều đã lập gia đình (82,7%) và chỉ 1,5% đã ly hơn/ly thân, số cịn lại là chưa lập gia đình chiếm 15,8%. Trong nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ hộ gia đình nghèo/cận nghèo chiếm 7,9%. Số con sống chung cùng gia đình có 2 con chiếm cao nhất 61,7%, gia đình có từ 3 con trở lên chiếm 22% và gia đình có 1 con là 16,3%.

3.1.2. Kiến thức và thực hành của người chăm sóc trẻ về phịng chống đuối nước.

Bảng 3.3. Kiến thức của người chăm sóc trẻ về đuối nước

Các nội dung về kiến thức Tần số Tỷ lệ %

Người chăm sóc trẻ cho biết giới tính bị tử vong do đuối nước thường gặp

Nam 228 56,3

Nữ 177 43,7

Trẻ bị tử vong do đuối nước ở nhóm tuổi nào nhiều nhất

<1 tuổi 2 0,5

1-4 tuổi 130 32,1

5-12 tuổi 272 67,2

13-17 tuổi 1 0,2

Địa điểm gây tử vong do đuối nước nhiều nhất Hồ bơi 9 2,2 Ao 56 13,8 Hồ tự nhiên 45 11,1 Sông 292 72,2 Trong nhà (nhà tắm) 3 0,7 Trẻ bị tử vong do đuối nước trong trường hợp nào nhiều nhất

Bơi 1 mình 226 55,8

Bơi với bạn 122 30,1

Cứu bạn 19 4,7

Không biết bơi

Các nội dung về kiến thức Tần số Tỷ lệ %

Khả năng bơi của những trẻ bị tử vong do đuối nước

Không biết bơi 324 80,0

Biết bơi mức trung bình 77 19,0

Biết bơi giỏi 4 1,0

Kiến thức của người chăm sóc trẻ về đuối nước, họ cho rằng trẻ em bị tử vong do đuối nước thường gặp nhất là trẻ em trai nhiều hơn trẻ em gái với tỷ lệ lần lượt là 56,3% và 43,7%. Tuổi của trẻ bị đuối nước cao nhất là ở nhóm tuổi từ 5 – 12 tuổi (67,2%), tiếp theo là ở nhóm tuổi từ 1 – 4 tuổi (32,1%) và ở các nhóm tuổi khác (chiếm 0,2% - 05%). Về địa điểm gây tử vong do đuối nước nhiều nhất, gồm những địa điểm như ở sông (72,1%), ao (13,8%) và hồ tự nhiên (11,1%) là nơi gây tư vong nhiều nhất, chỉ có 2,2% đuối nước xảy ra ở hồ bơi và có 0,7% xảy ra trong nhà tắm. Những trường hợp gây tử vong do đuối nước được người chăm sóc trẻ đánh giá cao nhất là trẻ đi bơi một mình (55,8%), tiếp theo là bơi với bạn (30,1%), có 4,7% người chăm sóc trẻ cho rằng trẻ em bị đuối nước là do cứu bạn và trẻ không biết bơi 9,4%. Tuy nhiên, khi được hỏi về khả năng bơi của trẻ đối với việc tử vong do đuối nước thì hầu hết người chăm sóc trẻ cho rằng đuối nước là do trẻ không biết bơi chiếm 80% và biết bơi ở mức trung bình là 19%, chỉ có 1% là trẻ bơi giỏi.

Bảng 3.4. Kiến thức của người chăm sóc trẻ về nguyên nhân tử vong do đuối nước.

Những nguyên nhân có thể dẫn đến trẻ tử vong do đuối nước (n=405)

Tần số có kiến thức

Tỷ lệ %

Trẻ không biết bơi 322 79,5

Bơi tại địa điểm nguy cơ cao 221 54,6

Thiếu sự giám sát của người lớn 279 68,9

Thiếu rào chắn xung quanh khu vực nguy hiểm 187 46,2

Thiếu kiến thức về đuối nước 138 34,1

Khơng có bảng cảnh báo nguy hiểm ở nơi nguy cơ cao 90 22,2

Người chăm sóc trẻ cho rằng nguyên nhân có thể dẫn đến trẻ tử vong do đuối nước là do trẻ không biết bơi chiếm 79,5%, kế đến là yếu tố thiếu sự giám sát của người lớn là 68,9%, trẻ bơi tại địa điểm có nguy cơ cao là 54,6% và người chăm sóc trẻ cũng cho rằng trẻ tử vong do đuối nước là do thiếu rào chắn xung quanh khu vực nguy hiểm (46,2%), thiếu kiến thức về đuối nước (34,1%), khơng có bảng cảnh báo nguy hiểm ở nơi có nguy cơ cao của đuối nước (22,2%) và có tỷ lệ thấp nhất về yếu tố trẻ tắm sông cùng với bạn bè (0,2%).

Bảng 3.5. Kiến thức của người chăm sóc trẻ về đuối nước theo các yếu tố khác.

Kiến thức của người chăm sóc trẻ về đuối nước theo các yếu tố

Tần số Tỷ lệ %

Trẻ bao nhiêu tuổi thì nên bắt đầu học bơi

Dưới 1 tuổi 0 0

1 – 5 tuổi 121 29,9

6 – 11 tuổi 242 59,8

Không biết/không trả lời 42 10,3

Tổng 405 100

Người chăm sóc biết cách sơ cấp cứu trẻ bị đuối nước

Có 71 17,5

Không 334 82,5

Tổng 405 100

Kiến thức của người chăm sóc về phịng chống đuối nước cho trẻ

Cho trẻ học bơi 291/405 71,9

Không đến gần những nơi

nguy hiểm (ao, hồ, sơng) 214/405 52,8 Ln có người lớn giám sát 262/405 64,7 Những nơi nguy hiểm cần

có biển cảnh báo/cấm bơi/cấm tắm

98/405 24,2

Dựng hàng rào các ao gần

khu dân cư 148/405 36,5

Người chăm sóc trẻ cho rằng trẻ em từ 6 – 11 tuổi nên cho học bơi để phịng chống đuối nước với tỷ lệ 59,8%, chỉ có 29,9% kết quả khảo sát cho rằng trẻ từ 1 –

5 tuổi cho học bơi. Người chăm sóc biết cách sơ cấp cứu trẻ bị đuối nước là 17,5%, số cịn lại là khơng biết cách cấp cứu trẻ bị đuối nước (81,5%). Về nội dung phòng chống đuối nước cho trẻ thì người chăm sóc trẻ cho biết có 71,9% đồng ý cho trẻ học bơi, tiếp theo có 64,7% ln có người lớn giám sát trẻ, kế đến có 52,8% khơng cho trẻ đến gần những nơi nguy hiểm (ao, hồ, sơng), có 36,5% cho rằng để phịng chống nước nước cho trẻ em thì phải xây dựng hàng rào các ao gần khu dân cư và có 24,2% cho rằng cần có bảng cảnh báo cấm bơi/cấm tắm ở những nơi nguy hiểm có thể xảy ra đuối nước.

Bảng 3.6. Nguồn thơng tin tiếp cận của người chăm sóc trẻ về đuối nước.

Nguồn thông tin tiếp cận Tần số Tỷ lệ %

Cán bộ y tế 62 15,3

Bạn bè và người thân 21 5,2

Trường học của trẻ 119 29,4

Các phụ huynh khác 4 1,0

Truyền thông: internet, sách, Tivi... 191 47,1

Không quan tâm đến vấn đề này 8 2,0

Tổng 405 100

Những nguồn thơng tin mà người chăm sóc trẻ tiếp cận được bao gồm các nguồn như truyền thông internet, sách, Tivi chiếm tỷ lệ cao nhất 47,1%, tiếp đến là ở trường học của trẻ 29,4%, cán bộ y tế 15,3%, bạn bè, người thân 5,2% và thấp nhất là ở các phụ huynh khác 1%. Đặc biệt, trong nghiên cứu cho thấy có 2% khơng quan tâm đến vấn đề đuối nước trẻ em.

Biểu đồ 3.1. Kiến thức chung của người chăm sóc trẻ về đuối nước

Tổng số có 405 người tham gia nghiên cứu là những người chăm sóc trẻ, kiến thức chung của người chăm sóc trẻ về đuối nước có tỷ lệ đạt là 54,1%, cịn lại kiến thức chung chưa đạt là 45,9%.

Bảng 3.7. Thực hành của người chăm sóc trẻ về những biện pháp phòng chống đuối nước cho trẻ ở khu vực ngoài nhà

Thực hành của người chăm sóc trẻ Tần số Tỷ lệ %

Ở khu vực ngồi nhà, người chăm sóc trẻ có thực hiện những biện pháp phịng chống đuối nước Có 199 49,1 Không 206 50,9 Các biện pháp phòng chống đuối nước cho trẻ ở khu vực ngồi nhà bao gồm

Khơng cho trẻ tự tắm

một mình 392/405 96,8

Đậy nắp an tồn bể

nước/ giếng khơi 206/405 50,9 Lấp hàng rào xung

quanh ao hồ 138/405 34,1

Đặt biển cảnh báo ở

Thực hành của người chăm sóc trẻ Tần số Tỷ lệ %

xảy ra đuối nước

Người chăm sóc trẻ có thực hiện những biện pháp phòng chống đuối nước cho trẻ ở khu vực ngoài nhà chiếm tỷ lệ 49,1%. Các biện pháp phòng chống đuối nước cho trẻ ở khu vực ngoài nhà bao gồm: Không cho trẻ tự tắm một mình (96,8%); Đậy nắp an tồn bể nước/giếng khơi (50,9%); Lấp hàng rào xung quanh ao hồ (34,1%) và đặt biển cảnh báo ở những nơi có nguy cơ xảy ra đuối nước (6,9%).

Bảng 3.8. Thực hành của người chăm sóc trẻ về những biện pháp phịng chống

đuối nước cho trẻ ở khu vực trong nhà

Thực hành của người chăm sóc trẻ Tần số Tỷ lệ %

Ở khu vực trong nhà, người chăm sóc trẻ có thực hiện những biện pháp phịng chống đuối nước cho trẻ Có 265 65,4 Khơng 104 34,6 Các biện pháp phịng chống đuối nước cho trẻ ở khu vực trong nhà bao gồm

Đậy nắp dụng cụ

chứa nước trong nhà 251/405 62,0 Không chứa nước

trong xô chậu 66/405 16,3

Người chăm sóc trẻ có thực hiện những biện pháp phòng chống đuối nước cho trẻ trong nhà chiếm tỷ lệ 65,4%. Các biện pháp phòng chống đuối nước cho trẻ trong nhà bao gồm: Đậy nắp dụng cụ chứa nước trong nhà (62%); Không chứa nước trong xô chậu (16,3%).

Bảng 3.9. Thực hành của người chăm sóc trẻ về cách trơng giữ trẻ và cho trẻ học bơi để phịng chống đuối nước

Thực hành của người chăm sóc trẻ Tần số Tỷ lệ %

Trẻ em được trơng giữ khi người chăm sóc trẻ đi làm

Ở nhà có người lớn

trơng 253 62,5

Nhà giữ trẻ 126 31,1

Đem trẻ theo cùng với

mình 26 6,4

Tổng 405 100

Trẻ trên 5 tuổi cho học bơi

Có 212 52,3

Không 193 47.7

Tổng 405 100

Người chăm sóc trẻ bận việc đi làm, họ thực hiện việc trông giữ trẻ bằng cách như sau: để ở nhà có người lớn trơng (62,5%), gửi nhà giữ trẻ (31,1%) và đem trẻ theo cùng với mình (6,4%). Người chăm sóc trẻ cho trẻ trên 5 tuổi đi học bơi (52,3%).

Biểu đồ 3.2. Thực hành chung của người chăm sóc trẻ về phịng chống đuối nước

Tổng số có 405 người tham gia nghiên cứu là những người chăm sóc trẻ, tỷ lệ thực hành chung của người chăm sóc trẻ về phịng chống đuối nước có tỷ lệ đạt là 46,4%. Còn lại tỷ lệ thực hành chung chưa đạt là 53,6%.

3.1.3. Mối liên quan giữa kiến thức, thực hành của người chăm sóc trẻ về phịng

chống đuối nước với một số đặc điểm thông tin chung.

Bảng 3.10. Yếu tố liên quan đến kiến thức về đuối nước của người chăm sóc trẻ với nhóm tuổi.

Nhóm tuổi Kiến thức về đuối nước Tổng

Đạt (n, %) Không (n, %)

Dưới 40 tuổi 138 (54,3%) 116 (45,7%) 254 (100%)

Từ 40 tuổi 81 (53,6%) 70 (46,4%) 151 (100%)

Tổng 219 (54,1%) 186 (45,9%) 405 (100%)

χ2 = 0,02; p = 0,8 ; CI 95% (0,6 - 1,5)

Phân tích mối liên quan giữa nhóm tuổi với kiến thức về đuối nước của người chăm sóc trẻ cho thấy, ở nhóm tuổi dưới 40 tuổi có tỷ lệ kiến thức đạt 54,3% và ở nhóm tuổi từ 40 tuổi trở lên có tỷ lệ kiến thức đạt 53,6%. Sự khác biệt này khơng có ý nghĩa thống kê với p=0,8 (p> 0,05).

Bảng 3.11. Yếu tố liên quan đến kiến thức về đuối nước của người chăm sóc trẻ với giới tính.

Giới tính Kiến thức về đuối nước Tổng

Đạt (n, %) Không (n, %)

Nam 82 (56,2%) 64 (43,8%) 146 (100%)

Nữ 137 (52,9%) 122 (47,1%) 259 (100%)

Tổng 219 (54,1%) 186 (45,9%) 405 (100%)

χ2 = 0,4; p = 0,5 ; CI 95% (0,7 - 1,7)

Phân tích mối liên quan giữa giới tính với kiến thức về đuối nước của người chăm sóc trẻ cho thấy, ở nam giới có tỷ lệ kiến thức đạt 56,2% và ở nữ giới có tỷ lệ kiến thức đạt 52,9%. Sự khác biệt này khơng có ý nghĩa thống kê với p=0,5 (p> 0,05).

Bảng 3.12. Yếu tố liên quan đến kiến thức về đuối nước của người chăm sóc trẻ với trình độ học vấn.

Trình độ học vấn Kiến thức về đuối nước Tổng

Đạt (n, %) Không (n, %)

≥ THCS/cấp 2 104 (63,8%) 59 (36,2%) 163(100%)

< THCS/cấp 2 115 (47,5%) 127 (52,55) 242(100%)

Tổng 219 (54,1%) 186 (45,9%) 405 (100%)

χ2 = 10,3; p = 0,001 ; OR = 1,9 ; CI 95% (1,2 - 2,9)

Mối liên quan giữa trình độ học vấn với kiến thức về đuối nước của người chăm sóc trẻ cho thấy, ở nhóm người chăm sóc trẻ có trình độ học vấn tốt nghiệp từ THCS/cấp 2 trở lên có tỷ lệ kiến thức đạt 63,8% và ở nhóm người chăm sóc trẻ có trình độ học vấn chưa tốt nghiệp THCS/cấp 2 trở xuống có tỷ lệ kiến thức đạt 47,5%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p=0,001 (p< 0,05). Như vậy, ở nhóm người chăm sóc trẻ có trình độ học vấn tốt nghiệp từ THCS/cấp 2 trở lên có kiến thức về đuối nước cao gấp 1,9 lần so với nhóm người chăm sóc trẻ có trình độ học vấn chưa tốt nghiệp THCS/cấp 2 trở xuống, (với OR = 1,9 và khoảng tin cậy 95% từ 1,2 – 2,9).

Bảng 3.13. Yếu tố liên quan đến kiến thức về đuối nước của người chăm sóc trẻ

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Can thiệp phòng chống đuối nước cho học sinh tiểu học tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015 – 2019 (Trang 53 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)