Nhà ở và khơng gian hoạt động KTNNCNC tại Nhật Bản

Một phần của tài liệu Tổ chức không gian ở thích ứng với hoạt động kinh tế nông nghiệp Công nghệ cao khu vực nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng. (Trang 25 - 27)

Ở Nhật rất phát triển du lịch nông nghiệp CNC tại những trang trại sản xuất. Các tổ hợp tác hoặc HTX, doanh nghiệp rất quan tâm tới việc tổ chức trải nghiệm cho người

11

tiêu dùng ở thành phố với các vùng, điểm sản xuất nhằm chia sẻ thực trạng của nông dân và họ làm thế nào để sản phẩm rau, thịt, sữa… đảm bảo an toàn thực phẩm.

Tại tỉnh Ibaraki, nông nghiệp Nhật bản kết hợp hiện đại và truyền thống. Phương thức sản xuất kết hợp giữa trên cánh đồng mở và dạng trồng trong các nhà kính và nhà lưới hay nhà màng. Thực tế tại khu Tsubaku, nông thôn thuộc tỉnh Ibaraki, các không gian ở với khu sản xuất cũng gần và liên hệ với nhau một cách thuận tiện bởi hệ thống giao thơng. Điều này rất thuận tiện cho máy móc và cơ giới hoạt động tới các cánh đồng. Tại Tsubaki phát triển nhà ở chung cư cho dân cư nông nghiệp và cả nhà riêng của hộ. Các không gian hoạt động kinh tế nông nghiệp nằm liền kề với khơng gian ở ( Hình 1.1)

Khn viên ở nơng thơn tại Nhật Bản bao gồm nhà ở chính, sân, nhà phụ (nhà kho chứa nông cụ, nông phẩm). Tại Nhật Bản, mỗi hộ dân đều có máy móc nơng nghiệp riêng cho sản xuất của hộ gia đình và ga ra để máy móc riêng của từng hộ. Trong kiến trúc nhà ở nông thôn chia thành 3 không gian cơ bản: Không gian ngủ, không gian sinh hoạt chung và không gian làm việc.

1.1.1.2 Tại Hàn Quốc:

Phong trào Làng mới Hàn Quốc (Saemaul) được ra đời khi Chính phủ Hàn Quốc quyết tâm cải thiện điều kiện sống và sản xuất vùng nông thôn, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị. Tháng 4/1970, Phong trào Làng mới được triển khai trên phạm vi toàn quốc với ba nhiệm vụ chủ yếu là: Thay đổi nhận thức, nâng cao trình độ văn hóa cho người nơng dân; phát triển xã hội và phát triển kinh tế, trải qua các giai đoạn khác nhau. Đây được coi là chương trình phát triển tồn diện nơng thơn, nhằm đưa đến sự thay đổi cho làng xóm, thơng qua việc nâng cao tính trách nhiệm và lịng tự tơn của người dân. Phong trào “Làng mới” chú trọng 10 cách thức triển khai sau: Mở rộng, làm mới đường vào thơn xóm; làm mới đường trong thơn; Làm vệ sinh thơn xóm; Xây dựng khu giặt giũ chung; Đào giếng nước chung; Cải tạo mái nhà từ lợp rạ thành mái ngói, xi măng; Cải tạo hàng rào quanh nhà từ tường đất thành tường xây gạch, xi măng; Sửa cầu; Sửa hệ thống đập sơng ngịi và Xây dựng điểm gom phân bắc[23].

12

Một phần của tài liệu Tổ chức không gian ở thích ứng với hoạt động kinh tế nông nghiệp Công nghệ cao khu vực nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng. (Trang 25 - 27)