Mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mức độ truyền dẫn của giá dầu vào lạm phát việt nam giai đoạn 2001 2013 , luận văn thạc sĩ (Trang 26 - 28)

2.1 Mức độ truyền dẫn của giá dầu vào lạm phát của Việt Nam trong gia

2.1.1 Mơ hình nghiên cứu

Mơ hình đường Phillips được Hooker (2002) vận dụng để đánh giá ảnh hưởng của truyền dẫn giá dầu vào lạm phát. Sau đó một số tác giả khác cũng dựa vào mơ hình này để nghiên cứu truyền dẫn giá dầu vào lạm phát như LeBlanc, Chinn (2004), Gregorio và công sự (2007) và Chen (2009), Chou, Tseng (2011).

Tác giả dựa theo mơ hình nghiên cứu của Chou, Tseng (2011) để ước tính truyền dẫn giá dầu vào lạm phát tại Việt Nam khi xem xét mơ hình đường Phillips chuẩn:

Trong đó,

πt = pt – pt-1: là lạm phát CPI (tính bằng sự thay đổi log chỉ số CPI)

UGt : thể hiện sự khác biệt giữa tỷ lệ thất nghiệp thực tế và tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.

xt : đại diện cho chi phí sản xuất L: thể hiện độ trễ của mơ hình εt : sai số của mơ hình

Trong thực tế thì UG thường được thay thế bởi độ chênh sản lượng. Và thay đổi trong giá dầu sẽ đại diện cho biến chi phí sản xuất. Khi đó, mơ hình (1) được thể hiện như sau:

Trong đó:

Do hạn chế về số liệu GDP theo tháng nên yt là log của chỉ số sản xuất công nghiệp Việt Nam, ỹt: thể hiện xu hướng phi tuyến của yt theo tiêu chuẩn lọc Hodrick – Prescott filtered. Do đó, yt-ỹt là độ chênh sản lượng. oilt: là giá dầu.

Giả thiết có mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến trong mô hình. Do đó, cân bằng dài hạn giữa tỷ lệ lạm phát, giá dầu và độ chênh sản lượng được hiển thị như sau:

pt =α + βy yt + β0 ot + εt (3)

Nếu phần dư εt là một chuỗi dừng thì có tồn tại mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến trong mơ hình. Điều này thể hiện sự kết hợp tuyến tính của chỉ số giá và các biến liên quan thì hội tụ. Khi đó, cơng thức (2) điều chỉnh dưới dạng mơ hình hiệu chỉnh sai số để đo lường mức truyền dẫn trong ngắn hạn:

ECt là thành phần hiệu chỉnh sai số, thể hiện truyền dẫn ngắn hạn lệch khỏi cân bằng dài hạn. Phương trình (4) cho thấy ngoài ảnh hưởng mất cân bằng do độ lệch của chỉ số giá, tỷ lệ lạm phát cũng được phản ánh trong độ chênh sản lượng, biến động giá dầu, và độ trễ của tỷ lệ lạm phát .

Hệ số θ1 của biến giá dầu có thể được xem như một phần truyền dẫn giá dầu trong ngắn hạn, θ1+ ρβ0 là tổng truyền dẫn trong ngắn hạn (Adolfson, 2001; Chen, 2009)

θi đại diện cho mức độ truyền dẫn của giá dầu vào lạm phát. Nếu θi = 0 thì khơng xảy ra sự truyền dẫn của giá dầu vào lam phát. Nếu θi = 1 hoặc θi > 1 thì sự truyền dẫn là hoàn toàn, nghĩa là 1% thay đổi của giá dầu sẽ làm lạm phát thay đổi 1%. Nếu θi giữa 0 và 1 thì sự truyền dẫn là khơng hồn tồn. Hệ số θi đượckỳ vọng mang dấu dương, tức là khi giá dầu tăng thì lạm phát gia tăng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mức độ truyền dẫn của giá dầu vào lạm phát việt nam giai đoạn 2001 2013 , luận văn thạc sĩ (Trang 26 - 28)