V. KHẢ NĂNG TẢI CỦA MÁY BIẾN ÁP
b. Sơ đồ hệ thống một thanh góp có phân đoạn
Phân đoạn bằng dao cách ly
Thanh góp được phân thành nhiều đoạn nhỏ gọi là những phân đoạn và các phân đoạn này được nối với nhau bằng dao cách ly phân đoạn.
Thường số phân đoạn bằng số nguồn cung cấp và mỗi một nguồn sẽ được nối vào một phân đoạn, các đường dây được phân bố đều trên các phân đoạn.
Sơ đồ phân đoạn dùng một dao cách ly
Bình thường dao cách ly phân đoạn CLpđ có thể đóng hoặc mở, mỗi tình trạng vận hành có ưu - nhược điểm riêng
Vận hành với dao cách ly phân đoạn đóng
Ưu điểm
Nguồn và phụ tải phân bố đều, cả hai phân đoạn làm việc song song đảm bảo vận hành kinh tế.
Nhược điểm
Khi có ngắn mạch trên một phân đoạn bất kì thì tất cả các máy cắt nguồn đều cắt ra, toàn bộ sơ đồ bị mất điện. khi ngắn mạch trên các đường dây thì dòng ngắn mạch sẽ lớn
Thường chế độ vận hành này được áp dụng ở các nhà máy điện
Vận hành với dao cách ly phân đoạn mở
Ưu điểm
Khi có ngắn mạch trên một phân đoạn nào thì chỉ có phân đoạn đó bị mất điện, phân đoạn còn lại thì làm việc bình thường. hơn nữa khi ngắn mạch trên đường dây thì dòng ngắn mạch sẽ bé hơn nên ta có thẻ chọn khí cụ điện hạng nhẹ.
Nhược điểm
Các nguồn và phụ tải làm việc riêng lẽ nên vận hành không kinh tế Phạm vi ứng dụng
Thường chế độ vận hành này được áp dụng ở các trạm biến áp.
Khi phân đoạn bằng dao cách ly thì ta có thẻ sửa chữa từng phân đoạn hay dao cách ly thanh góp của phân đoạn mà chỉ có phân đoạn đó mất điện
→ Nhược điểm lớn nhất của của việc phân đoạn bằng dao cách ly là các dao cách ly phải thao tác có điện mà ở thanh góp không phân đoạn mà chúng chỉ làm nhiệm vụ cách ly. Hơn nữa trong chế độ vận hành với dao cách ly phân đoạn đóng, nếu xảy ra ngắn mạh bất kì trên phân đoạn nào đều xảy ra mất điện toàn bộ. để khắc phục nhược
Để kiểm tra, sửa chữa dao cách ly phân đoạn I chúng ta thực hiên các bước thao tác sau:
Cắt tất cả các máy cắt nối vào phân đoạn I (MC1, MC2, MC5)
Cắt tất cả các dao cach ly thanh góp nối vào phân đoạn I (CL11,CL21, CL51)
Cắt CLpđ1 (CLpđ1 cắt dòng không tải của phân đoạn I)
Thực hiện các biện pháp an toàn khi sửa chữa
Khi ngắn mạch trên bất kì phân đoạn nào ( giả sử phân đoạn I) thì máy cắt phân đoạn và tất cả máy cắt của nuồn có liên quan trực tiếp với phân đoạn bị sự cố sẽ bị cắt ra (MC5 cắt)
phân đoạn I bị mất điện, còn phân đoạn II thì vẫn hoạt động bình thường, các hộ quan trọng được cung cấp bằng 2 đường dây từ 2 phân đoạn khác nhau vẫn được cung cấp điện còn những đường dây đơn nối vào phân đoạn I bị mất điện
Sau khi sửa chữa phân đoạn I xong, đóng các dao cách ly CLpđ1, CLpđ2, MCpđ, đóng hai dao cách ly hai đầu máy cắt MC5 rồi đóng máy cắt MC5. Cuối cùng đóng tất cả các đường dây nối vòa phân đoạn I theo thứ tự ưu tiên
Thao tác sửa chữa dao cach ly phân đoạn CL12
Cắt tất cả các máy cắt nối vào phân đoạn 2
Cắt tất cả các dao cách ly nối vào phân đoạn 2
Cắt dao cách ly CL11
Sau khi sửa chữa dao cách ly CL12 xong ta khôi phục lại sự làm việc của phân đoạn 2 như sau:
Mở nối đất an toàn
Đóng tất cả các dao cách ly đang mở
Đóng tất cả các máy cắt nối vào phân đoạn 2 (trừ máy cắt mạch máy phát)
Đóng máy cắt mạch máy phát cần chú ý đến hòa đồng bộ
Khi có ngắn mạch tại N1: bảo vệ rơle đưa tín hiệu cắt các máy cắt nối vào phân đoạn 3 (máy cắt đầu đường dây đơn thường không cắt). lúc này nhân viên vận hành phải xử lí như sau:
Cắt các máy cắt mạch đường dây mà bảo vệ rơle chưa đưa tín hiệu cắt
Cắt dao cách ly CLK1
Đóng các máy cắt nối vào phân đoạn 3
Đóng máy cắt mạch máy phát F3 (chú ý đến hòa đồng bộ)
Ưu điểm
Nhờ mạch nối vòng mà làm giảm sự chênh lệch điện áp giữa các phân đoạn Nhờ nối mạch vòng mà khi có sự cố trên bất kì phân đoạn nào thì các máy phát nối vào các phân đoạn còn lại vẫn làm việc song song
Nhược điểm
Vì có mạch vòng nên thiết bị phân phối cồng kềnh, phức tạp, đắt tiền và khó khăn trong vận hành
Phạm vi ứng dụng
Trong thiết bị phân phối cấp điện áp máy phát của các nhà máy nhiệt điện trung tâm thường sử dụng