xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Sau khi đất nước thống nhất, trong cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước, luật sư Nguyễn hữu Thọ được bầu làm đại biểu Quốc hội và tại Kỳ họp lần thứ nhất Quốc hội khóa Vi (24/6 - 3/7/1976), ơng được bầu làm Phó Chủ tịch nước Cộng hịa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tiếp đó, luật sư Nguyễn hữu Thọ được bầu và giữ nhiều chức trách quan trọng như: Quyền Chủ tịch nước (5/4/1980), Chủ tịch Quốc hội kiêm Phó Chủ tịch hội
đồng Nhà nước (1981-1987), Phó Chủ tịch nước (1987-
1989). Dù ở cương vị công tác nào, luật sư Nguyễn hữu Thọ vẫn ln là tâm điểm của sự đồn kết dân tộc. Khi tuổi cao, thôi đảm đương các chức vụ lãnh đạo Nhà nước và Quốc hội, ông lại trở về với cương vị Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ năm 1989 đến năm 1994 và sau đó là Chủ tịch danh dự Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho đến khi qua
đời (năm 1996).
Luật sư Nguyễn hữu Thọ mong muốn phấn đấu cho tổ chức Mặt trận thực sự là nơi hội tụ trí tuệ, sáng kiến của các tầng lớp nhân dân, là một trung tâm đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngồi nước, khơng phân biệt thành phần xã hội, q khứ, chính kiến, tơn giáo, dân tộc… Đối với những người có chính kiến khác hoặc có lầm lỗi trước đây đã tỉnh ngộ, muốn tham gia xây
dựng đất nước, làm cho dân giàu nước mạnh, Mặt trận cần lấy lòng nhân ái bao dung, tin cậy và chân thành hợp tác để đồn kết vì đại nghĩa của dân tộc, vì tương lai của đất nước.
Chính Luật sư đã dành thời gian để đi các địa
phương, giám sát và giúp đỡ các tổ chức bầu cử thực hiện đúng luật và khuyến khích các đại biểu, cán bộ mặt trận, các đồn thể nhân dân hãy mạnh dạn nói lên tiếng nói của các tầng lớp nhân dân trong các kỳ họp của các cơ quan dân cử các cấp. ông nêu gương và lưu ý cán bộ Mặt trận các cấp vừa phải quan tâm vận động tầng lớp trí thức, nhân sĩ, chức sắc tơn giáo, những người có uy tín trong các dân tộc thiểu số, các nhà cơng thương, kiều bào ta ở nước ngồi, vừa phải chú trọng xây dựng mặt trận cơ sở, một vấn đề có tầm quan trọng chiến
lược. ơng hoan nghênh, động viên các phong trào “con trung hiếu, cháu thảo hiền”, phát huy đạo đức truyền thống dân tộc, chăm sóc động viên người cao tuổi; khuyến khích các hoạt động của Mặt trận ở các khu dân cư, hướng vào giải quyết các vấn đề lợi ích thiết thực về dân sinh, dân chủ, dân trí, giải quyết những mâu thuẫn trong cuộc sống đời thường của các gia đình, làng xóm, củng cố và mở rộng mặt trận đoàn kết nhân dân từ cơ sở. ông hoan nghênh và cổ vũ các phong trào đền ơn
đáp nghĩa, đón tiếp cựu chiến sĩ tử tù, phong trào từ
NHâN vẬT - sự kIệN
côi, những người bất hạnh trong cuộc sống, những cuộc vận động cứu trợ đồng bào lũ lụt, thiên tai, cuộc vận động toàn dân ủng hộ nhân dân Cuba trong lúc cách
mạng Cuba gặp khó khăn. Các cuộc vận động và các
phong trào có ý nghĩa này đã trở thành một nếp sống mới của toàn dân, một việc làm thường xuyên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Đồng thời với việc xây dựng, đổi mới hoạt động của
Mặt trận Tổ quốc, với tư cách là một trong những người lãnh đạo Nhà nước, ông luôn quan tâm đến vấn đề thực hiện dân chủ và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Khi giữ cương vị Chủ tịch Quốc hội, luật sư Nguyễn hữu Thọ đã đưa ra những vấn đề rất có ý nghĩa đối với
việc đổi mới trong Quốc hội nói riêng, nhà nước nói
chung. Luật sư Nguyễn hữu Thọ cũng đề nghị sớm xác
định mối quan hệ đúng đắn giữa Đảng lãnh đạo với tổ
chức Mặt trận theo tinh thần Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là một thành viên của Mặt trận, làm sao để Mặt trận trở thành chỗ dựa chính trị tin cậy của Nhà nước. Cùng tập thể lãnh đạo, ông rất hoan nghênh phương thức lãnh
đạo phù hợp với Mặt trận Tổ quốc trong giai đoạn mới.
Về Quốc hội và hội đồng nhân dân, luật sư Nguyễn hữu Thọ rất xem trọng các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp. Theo ông: Mặt trận không chỉ là người giới thiệu, hợp thức hóa các ứng cử viên theo một danh sách có sẵn, mà phải vươn lên thực hiện cho
được quyền phản ánh trung thực nguyện vọng của nhân
dân, góp ý, lựa chọn, giới thiệu những người xứng đáng có đủ đức, tài, tín nhiệm ứng cử vào các cơ quan dân cử. ông thường xuyên nhắc nhở các cấp Mặt trận quan tâm
đến chất lượng các cuộc tiếp xúc giữa những ứng cử viên
với cử tri, tạo điều kiện để đại biểu dân cử làm tốt nhiệm vụ của mình4.
Về vấn đề chính quyền, luật sư Nguyễn hữu Thọ cho rằng: Chính quyền phải trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, sát dân, vì lợi ích của dân, ấy mới là chính quyền của dân và do dân. Loại bỏ tệ tham nhũng, bn lậu, làm ăn phi pháp, tiêu xài lãng phí là một việc làm cấp bách mà Mặt trận các cấp phải có trách nhiệm. Chính ơng là người hồn chỉnh rồi ký thông tri hướng dẫn các cấp Mặt trận thực hiện nhiệm vụ này. ông cho rằng, việc phát huy quyền
làm chủ của nhân dân, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân chính là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của Mặt trận.
Đồng thời với việc trực tiếp lãnh đạo, ơng cịn có nhiều
bài viết về dân chủ, thực hiện dân chủ qua Quốc hội, dân chủ với tuổi trẻ, tự do dân chủ trong hiến pháp và pháp luật... Những bài viết của ơng mang tính lý luận và có căn cứ thực tiễn đối với công cuộc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và tồn hệ thống chính trị của nhà nước ta hiện nay.
Một đóng góp quan trọng của luật sư Nguyễn hữu Thọ mà khơng thể khơng nhắc đến đó là lĩnh vực đối ngoại. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, với tư cách là Chủ tịch
Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải
phóng miền Nam, Luật sư đã gửi nhiều thư, điện mừng, tuyên bố, thông điệp, trả lời phỏng vấn kêu gọi sự ủng hộ quốc tế, lên án cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc
Mỹ ở Việt Nam. Khi đất nước thống nhất, ơng dẫn đầu
đồn đại biểu nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
dự các hội nghị quốc tế quan trọng như hội nghị cấp cao các nước Không liên kết (năm 1986), hội nghị cấp cao các nước sử dụng tiếng Pháp (1987), và thăm hữu nghị 37 nước trên thế giới.
Với sự đóng góp to lớn của ông vào sự nghiệp đấu
tranh giải phóng dân tộc và xây dựng Tổ quốc, luật sư Nguyễn hữu Thọ đã được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều danh hiệu cao quý: huân chương Sao vàng, huân chương hồ Chí Minh và nhiều huân chương, danh hiệu cao quý khác.
Về cuộc đời và đóng góp của luật sư Nguyễn hữu Thọ đối với cách mạng Việt Nam, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Kiệt đã đánh giá: “Luật sư Nguyễn hữu Thọ là một trí thức yêu nước, một nhà hoạt động chính trị và xã hội mà tiếng tăm vượt xa ranh giới quốc gia, là một luật sư tài năng, một ngọn cờ tập hợp quần chúng đầy uy tín, một người Việt Nam trung hiếu, một nhân cách khả kính… Dù ở cương vị cơng tác nào,
đồng chí cũng ln thể hiện bản lĩnh, phẩm chất, trí
tuệ và nhiệt tâm, được đồng bào cả nước yêu mến, tin cậy, được các chính khách quốc tế và các nguyên thủ quốc gia kính trọng” 5.v
Chú thích:
1. Nguyễn Hữu Thọ, Gắn bó với dân tộc, với nhân dân, với cách mạng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.17. 2. Võ Văn Kiệt, Điếu văn tại lễ truy điệu luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Báo Nhân dân, ngày 31/12/1996. 2. Võ Văn Kiệt, Điếu văn tại lễ truy điệu luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Báo Nhân dân, ngày 31/12/1996.
3. Ngày 13 tháng 5 năm 1955, thực dân Pháp mới bàn giao quyền quản lý Hải Phòng cho Việt Nam.4. Lê Quang Đạo, Nhớ anh Ba Nghĩa, Báo Nhân dân, ngày 28/12/1996. 4. Lê Quang Đạo, Nhớ anh Ba Nghĩa, Báo Nhân dân, ngày 28/12/1996.