Bối cảnh phát triển khu vực Tây Nguyên và tỉnh ĐắkNông

Một phần của tài liệu bctm_pa_ktxh2030_dakglong_26102021_2021-9-27-8-2-4 (Trang 66 - 71)

III. BỐI CẢNH VÀ DỰ BÁO PHÁT TRIỂN THỜI KỲ ĐẾN NĂM 2030, TẦM

3.3. Bối cảnh phát triển khu vực Tây Nguyên và tỉnh ĐắkNông

Tây Ngun có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh phát triển kinh tế - xã hội, quốc phịng, an ninh của cả nước; có hành lang tự nhiên với Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và hệ thống giao thông kết nối với các tỉnh duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ; các cửa khẩu quốc tế trên tuyến hành lang Đông - Tây và gần các cảng biển nước sâu vùng duyên hải Trung Bộ. Nằm trong Vùng Tây Nguyên, Đắk Glong có những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã

62

hội cùng chiến lược phát triển chung của Vùng Tây Nguyên trong mối liên kết phát triển với cả nước và với các vùng lân cận. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, Vùng Tây Nguyên và Đắk Nông được xác định khung phát triển phù hợp với điều kiện đặc thù. Đó là tập trung tâm phát triển phát triển ngành cơng nghiệp khai thác và chế biến khống sản với trọng tâm là khai thác và chế biến bôxit, luyện nhôm của cả nước; nông nghiệp công nghệ cao gắn với chế biến sâu; dịch vụ, du lịch và nghỉ dưỡng; các khu kinh tế quốc phòng, biên giới. Đây là khung phát triển thuận lợi để huyện liên kết phát triển.

Thứ hai, liên kết trong tổ chức chuỗi giá trị sản xuất, kinh doanh của Vùng Tây Ngun và Đắk Nơng ngày càng hồn chỉnh. Các tỉnh Tây Nguyên sự tương đồng nhất định và lợi thế về đất đai, tài nguyên khí hậu đặc thù để cùng liên kết trong phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hố quy mơ lớn theo chuỗi giá trị. Đồng thời, Tây Nguyên có đặc trưng, sắc thái văn hố của nhiều dân tộc, nhiều di sản văn hóa, các loại hình sinh hoạt văn hóa phong phú, hệ thống danh lam, thắng cảnh thuận lợi để phát triển du lịch. Điều kiện này thuận lợi để huyện xây dựng mối liên kết các điểm, tuyến du lịch giữa các tỉnh trong Vùng.

Thứ ba, về kết nối quốc tế của Vùng Tây Nguyên ngày càng được mở rộng. Vùng Tây Nguyên đã đẩy mạnh các mối quan hệ hợp tác quốc tế quan trọng như Hợp tác giữa Tây Nguyên và các địa phương của nước bạn Lào và Campuchia trong khuôn khổ hợp tác xây dựng Tam giác phát triển Việt Nam - Lào – Campuchia; hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS); hợp tác phát triển các hành lang Đông - Tây và các hợp tác song phương. Các mối quan hệ hợp tác quốc tế trong khuôn khổ Vùng Tây Nguyên với các đối tác sẽ tạo ra vị thế mạnh hơn so từng địa phương trong Vùng. Đây là cơ hội thuận lợi để Đắk Nông đẩy mạnh liên kết với các đối tác quốc tế trong khn khổ hợp tác của tồn Vùng.

Thứ tư, chính phủ có những chính sách đặc thù cho vùng Tây Nguyên và Đắk Nơng. Tây Ngun nói chung và Đắk Nơng nói riêng hiện nay vẫn cịn là một vùng nghèo với địa hình hiểm trở, nơi tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và là cứ địa phòng thủ quốc phịng quan trọng của quốc gia, do đó, ln được được Đảng và nhà nước quan tâm đầu tư với những chính sách đặc thù. Đây là điều kiện thuận lợi để địa phương tiếp cận các nguồn vốn từ trung ương để đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo nền tảng để kêu gọi đầu tư và phát triển trong thời gian tới.

Thứ năm, cạnh tranh trong thu hút đầu tư trong Vùng ngày càng cao. Do có sự tương đồng cao trong điều kiện tự nhiên và tiềm năng phát triển nên các tỉnh trong Vùng Tây Nguyên có sự cạnh tranh cao trong thu hút đầu tư. Trong đó, Đắk Nông là tỉnh thành lập sau, điều kiện về cơ sở hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ chưa đủ mạnh để cạnh tranh với các tỉnh trong thu hút doanh nghiệp. Thành phố Gia Nghĩa với định hướng phát triển đô thị thương mại, dịch vụ nhưng mới được thành lập, hệ thống hạ tầng cịn chưa hồn thiện, dân số cịn ít nên khó cạnh tranh trong kêu gọi các nhà đầu tư vào lĩnh vực thương mại dịch vụ so với các thành phố trong Vùng.

63

IV. ĐÁNH GIÁ, NHẬN ĐỊNH VỀ THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT ƯU TIÊN

4.1. Lợi thế của huyện Đắk Glong

- Vị trí địa lý: Huyện có vị trí địa lý tiếp giáp trực tiếp với thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Lâm Đồng và tỉnh ĐắkLăk. Trung tâm huyện cách thành phố Gia Nghĩa chỉ 30km theo Quốc lộ 28, cách Bảo Lộc 80km, Đồng Xồi 140km, Bn Mê Thuột 150km, Phan Thiết 180km và thành phố Hồ Chí Minh 240km. Nếu hệ thống giao thông liên tỉnh (Quốc lộ, cao tốc) được đầu tư thì khả năng kết nối giao thương của huyện với thị trường nội địa rộng lớn vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải Miền Trung và với hệ thống cảng, logistics ven biển phục vụ xuất khẩu sẽ rất thuận lợi.

- Nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng về chủng loại và dồi dào về trữ lượng; bao gồm: đá xây dựng, sét gạch ngói, sa khống, đặc biệt là quặng bauxit. Đây là tiềm năng, lợi thế rất lớn trong phát triển cơng nghiệp khai khống, sản xuất vật liệu xây dựng.

- Quỹ đất sản xuất nông nghiệp lớn; điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu cao nguyên thuận lợi cho việc tích tụ ruộng đất, hình thành vùng sản xuất nơng nghiệp tập trung ứng dụng công nghệ cao quy mô lớn.

- Diện tích rừng (gần 63.000 ha) và vùng nguyên liệu gỗ lớn so với các địa phương khác. Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng để phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững, đặc biệt là phát triển các ngành công nghiệp chế biến gỗ, chế biến lâm sản và cung cấp dịch vụ mơi trường rừng.

- Có nhiều thắng cảnh thiên nhiên đẹp, hùng vỹ, cùng những giá trị văn hóa truyền thống bản địa độc đáo chưa được khai thác triệt để để phục vụ phát triển du lịch.

- Các cấp chính quyền đã có sự đổi mới nhất định trong tư duy và cách tiếp cận điều hành nền kinh tế nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân.

4.2. Hạn chế, điểm yếu của huyện Đắk Glong

- Đặc điểm địa hình miền núi phức tạp gây khó khăn, tốn kém cho canh tác, sản xuất nông lâm nghiệp, cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị và các khu dân cư tập trung quy mô lớn.

- Là địa bàn có đơng đồng bào dân tộc sinh sống; mặt bằng trình độ dân trí cịn thấp, nhận thức của người dân cịn hạn chế, khó khăn trong tiếp cận, lĩnh hội và ứng dụng các kiến thức mới trong thực tiễn sản xuất.

- Huyện có xuất phát điểm thấp; là địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; cơ sở hạ tầng thiếu và chưa đồng bộ dẫn tới khả năng đầu tư và thu hút, huy động đầu tư phát triển còn nhiều hạn chế.

64

- Nền kinh tế của huyện chủ yếu dựa vào sản xuất nơng nghiệp, trong khi q trình chuyển đổi mơ hình phát triển từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu vẫn còn chậm, dẫn tới đầu ra của sản phẩm, giá cả các mặt hàng nông sản bấp bênh, chưa tạo được chuỗi giá trị bền vững, thu nhập của người dân không ổn định. Trong khi, khu vực công nghiệp, thương mại dịch vụ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có của địa phương.

- Việc sử dụng các nguồn lực, đặc biệt là tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản cho phát triển kinh tế-xã hội chưa hiệu quả. Quỹ đất dành cho các hoạt động phát triển đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu dân cư nông thôn, khu du lịch,... chưa được khai thác sử dụng một cách tối ưu.

- Việc đẩy mạnh cải cách hành chính chưa thực sự đồng bộ và vẫn cần tiếp tục cải cách. Việc phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị và địa phương chưa thực sự chặt chẽ, đồng bộ, kịp thời. Việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, xây dựng và khai thác CSDL dùng chung còn hạn chế.

- Trình độ chun mơn nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ, cơng chức cịn hạn chế; có năng lực chưa đáp ứng được u cầu cơng việc trong tình hình mới; thiếu chủ động, sáng tạo trong cơng tác chuyên môn cũng như công tác tham mưu cho các cấp lãnh đạo.

4.3. Cơ hội phát triển

- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 của Việt Nam đã xác định phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của Vùng Tây Nguyên là “Xây dựng đường bộ cao tốc và nâng cấp mạng lưới giao thông nội vùng, các tuyến kết nối các tỉnh Tây Nguyên với Đông Nam Bộ, ven biển Nam Trung Bộ với Nam Lào và Đông Bắc Campuchia”. Với định hướng này, Đắk Glong có nhiều thuận lợi trong phát triển giao thương, thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp, du lịch, tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.

- Hiện nay, Đảng và Chính phủ đang tập trung quyết liệt thực hiện cải cách thủ tục hành chính, cải cách bộ máy nhà nước, ban hành nhiều cơ chế chính sách (chính sách cơ cấu lại nền kinh tế; chính sách đổi mới mơ hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế chính sách phát triển vùng nơng nghiệp cơng nghệ cao;...). Những cải cách, thay đổi này sẽ góp phần quan trọng trong việc tạo môi trường đầu tư thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh trong thu hút đầu tư, khai thác và phát huy hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có huyện Đắk Glong.

- Hội nhập quốc tế và hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam ngày càng sâu rộng, mang lại cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu và cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Địa phương có nhiều cơ hội tiếp cận nguồn vốn đầu tư, tiếp cận những thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất tiên tiến và trình độ quản lý của thế giới. Bên cạnh đó, hội nhập quốc tế cũng sẽ tạo điều kiện cho các nước phát triển biết đến sản phẩm và thế mạnh của địa phương. Với tiềm năng

65

về phát triển cơng nghiệp khai khống, cơng nghiệp chế biến và du lịch, hội nhập quốc tế hứa hẹn thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp của địa phương được mở rộng hơn; các nhà đầu tư sẽ đầu tư nhiều hơn trong sản xuất công nghiệp sạch; việc tiếp cận với khoa học, kỹ thuật sản xuất hiện đại sẽ được thuận lợi hơn.

- Cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 dựa trên số hóa và kết nối là xu thế của thế giới, cùng với sự chỉ đạo mạnh mẽ của Chính phủ trong xây dựng chính quyền điện tử và xây dựng chiến lược cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo thuận lợi cho địa phương trong việc thực hiện cải cách hành chính, chuyển đổi số và xây dựng chính quyền điện tử; đồng thời với việc tiếp cận công nghệ mới giúp tối ưu hóa các nguồn lực để sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng tốt nhất với nhu cầu của thị trường, giúp lược bỏ nhiều khâu trung gian trong dây chuyền cung ứng và tăng cơ hội tiếp cận chuỗi giá trị góp phần phát triển thương mại điện tử, giúp doanh nghiệp và người nông dân dễ dàng tiếp cận thị trường trong nước và thế giới.

4.4. Thách thức phải đối mặt

- Khả năng huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực vào mục tiêu tăng trưởng: Trong bối cảnh vốn đầu tư đang trở nên khan hiếm và cạnh tranh gay gắt ở tầm địa phương và ở tầm quốc gia để thu hút đầu tư, đặc biệt là cuộc chạy đua dành nguồn vốn FDI, do vậy việc huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu tăng trưởng trên địa bàn sẽ trở nên khó khăn hơn và địi hỏi phải có nhiều biện pháp tạo sự khác biệt.

- Bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam, trong đó có tự do hóa thương mại có thể gây ra những tác động tiêu cực đến những ngành có năng lực canh tranh thấp. Các mặt hàng nông sản, hàng công nghiệp sơ chế, gia công,... ngày càng chịu nhiều sức ép về các rào cản kỹ thuật, các yêu cầu về quy tắc xuất xứ do sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, đặc biệt là vấn đề vệ sinh thực phẩm.

- Việc đẩy mạnh công nghiệp 4.0 một mặt giúp giảm chi phí sản xuất và nâng cao cơ hội tiếp cận thị trường nhưng một mặt cũng là nhân tố chính loại bỏ những ngành nghề có thu nhập trung bình và thơng thường. Q trình tự động hóa sản xuất sẽ khiến cho việc đưa lực lượng lao động thuần nông, lao động chuyên môn thấp chuyển sang các dự án cơng nghiệp là rất khó.

66

PHẦN THỨ II

PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Một phần của tài liệu bctm_pa_ktxh2030_dakglong_26102021_2021-9-27-8-2-4 (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)