PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN THEO KHÔNG GIAN LÃNH THỔ

Một phần của tài liệu bctm_pa_ktxh2030_dakglong_26102021_2021-9-27-8-2-4 (Trang 121 - 123)

4.1. Định hướng phát triển theo các trục kinh tế động lực

4.1.1. Phát triển theo trục Tỉnh lộ 4 (ĐT 684)

117

III.MN, chạy theo hướng Bắc – Nam, dọc theo các xã phía Tây của huyện gồm các xã Đắk Ha, Quảng Sơn. Từ Tỉnh lộ 4 có thể ngược lên huyện Krơng Nơ đi Buôn Ma Thuột, hoặc rẽ trái theo Tỉnh lộ 6 sang huyện Đắk Song, và xi xuống phía Nam kết nối với Quốc lộ 14, đường Cao tốc Đắk Nơng – Bình Phước đi khu vực Đông Nam Bộ, hoặc kết nối với Quốc lộ 28 đi Lâm Đồng và các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ.

Tỉnh lộ 4 đóng vai trị là động lực thúc đẩy phát triển khu vực phía Tây Bắc của huyện; trọng tâm là khai thác, phát huy các tiềm năng, lợi thế phát triển công nghiệp của khu vực này, đặc biệt là công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng.

4.1.2. Phát triển theo trục Quốc lộ 28

Là tuyến giao thông đối ngoại quan trọng, chạy qua xã Quảng Khê và xã Đắk Som; kết nối khu vực này với thành phố Gia Nghĩa và tỉnh Lâm Đồng, thông ra khu vực duyên hải miền Trung, đặc biệt là cảng quốc tế Vĩnh Tân của tỉnh Bình Thuận.

Quốc lộ 28 khi được nâng cấp, mở rộng sẽ là trục động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tồn huyện nói chung, khu vực Đơng Nam nói riêng; đặc biệt là thúc đẩy mạnh q trình đơ thị hóa gắn với khai thác, phát huy các tiềm năng du lịch của Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng.

4.2. Định hướng phát triển theo các tiểu vùng kinh tế

Căn cứ vào thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, các tiềm năng và đặc trưng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng,… có thể chia huyện Đắk Glong thành 02 tiểu vùng phát triển kinh tế; cụ thể như sau:

4.2.1. Tiểu vùng 1

Bao gồm các xã Quảng Khê, Đắk Som. Lợi thế phát triển rất lớn của tiểu vùng 1 là khu vực có trung tâm hành chính của huyện; tiếp giáp trực tiếp với thành phố Gia Nghĩa và tỉnh Lâm Đồng; đặt biệt trên địa bàn có Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng và hồ thủy điện Đồng Nai 3 có tiềm năng khai thác, phát triển du lịch rất lớn.

Định hướng trọng tâm phát triển của tiểu vùng là đẩy mạnh q trình phát triển đơ thị gắn với phát triển thương mại dịch vụ; khai thác, phát huy tiềm năng du lịch gắn với hồ Tà Đùng; phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; phát triển nông nghiệp đô thị ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp chất lượng cao.

4.2.2. Tiểu vùng 2

Bao gồm các xã Đắk Ha, Quảng Sơn và Quảng Hòa. Lợi thế của tiểu vùng này là có nguồn tài ngun khống sản, vật liệu xây dựng dồi dào, đặc biệt là Bauxite. Bên cạnh đó, đây cũng là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của huyện; có tiềm năng phát triển du lịch gắn với hồ thủy điện Buôn Tua Srah và

118 Khu bảo tồn thiên nhiên Nâm Nung.

Kiến nghị cấp trên sớm đầu tư nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 4 tạo động lực hạ tầng kết nối thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tiểu vùng, nhất là thúc đẩy phát triển cơng nghiệp khai khống.

Định hướng trọng tâm phát triển của tiểu vùng là phát triển công nghiệp alumin, luyện nhôm trở thành trụ cột thúc đẩy phát triển kinh tế của không chỉ huyện Đắk Glong mà cịn cho cả tỉnh Đắk Nơng, biến Đắk Nơng trở thành trung tâm luyện kim lớn nhất cả nước. Các dự án phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản quan trọng trong thời gian tới là Nhà máy khai thác Bauxite, luyện alumin, điện phân nhôm tại mỏ Bauxit 1-5 Quảng Sơn quy mô 1.000 ha; Nhà máy Alumin Đắk Nông 2 quy mô 900 ha, công suất 950.000 tấn/năm, nguyên liệu lấy từ mỏ bơ xít 1-5 Quảng Sơn và các mỏ lân cận; Khai thác và chế biến sâu bauxite tại xã Đắk Ha;…

Đồng thời đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu nông lâm nghiệp công nghệ cao; phát triển các ngành thương mại dịch vụ hỗ trợ và được thúc đẩy bởi cơng nghiệp khai khống như nhà hàng khách sạn, nhà trọ công nhân, du lịch sinh thái gắn với hồ thủy điện Buôn Tua Srah và Khu bảo tồn thiên nhiên Nâm Nung,…

Một phần của tài liệu bctm_pa_ktxh2030_dakglong_26102021_2021-9-27-8-2-4 (Trang 121 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)