Phương pháp Kaplan-Meier-Turnbull

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mức sẵn lòng trả của hộ gia đình cho dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 29 - 49)

Các mức giá sẵn lòng trả (bidj) Số người trả lời (n) Số người trả lời

“Có” (Y) Tỷ lệ người trả lời “Có” (Pj) (Y/n)

bid1 n1 Y1 P1 bid2 n2 Y2 P2 bid3 n3 Y3 P3 bid4 n4 Y4 P4 bid5 n5 Y5 P5 bid6 n6 Y6 P6

Nguồn: Haab và McConnell(2002) Mức WTP trung bình được xác định bằng cơng thức:

WTP trung bình = ∑ bid𝑗(Pj− Pj+1) J j=1 (3.4) Trong đó: - bidj là mức sẵn lòng trả j. - Pj là tỷ lệ người trả lời “Có” ở mức sẵn lịng trả j.

Hình 3.2 trình bày đồ thị Kaplan-Meier-Turnbull. Với các mức giá được hỏi càng cao thì xác suất người trả lời đồng ý sẵn lòng chi trả càng thấp, điều này phù hợp với lý thuyết kinh tế, khi giá tăng thì lượng cầu giảm.

Hình 3.2: Đồ thị Kaplan-Meier-Turnbull

Nguồn: Haab và McConnell (2002)

3.3. Phương pháp định giá ngẫu nhiên

Phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM) là phương pháp dựa trên việc điều tra cá nhân để ước lượng WTP của cá nhân đó cho hàng hóa, dịch vụ mơi trường khơng có giá trên thị trường (Champ và cộng sự, 2012). CVM là phương pháp định giá dựa vào phát biểu sự ưa thích và dựa trên biểu hiện trực tiếp của các cá nhân sẵn lòng trả hoặc sẵn lòng chấp nhận bồi thường cho bất kỳ thay đổi nào đó về số lượng, chất lượng môi trường hoặc cả hai. Tức là, phương pháp định giá trực tiếp liên quan đến việc ước lượng trực tiếp giá trị môi trường dựa trên phản ứng của cá nhân đối với các câu hỏi định giá giả định và do đó nó khơng phụ thuộc vào thông tin thị trường (Freeman, 1993). CVM cho phép ước lượng giá trị kinh tế của nhiều hàng hóa khơng có thị trường, được đo lường bằng mối quan hệ giữa các chức năng hữu dụng với các khái niệm sẵn lòng trả và sẵn lòng chấp nhận bồi thường, cũng như liên quan đến đo lường thặng dư của người tiêu dùng.

CVM thường được dùng để đo lường nhu cầu về hàng hoá hoặc dịch vụ khi thị trường khơng đầy đủ, khơng hồn hảo, hoặc khơng tồn tại (Dutta và cộng sự, 2005). CVM tạo lập một thị trường giả định để hỏi cá nhân WTP hoặc sẵn lòng chấp nhận cho sự gia tăng hay giảm đi của một hàng hóa, dịch vụ mơi trường. Các trường hợp vận dụng CVM về cơ bản tập trung chủ yếu ở các khía cạnh: chất lượng nước, khơng khí; giải trí (câu cá, săn bắn, đời sống hoang dã…); bảo tồn tài sản tự nhiên khơng có giá (rừng, các khu bảo tồn…); rủi ro sức khỏe, cuộc sống con người; cải thiện chất lượng giao thông; nước, vệ sinh môi trường, chất thải; các giá trị không sử dụng: giá trị tồn tại, lưu truyền, nhiệm ý (Whittington, 1998; Pethig, 2013). Các bước tiến hành trong nghiên cứu CVM:

Bước 1: Xác định mục tiêu. Bước này cần nhận dạng hàng hóa, dịch vụ mơi trường và đối tượng chịu tác động bởi sự thay đổi về số lượng, chất lượng của hàng hóa, dịch vụ mơi trường cần định giá.

Bước 2: Mơ tả hàng hóa, dịch vụ mơi trường định giá. Có 5 nhóm thơng tin cơ bản mơ tả hàng hóa, dịch vụ mơi trường cần định giá. Các nhóm thơng tin này là cơ sở để đối tượng điều tra ra quyết định về WTP sẽ chi trả. Do đó, 5 nhóm thơng tin này phải được trình bày rõ ràng, chi tiết để đối tượng điều tra hiểu rõ về hàng hóa, dịch vụ mơi trường mà họ sẽ chi trả gồm:

(1) Kịch bản: Kịch bản bao gồm việc mô tả thực trạng và sự thay đổi về số lượng, chất lượng của hàng hóa, dịch vụ mơi trường cần định giá.

(2) Phương thức cung cấp: Phương thức cung cấp là sự mô tả chi tiết về hàng hóa, dịch vụ mơi trường đề cập trong kịch bản để đối tượng điều tra hiểu rõ về hàng hóa, dịch vụ mơi trường mà họ sẽ nhận được.

(3) Phương thức thanh toán: Phương thức thanh toán là phương thức tiếp nhận mức đóng góp của đối tượng điều tra. Phương thức thanh tốn phải mang tính hợp lý nhằm đảm bảo độ tin cậy, tạo sự rõ ràng và minh bạch. Có 2 phương thức thanh toán là thu trực tiếp và thu gián tiếp (thu kết hợp với các phương thức thu khác sẵn có). Nếu phương thức thanh tốn khơng đảm bảo sự tin cậy sẽ dễ dẫn đến việc đối

tượng điều tra không tin tưởngvà không thực hiện đóng góp mặc dù thực tế đối tượng điều tra sẵn lịng đóng góp cho hàng hóa, dịch vụ môi trường cần định giá.

(4) Phương thức ra quyết định: Phương thức ra quyết định là cơ chế dựa trên kết quả nghiên cứu CVM để ra quyết định có thực hiện hay khơng thực hiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ mơi trường đã đề cập.

(5) Lựa chọn khung thời gian chi trả: Khung thời gian chi trả sẽ cung cấp cho đối tượng điều tra thông tin về số lần phải chi trả và khoảng thời gian giữa các lần chi trả. Việc áp dụng khung thời gian chi trả với 1 lần đóng góp so với khung thời gian chi trả với nhiều lần đóng góp, WTP thu được có sự khác biệt lớn. Hệ số chiết khấu sẽ rất cao nếu áp dụng khung thời gian chi trả với nhiều lần đóng góp. Do đó, WTP thu được ở khung thời gian chi trả với nhiều lần đóng góp sẽ khơng lớn hơn so với WTP thu được ở khung thời gian chi trả với một lần đóng góp (Stevens và cộng sự, 1997).

Bước 3: Thiết kế bảng câu hỏi. CVM sử dụng 5 phương pháp hỏi chính để hỏi về WTP của cá nhân cho hàng hóa, dịch vụ mơi trường. 5 phương pháp hỏi được phân làm 2 dạng là câu hỏi mở và câu hỏi đóng. Ở dạng câu hỏi mở, đối tượng điều tra sẽ được hỏi trực tiếp để phát biểu WTP. Dạng câu hỏi mở gồm 3 phương pháp hỏi là phương pháp hỏi câu hỏi mở, phương pháp hỏi đấu giá và phương pháp hỏi thẻ thanh toán. Với dạng câu hỏi đóng, đối tượng điều tra sẽ được hỏi để đưa ra quyết định giữa “đồng ý” hay “không đồng ý” chi trả cho hàng hóa, dịch vụ mơi trường cần định giá dựa trên WTP cho trước. Câu hỏi đóng gồm 2 phương thức hỏi chính là câu hỏi đóng 1 lựa chọn và câu hỏi đóng 2 lựa chọn. Khi thiết kế bảng câu hỏi, cần quan tâm xây dựng câu hỏi phụ bao gồm nhóm câu hỏi thu thập thêm thơng tin về các biến số sẽ tác động đến WTP và nhóm câu hỏi kiểm tra độ tin cậy trong trả lời của đối tượng điều tra.

Bước 4: Phỏng vấn. Có 4 hình thức phỏng vấn cơ bản gồm phỏng vấn trực tiếp, điện thoại, mail và internet. Trước khi thực hiện phỏng vấn chính thức, cần tiến

hành điều tra thử để xem xét tính dễ hiểu của bảng câu hỏi đối với đối tượng điều tra và tính khả thi của các thơng tin cần thu thập trong bảng câu hỏi.

Bước 5: Phân tích dữ liệu. Phân tích dữ liệu bao gồm nhập, kiểm tra dữ liệu, loại bỏ số liệu sai và phân tích dữ liệu.

Bước 6: Ước lượng WTP. Bước này gồm xác định mô hình ước lượng WTP, chạy mơ hình kinh tế lượng để ước lượng WTP trung bình và tính tổng lợi ích.

CVM có ưu điểm là có thể áp dụng để xác định giá trị sử dụng và không sử dụng của hàng hóa, dịch vụ mơi trường, là phương pháp duy nhất có thể xác định giá trị khơng sử dụng. Tuy nhiên, người trả lời có thể khơng tin vào tính chính xác của thị trường giả định, khơng có sự chi trả thực nên WTP có thể khơng bằng với khoản giá trị nếu thực trả, vì vậy, phương pháp này dễ bị sai lệch và tốn nhiều thời gian, kinh phí.

3.4. Phương pháp kinh tế lượng

Nghiên cứu dùng CVM để ước tính MWTP cho cải thiện dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt. Nghiên cứu dùng câu hỏi đóng một lựa chọn để phỏng vấn trực tiếp hộ gia đình về WTP để cải thiện chất lượng nước máy, dịch vụ lắp đặt đường ống để kết nối nước máy và giá 1 m3 nước máy. Theo Niên giám thống kê năm 2016, thu nhập bình quân ở khu vực nơng thơn là 2,4 triệu đồng/người/tháng, chi tiêu bình quân là 1,9 triệu đồng/người/tháng trong đó chi tiêu cho nhà ở, điện, nước, vệ sinh là 137 nghìn đồng/người/tháng. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đưa ra 6 mức giá để phỏng vấn hộ gia đình đã lắp đặt nước máy để cải thiện chất lượng nước máy là 20, 40, 60, 80, 100 và 130 nghìn đồng/hộ/tồn bộ dự án.

Qua nguồn số liệu thứ cấp thu thập được thì mức phí thực tế lắp đặt đường ống của các nhà máy nước trên địa bàn huyện Bình Đại thấp nhất là 800 nghìn đồng, cao nhất là 1.500 nghìn đồng; mức giá thấp nhất là 4,9 nghìn đồng/m3 nước máy, mức giá cao nhất là 9,6 nghìn đồng/m3 nước máy. Nghiên cứu mở rộng khoảng dao động từ 0,5 lần mức phí lắp đặt/giá 1 m3 nước máy thấp nhất đến 1,5 lần mức phí lắp

chưa lắp đặt nước máy, nghiên cứu áp dụng 6 mức phí lắp đặt nước máy là 400, 800, 1.200, 1.600, 2.000, 2.300 nghìn đồng/hộ/1 lần lắp đặt; 6 mức giá nước máy là 2, 5, 8, 11, 13, 15 nghìn đồng/m3.

Dạng mơ hình: nghiên cứu sử dụng mơ hình logit để ước tính WTP của hộ gia đình để cải thiện dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt. Mơ hình logit áp dụng khi biến phụ thuộc là một biến nhị phân nhận hai giá trị 0 và 1, trong đó y = 1 biểu thị một trong các kết quả và y = 0 biểu thị cho kết quả khác. Khi biến phụ thuộc là một biến nhị phân nhận giá trị 0 và 1, nó ln đúng khi P(y=1|x) = E(y|x): xác suất “thành công” là xác suất khi y = 1, cũng chính là giá trị kỳ vọng của y. Do đó, ta có phương trình:

P(y=1|x) = 0 + 1x1 + … + kxk (3.5)

Trong đó, xác suất thành công p(x) = P(y=1|x) là một hàm tuyến tính của xj. Phương trình (3.5) là một mơ hình phản ứng nhị phân, và P(y=1|x) được gọi là xác suất phản ứng. Bởi vì xác suất phải có tổng bằng 1, nên P(y=0|x) = 1 - P(y=1|x) cũng là một hàm tuyến tính của xj. Mơ hình logit giả định rằng phân phối xác suất của phần dư theo phân phối xác suất logistic.

Mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến với biến phụ thuộc nhị phân được gọi là mơ hình xác suất tuyến tính, vì xác suất phản ứng là tuyến tính với các tham số j. Trong mơ hình xác suất tuyến tính, j đo lường sự thay đổi về xác suất thành công

khi xj thay đổi, giữ các yếu tố khác cố định.

Phương pháp ước lượng: phương pháp ước lượng của mơ hình logit là phương pháp hợp lý tối đa (maximum likelihood). Ước tính khả năng tối đa là khơng nhất qn nếu một phần nào đó của phân phối được chỉ định bị thiếu chính xác.

3.4.1. Mơ hình ước tính MWTP của hộ gia đình đã lắp đặt nước máy để cải thiện chất lượng nước máy

Nghiên cứu sử dụng mơ hình logit để kiểm tra các yếu tố tác động đến WTP để cải thiện chất lượng nước máy của hộ gia đình đã lắp đặt nước máy:

ln(P(𝑌𝑖=1)

P(1−𝑌𝑖)) = α0 - α1BID - α2AGE + α3GEN + α4EDU + α5KID + α6INC + α7CON – α8SAF – α9PRE + α10HOU + α11HEA + i (3.6)

Trong đó:

Biến phụ thuộc Y là biến nhị phân nhận hai giá trị 0 và 1. Yi = 1, nếu người trả lời i sẵn lịng chi trả 20/40/60/80/100/130 nghìn đồng để cải thiện chất lượng nước máy. Ngược lại, Yi = 0.

Các biến giải thích:

Mức giá được hỏi (BID): biến thể hiện mức giá được hỏi (có các mức giá 20, 40, 60, 80, 100, 130 nghìn đồng) để cải thiện chất lượng nước máy. Đơn vị tính: nghìn đồng/hộ/tồn bộ dự án. Mức giá được hỏi giảm thì xác suất sẵn lịng chi trả để cải thiện chất lượng nước máy tăng. Kỳ vọng dấu -.

Tuổi của người trả lời (AGE): biến thể hiện tuổi của người trả lời. Đơn vị tính: năm. Người trẻ tuổi thì xác suất sẵn lịng chi trả để cải thiện chất lượng nước máy cao hơn người lớn tuổi. Người cao tuổi thường có sở thích thấp và ít sẵn lịng trả tiền cho các nguồn nước phải tính phí, bởi vì theo cách truyền thống họ được sử dụng nước miễn phí. Kỳ vọng dấu -.

Giới tính của người trả lời (GEN): biến thể hiện giới tính của người trả lời. GEN là biến nhị phân nhận hai giá trị 0 và 1, 1 = nam, 0 = nữ. Kỳ vọng dấu +.

Trình độ học vấn của người trả lời (EDU): biến thể hiện trình độ học vấn của người trả lời. Đơn vị tính: năm đi học. Người có trình độ học vấn cao thì có sự hiểu biết để sử dụng hàng hóa tốt thì phải trả tiền cao hơn và quan tâm đến chất lượng nước nhiều hơn nên xác suất sẵn lòng chi trả để cải thiện chất lượng nước máy cao. Kỳ vọng dấu +.

Số trẻ em trong hộ (KID): biến thể hiện số người từ 3 tuổi đến dưới 16 tuổi trong hộ gia đình. Đơn vị tính: người/hộ. Hộ có trẻ em thì sẽ quan tâm đến chất

lượng nước máy, điều kiện vệ sinh nhiều hơn nên xác suất sẵn lòng chi trả để cải thiện chất lượng nước máy cao. Kỳ vọng dấu +.

Thu nhập trung bình hàng tháng của hộ (INC): biến thể hiện tổng thu nhập trung bình của tất cả thành viên trong hộ gia đình trong một tháng. Đơn vị tính: triệu đồng/hộ/tháng. Hộ có thu nhập cao thì xác suất sẵn lịng chi trả để cải thiện chất lượng nước máy cao. Kỳ vọng dấu +.

Lượng nước sử dụng (CON): biến thể hiện số m3 nước máy được sử dụng trong một tháng của hộ gia đình. Đơn vị tính: m3/hộ/tháng. Lượng nước sử dụng càng nhiều thì nhu cầu sử dụng nước đạt chất lượng càng cao nên xác suất sẵn lòng chi trả để cải thiện chất lượng nước máy cao. Kỳ vọng dấu +.

Mức độ an toàn của nước máy (SAF): biến thể hiện đánh giá của người trả lời về mức độ an toàn của nước máy đối với sức khỏe. Đơn vị tính: thang đo từ 1-10, tăng dần theo mức độ an toàn, 1 là mức độ an toàn thấp nhất, 10 là mức độ an toàn cao nhất. Khi người trả lời đánh giá mức độ an toàn của nước máy thấp thì xác suất sẵn lịng chi trả để cải thiện chất lượng nước máy cao. Kỳ vọng dấu -.

Áp lực nước máy (PRE): biến thể hiện đánh giá của người trả lời về áp lực nước máy. Đơn vị tính: thang đo từ 1-10, tăng dần theo áp lực nước, 1 là áp lực nước yếu nhất, 10 là áp lực nước mạnh nhất. Khi đánh giá của người trả lời về áp lực nước máy yếu thì xác suất sẵn lòng chi trả để cải thiện chất lượng nước máy cao. Kỳ vọng dấu -.

Nhà ở (HOU): biến thể hiện đặc tính kiên cố của ngơi nhà của người trả lời hoặc của chủ hộ. HOU là biến nhị phân nhận hai giá trị 0 và 1, 1 = nhà ở kiên cố, 0 = khác. Những hộ có nhà ở kiên cố thường có thu nhập cao nên xác suất sẵn lòng chi trả để cải thiện chất lượng nước máy cao. Kỳ vọng dấu +.

Tình trạng sức khỏe (HEA): biến thể hiện tình trạng sức khỏe của hộ gia đình. HEA là biến nhị phân nhận hai giá trị 0 và 1, 1 = trong một năm qua, trong gia đình có ít nhất một người bị một trong số các bệnh liên quan đến tiêu hóa, da liễu; 0 = ngược lại. Kỳ vọng dấu +.

Bảng 3.2: Các biến số trong mơ hình logit đối với mẫu khảo sát hộ đã được lắp đặt nước máy

Tên biến Ký hiệu Đơn vị tính Kỳ vọng dấu Biến phụ thuộc

Mức sẵn lòng trả để cải thiện chất lượng nước máy với mức giá được hỏi

Y 1=Có, 0=Khơng

Biến giải thích

Mức giá được hỏi BID Nghìn đồng/hộ -

Đặc điểm nhân khẩu học của người được phỏng vấn và hộ gia đình

Tuổi AGE Năm -

Giới tính GEN 1=Nam, 0=Nữ +

Trình độ học vấn EDU Năm đi học +

Số trẻ em trong hộ KID Người/hộ +

Thu nhập trung bình hàng

tháng INC

Triệu đồng/

hộ/tháng +

Đặc điểm nguồn nước máy hiện tại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mức sẵn lòng trả của hộ gia đình cho dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 29 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)