Mơ tả Đơn vị tính Hộ đã lắp đặt nước máy (N=246) Hộ chưa lắp đặt nước máy (N=144) Tổng mẫu (N=390) Lượng nước sử dụng m3/hộ/tháng 9,92 5,16 8,16 Lượng nước sử dụng m3/người/tháng 2,59 1,34 2,13 Hóa đơn tiền nước/
Chi phí đổi nước
Nghìn đồng/
tháng/hộ 84,39 280 156,62 Mức độ an toàn Thang đo từ 1-10 4,93 4,24 4,67 Áp lực nước máy Thang đo từ 1-10 5,04 - - Tính ổn định Thang đo từ 1-10 5,03 4,40 4,79 Tỷ lệ hộ sử dụng nước máy cả năm % 82 - - Tỷ lệ hộ xử lý nước trước khi sử dụng % 33,74 61,11 43,85 Tỷ lệ hộ dự trữ nước phục vụ sinh hoạt % 29,67 94,44 53,59 Tỷ lệ hộ đổi nước phục vụ sinh hoạt % - 56,31 -
Tỷ lệ nước đổi so với tổng
Đánh giá của hộ gia đình về mức độ an tồn của nguồn nước sinh hoạt:
Các nhà máy nước trên địa bàn huyện Bình Đại được thiết kế theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt theo QCVN 02:2009/BYT của Bộ Y tế. Các nhà máy nước chủ yếu lấy nguồn nước mặt để xử lý, tuy nhiên nguồn nước mặt hiện nay đang bị ô nhiễm, chất lượng nước nguồn thay đổi theo mùa, đặc biệt tình hình xâm nhập mặn vào những tháng mùa khô, hệ thống thủy lợi chưa hồn tồn khép kín, cơng tác vận hành xúc rữa, đấu nối những đoạn bể ống nước,… đã tác động tiêu cực đến chất lượng nước máy. Vì vậy, những hộ đã lắp đặt nước máy đánh giá mức độ an toàn của nước máy đối với sức khỏe đạt 4,93, cao hơn đánh giá mức độ an toàn nguồn nước sinh hoạt của hộ chưa lắp đặt nước máy và của tổng mẫu. Chất lượng nước máy có sự khác biệt giữa các đơn vị cung cấp tùy theo đơn giá nước.
Đối với những hộ chưa lắp đặt nước máy, nguồn nước phục vụ sinh hoạt chủ yếu là nước mưa, nước giếng, nước sông nên mức độ an toàn cũng được đánh giá rất thấp là 4,24, thấp hơn so với đánh giá mức độ an toàn của hộ đã lắp đặt nước máy và của tổng mẫu. Nguồn nước mưa tương đối sạch, nhưng lượng nước rất ít và theo mùa; nguồn nước giếng khoan thường nhiễm phèn; nguồn nước sông thường đục, bị ô nhiễm hữu cơ hoặc nhiễm mặn. Do chất lượng nước sinh hoạt chưa bảo đảm nên cả hộ đã lắp đặt nước máy và hộ chưa lắp đặt nước máy đều xử lý nước trước khi sử dụng bằng cách lắng lọc hoặc dùng hóa chất. Việc xử lý nước bằng cách lắng lọc hoặc dùng hóa chất chỉ làm cho nước sinh hoạt trong hơn, tạo tâm lý an tâm khi sử dụng nhưng thực chất việc xử lý nước như vậy không cải thiện chất lượng nước.
Đánh giá của hộ gia đình về áp lực nước máy được cung cấp:
Các hộ gia đình đã lắp đặt nước máy đánh giá áp lực nước máy là 5,04. Các nhà máy nước hoạt động với công suất rất thấp từ 20-475 m3/giờ nên không đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng nước máy của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Bình
Đại, do áp lực nước máy thường yếu vào giờ cao điểm và thường xuyên không cung cấp nước máy, đặc biệt là vào mùa khô.
Đánh giá của hộ gia đình về tính ổn định trong cung cấp nước sinh hoạt:
Các hộ gia đình đã lắp đặt nước máy đánh giá tính ổn định của nước máy là 5,03, cao hơn hộ gia đình chưa lắp đặt nước máy và trung bình tổng mẫu. Hiện tại trên địa bàn huyện có 6 nhà máy nước cung cấp nước máy cho 21.906 hộ gia đình, tính ổn định trong cung cấp nước máy chỉ ở mức trung bình. Đối với các hộ gia đình đã lắp đặt nước máy có 82% hộ sử dụng nước máy cả năm và 18% hộ chỉ sử dụng nước máy trong mùa khô. Đặc điểm sử dụng nước sinh hoạt của người dân nông thôn là một số hộ gia đình thường sử dụng nguồn nước mưa vào mùa mưa, nên lượng nước máy sử dụng rất ít. Đây cũng là một trong những trở ngại trong việc thu hút đầu tư cấp nước sinh hoạt cho vùng nơng thơn. Hộ chưa lắp đặt nước máy có tỷ lệ xử lý nước cao hơn hộ đã lắp đặt nước máy và trung bình tổng mẫu. Hộ đã lắp đặt nước máy và hộ chưa lắp đặt nước máy đều có dự trữ nước phục vụ sinh hoạt. Tỷ lệ hộ chưa lắp đặt nước máy có dự trữ nước cao hơn rất nhiều so với hộ đã lắp đặt nước máy và tổng mẫu. Đối với hộ gia đình chưa lắp đặt nước máy, lượng nước mưa, nước giếng, nước sông thường khơng ổn định nên có 94% số hộ phải dự trữ nước phục vụ sinh hoạt, đặc biệt là dự trữ nước cho mùa khô thường khan hiếm nước sinh hoạt. Nguồn nước dự trữ thường là nước mưa để phục vụ cho nấu ăn, uống và các nguồn nước bổ sung như nước giếng, nước sông phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt khác như tắm, giặt, rửa…
Nhu cầu và chi tiêu cho nước sinh hoạt:
Đối với các hộ đã lắp đặt nước máy, lượng nước sử dụng trung bình một tháng gần 10 m3/hộ/tháng với hóa đơn tiền nước hàng tháng là 84 nghìn đồng/hộ/tháng. Đối với các hộ chưa lắp đặt nước máy, có 56% hộ gia đình đổi nước phục vụ sinh hoạt với đơn giá trung bình là 108 nghìn đồng/m3 (130 nghìn đồng/xe máy cày với 1,2 m3 nước/xe), lượng nước đổi sử dụng trung bình trong một tháng là 2,58 m3/hộ/tháng, chi phí đổi nước trung bình là 280 nghìn đồng/hộ/tháng, lượng nước
đổi chiếm 50% so với tổng nhu cầu nước sinh hoạt của các hộ gia đình, vì vậy lượng nước sử dụng là 5,16 m3/hộ/tháng. Nước đổi chủ yếu được bơm từ các giếng khoan ở khu vực đất giồng cát, sau đó lắng lọc và cung cấp cho các hộ gia đình có nhu cầu. Các hộ chưa lắp đặt nước máy sử dụng lượng nước sinh hoạt ít hơn nhưng phải trả tiền nước cao hơn 3,3 lần so với hộ đã lắp đặt nước máy.
Để thỏa mãn các nhu cầu vệ sinh cá nhân và sinh hoạt, mỗi người cần khoảng 3,6 m3 nước/tháng. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy một người không sử dụng lượng nước đủ theo tiêu chuẩn. Đối với hộ đã lắp đặt nước máy, lượng nước sử dụng là 2,59 m3/người/tháng; đối với hộ chưa lắp đặt nước máy, lượng nước sử dụng là 1,34 m3/người/tháng. Lượng nước sử dụng trong tháng của một nhân khẩu trong hộ gia đình đã lắp đặt nước máy cao gần gấp đôi lượng nước sử dụng của một nhân khẩu trong hộ gia đình chưa lắp đặt nước máy.
Hình 4.3: Mức sẵn lịng trả để cải thiện chất lượng nước máy của mẫu khảo sát
Nguồn: Thống kê từ số liệu khảo sát (2018) Hình 4.3 thể hiện tỷ lệ hộ gia đình sẵn lịng chi trả tương ứng với các mức BID để cải thiện chất lượng nước máy đối với hộ đã lắp đặt nước máy. Khi mức giá được hỏi để cải thiện chất lượng nước máy tăng thì tỷ lệ hộ gia đình sẵn lịng trả có
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 20 40 60 80 100 130
Tỷ lệ hộ đồng ý trong tổng số hộ được hỏi ở từng mức giá (%)
Nghìn đồng/hộ BID
xu hướng giảm, điều này phù hợp với lý thuyết kinh tế. Mức giá được hỏi thấp nhất là 20 nghìn đồng/hộ có 83% hộ gia đình sẵn lịng chi trả để cải thiện chất lượng nước máy. Khi mức giá được hỏi cao nhất là 130 nghìn đồng/hộ thì có 26% hộ gia đình sẵn lịng chi trả để cải thiện chất lượng nước máy.
Hình 4.4: Mức sẵn lịng trả để lắp đặt nước máy của mẫu khảo sát
Nguồn: Thống kê từ số liệu khảo sát (2018) Hình 4.4 thể hiện tỷ lệ hộ gia đình sẵn lịng chi trả tương ứng với các mức BID để lắp đặt nước máy đối với hộ chưa lắp đặt nước máy. Khi mức giá được hỏi để lắp đặt nước máy tăng thì tỷ lệ hộ gia đình sẵn lịng trả có xu hướng giảm. Mức giá được hỏi thấp nhất là 400 nghìn đồng/hộ có 92% hộ gia đình sẵn lịng chi trả để lắp đặt nước máy. Khi mức giá được hỏi cao nhất là 2.300 nghìn đồng/hộ thì có 36% hộ gia đình sẵn lịng chi trả để lắp đặt nước máy.
4.3. Kết quả hồi quy
4.3.1. Ước tính MWTP của hộ gia đình đã lắp đặt nước máy để cải thiện chất lượng nước máy chất lượng nước máy
Nghiên cứu ước tính MWTP và các nhân tố tác động đến WTP của hộ gia đình
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 400 800 1200 1600 2000 2300
Tỷ lệ hộ đồng ý trong tổng số hộ được hỏi ở từng mức giá (%)
Nghìn đồng/hộ BID
sinh hoạt. Các hộ gia đình đã lắp đặt nước máy đánh giá mức độ an toàn của nước máy đối với sức khỏe là dưới trung bình. Vì vậy, để có cơ sở xây dựng phương án cải thiện chất lượng nước máy cần xác định MWTP của hộ gia đình.