6 Giá trị ' t
E = là giá trị phương sai var, còn '
t
E = 0 chính là ma trận covariance giữa hai cú sốc.
7
Các ký hiệu biến IP, CPI, M1, IR và EX đại diện cho biến sản lượng công nghiệp, chỉ số giá, cung tiền M1, lãi suất và tỷ giá hối đoái danh nghĩa của các nước.
Theo ma trận này thì các biến trong nước khơng giải thích cho biến động các biến ngoại sinh, giả thiết này giúp đo lường sát hơn tác động của các cú sốc bên ngoài tác động lên các biến số
trong nước. Điều này tương tự như giả thiết của các bài nghiên cứu liên quan đến thị trường
mới nổi và nền kinh tế nhỏ (a small open economy). Biến chỉ số giá hàng hóa thế giới chỉ
được giải thích bằng biến động của chính nó.
3.3. Dữ liệu nghiên cứu
Dải dữ liệu lấy theo tháng, từ tháng 01/2004 đến tháng 12/2012, các chỉ số lấy từ Quỹ tiền tệ thế giới (IMF). Riêng chỉ số sản xuất công nghiệp của Việt Nam lấy từ Tổng cục thống kê Việt Nam. Lãi suất của cục dự trữ liên bang Mỹ lấy từ website http://ycharts.com/. Các chỉ số giá và chỉ số sản xuất công nghiệp lấy theo năm gốc là 2005. Ngoại trừ biến lãi suất lấy theo giá trị phần trăm (%), các biến khác lấy theo hàm logarit tự nhiên. Các nước nghiên cứu ngoài
Việt Nam là Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia. Việc lấy các chỉ số ở dạng logarit tự nhiên sẽ
làm giảm ảnh hưởng của biến động phi tuyến của dải dữ liệu. Hơn nữa, theo Mala Raghavan và Param Silvapulle (2007), Trần Ngọc Thơ (2013) đều cho rằng khi chuyển các biến có đặc tính khơng dừng về sai phân để áp dụng VAR là mơ hình đúng nhưng khơng hiệu quả. Vì
vậy, Mala Raghavan và Param Silvapulle (2007) đã chọn lấy logarit tự nhiên cho các biến
nghiên cứu sau đó tiến hành mơ hình SVAR.
Kiểm định tính dừng theo phương pháp ADF của các biến ta được như sau: