Khái niệm du lịch tôn giáo

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành du lịch du lịch tôn giáo tỉnh sóc trăng (Trang 29)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

b. Tôn giáo tại Việt Nam

1.3.2.1 Khái niệm du lịch tôn giáo

Ta có thể hiểu Du lịch tơn gáo ( Du lịch đức tin) là một hình thức du lịch đặc thù, theo đó người đi du lịch tơn giáo theo tính riêng lẻ hoặc thành nhóm với nhiều mục đích khác nhau như: hành hương, truyền giáo, học tập tôn giáo, tham quan chiêm bái để thỏa mãn đức tin và nhu cầu tìm hiểu về tôn giáo.

Du lịch tôn giáo là một khái niệm còn rất mới mẻ và đang trong quá trình phát triển. Do đây là một loại hình du lịch mới nên sẽ có nhiều yếu tố phải đề cập đến, nhìn chung du lịch tơn giáo là một hình thức tất yếu của phát triển du lịch, nó gắn liền với yếu tố tơn giáo, tín ngưỡng và tâm linh. Trong đó lấy đức tin làm nền tảng. Như đã nói ở trên đó là một hoạt động của xã hội hiện đại, những chuyến đi không đơn thuần chỉ là việc di chuyển mà cịn nói đến lợi ích về mặt tinh thần sau chuyến đi. Từ xa xưa, con người đã có đức tin, họ thỏa mãn đức tin bằng cách hành hương tôn giáo và ngày nay hoạt động đó vẫn diễn ra , chỉ có điều được tổ chức bài bản hơn thông qua hoạt động du lịch. Ví dụ như: những người theo Hồi Giáo người ta ước ít nhất được một lần về thăm Thánh địa Mecca; người theo Ấn Độ giáo thì hy vọng được một lần về tắm sông Hằng để rửa sạch bụi trần;… Xã hội ngày càng phát triển thì con người càng tìm đến tơn giáo nhiều hơn, chí ít là chỗ dựa tinh thần, hồi phục sức khỏe, giáo dục nhân cách.

Như vậy, du lịch tôn giáo được hiểu theo hai nghĩa: hẹp và rộng. Nghĩa hẹp là du lịch tôn giáo là một kỳ nghỉ tinh thần theo tính chất và mục đích của du lịch tơn giáo, đó là

NGUYỄN THỊ MỸ LNG (6096206) 23 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP một thứ du lịch tâm linh, tín ngưỡng. Du khách đến hành hương, cúng bái, chiêm ngưỡng trong sự tơn kính nghiêm trang, gìn giữ bản sắc hồn nhiên trong sự thực hành tín ngưỡng của tơn giáo tại bản xứ. Yếu tố du lịch và bản sắc của đức tin tôn giáo phải đi đôi với nhau, như vậy mới có một khái niệm du lịch tơn giáo đúng nghĩa. Hiểu theo hướng rộng hơn là những hoạt động du lịch có liên quan đến tơn giáo là du lịch tôn giáo. Bởi những du khách đến tham viếng địa điểm tôn giáo không hẳn là những người theo tơn giáo đó hoặc có thể họ không theo tôn giáo nào, mà mục đích chính của họ chỉ là tham quan, chiêm ngưỡng cảnh quan, kiến trúc, tìm hiểu các hình thức sinh hoạt tơn giáo đặc trưng của nơi đến.

1.3.2.2.Vai trò và ý nghĩa của tôn giáo trong du lịch

Giống như tự bản than của tôn giáo sinh ra là liều thuốc tinh thần cho xã hội, liều thuốc này vẫn kén người dùng nhưng xét trên mặt bằng chung của xã hội thì liều thuốc tơn giáo có vai trị quan trọng như chất xúc tác cực mạnh cho đời sống con người được cân bằng hơn về thể xác hiện tại và linh hồn của tương lai. Khi con người ngày càng phát triển, nhận thức được đầy đủ hơn thì tơn giáo trở thành công cụ cho việc phát triển xã hội, hoạt động du lịch cũng là hướng mà con người nhắm tới nhằm để thỏa mãn nhu cầu tôn giáo vốn dĩ là loại hình văn hóa đem lại một tổng quan sống trọ vẹn. Thế nhưng để thực hiện được điều này thì cần có sự tham gia tích cực của tơn giáo vào du lịch, vì vậy tơn giáo đóng một vai trò hết sức ý nghĩa trong sự phát triển du lịch nói riêng, trong sự phát triển văn hóa nói chung.

Trước hết, ta có thể ghi nhận rằng tiềm năng tơn giáo chính là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá trong việc khai thác phát triển du lịch. Bởi muốn phát triển được du lịch thì điều kiện đầu tiên là phải có nguồn tài nguyên du lịch, tà nguyên du lịch là xương sống của du lịch, và sự tham gia của con người vào du lịch là tác động trực tiếp khơi dậy sự sống tiềm tàng đó. Vậy khai thác tài ngun tơn giáo ở những khía cạnh nào vào trong du lịch, đó có thể là các cơ sở thờ tự đặc trưng về kiến trúc, lịch sử, mỹ thuật, có thể là các lễ hội, nghi lễ gắn với tơn giáo, cũng có thể là những sinh hoạt tín ngưỡng tơn giáo khác,… Tất cả đều phụ thuộc vào khía cạnh mà người làm du lịch muốn khai thác.

Mặt khác, tơn giáo cịn là yếu tố cơ bản để tạo thành các sản phẩm du lịch tơn giáo góp phần làm phong phú, đa dạng và đặc sắc cho du lịch. Xét ở khía cạnh hệ thống lãnh thổ du lịch, tiềm năng tôn giáo đóng vai trị là một phân hệ quyết định cho sự phát triển du lịch tôn giáo trong hệ thống lãnh thổ du lịch, tôn giáo là cơ sở đầu để hình thành loại hình và sản phẩm du lịch tôn giáo đúng nghĩa, du lịch tôn giáo là động cơ và là lợi nhuận kinh tế cho những nhà kinh doanh du lịch. Để hấp dẫn và thu hút khách du lịch, thì các sản phẩm du lịch tôn giáo phải đa dạng, phong phú, độc đáo và mới mẽ, nó cịn tùy thuộc vào đặc trưng cơ bản của mỗi tơn giáo có thể khai thác phục vụ du lịch. Số lượng, chất lượng, sự kết hợp chặt chẽ của các tài nguyên du lịch tôn giáo là yếu tố hấp dẫn khách tham quant ham gia vào các hoạt động du lịch tôn giáo, từ đó mới nâng cao được chất lượng và tính cạnh tranh với các loại hình du lịch khác.

Tơn giáo cịn có một vai trị như chiếc cầu nối tơn vinh, gìn giữ bản sắc văn hóa trong du lịch, bản sắc ấy thể hiện thông qua du khách, thông qua các đơn vị kinh doanh lữ hành và các cơ sở có liên quan đến du lịch, đó là nét nổi bật của loại hình du lịch này.

Những bản sắc văn hóa, tín ngưỡng tơn giáo chính là mục đích và động cơ cơ bản để thu hút du khách, nó đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, thỏa mãn tâm linh của họ. Hoạt động du lịch có phát triển hay khơng, hiệu quả kinh doanh ra sao phụ thuộc vào yếu tố cung cầu trong du lịch. Đặc biệt là khách du lịch tơn giáo, mục đích chuyến đi của họ khơng đơn

DU LỊCH TƠN GIÁO TỈNH SĨC TRĂNG

NGUYỄN THỊ MỸ LUÔNG (6096206) 24 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP thuần chỉ là tìm hiểu văn hóa tơn giáo, chiêm bái,… mà cịn ở dạng cao hơn là lãnh hội được tinh hoa, tinh thần và ý nghĩa của tôn giáo đó mang lại. Du khách có thể quyết định đi nơi này hay đi nơi khác không phụ thuộc vào tiềm năng nơi đến mà phụ thuộc vào khả năng thỏa mãn nhu cầu tinh thần của điểm đến, nếu có cả hai thì càng tốt. Vì vậy cần phải hiểu tơn giáo một cách đúng đắn để có thể khai thác và hướng phát triển du lịch tôn giáo sao cho hiệu quả.

Thực tế cho thấy tôn giáo là một khía cạnh văn hóa xã hội phức tạp, đa dạng nên hệ quả kéo theo của tính đa dạng đó lại có ích cho phát triển du lịch, đặc biệt là để phát triển các loại hình du lịch tơn giáo trên các yếu tố sẵn có của tơn giáo. Nói vậy có nghĩa là tạo ra càng nhiều loại hình du lịch tơn giáo càng tốt nhưng phải dựa trên tiềm năng cơ sở của loại hình du lịch này. Trong tơn giáo có nhiều khía cạnh có thể khai thác và định dạng thành các loại hình du lịch đặc biệt khác nhau: du lịch hành hương tôn giáo, du lịch tham quan chiêm bái, du lịch học tập tôn giáo, du lịch lễ hội tơn giáo,…ta cũng có thể kết hợp các loại hình du lịch này với các loại hình du lịch khác để đa dạng hóa chúng lên ở một mức độ cao hơn.

Khi việc phát triển du lịch gắn liền với yếu tố nhân văn và tự nhiên thì có một điều cần lưu ý là phải tạo được sự hài hòa cân bằng hai yếu tố trên, tức là có bảo tồn, gìn giữ, phát huy sáng tạo hai yếu tố cùng song hành. Áp dụng vào trong phát triển du lịch khi mà tính nhân văn, bản sắc văn hóa, mơi trường tự nhiên, sinh thái du lịch ngày càng bị ô nhiễm, thối hóa bởi các tác động tiêu cực của kinh tế, chính trị, con người và xã hội, phần nào làm mất đi tính ngun thủy cao đẹp vốn có từ lâu của tiềm năng muốn khai thác thì việc tìm ra giải pháp để khắc phục tình trạng trên là một điều khó khăn. Nhưng thơng qua các hoạt động tơn giáo, truyền bá giáo lí, giáo điều, giáo dục những cách cư xử đúng mực và đạo đức mà tơn giáo đã dạy cho các tín đồ, nhằm giáo dục con người tôn trọng cái đẹp, quý các nguồn tài nguyên mà tạo hóa đã ban tặng trong đó có tài nguyên tôn giáo, giáo dục con người ở nhân cách, đạo đức trong văn hóa xã hội. Thiết nghĩ điều này khá quan trọng để thay đổi nhận thức của du khách và người làm du lịch trong xu hướng phát triển ngày nay.

Một khía cạnh khác ta cần đề cập đến đó là tính thống nhất, hịa đồng, gần gũi giữa các tơn giáo trong xã hội. Vì sao ta lại đề cập đến vấn đề này, bởi đây là một sự nhảy cảm, xã hội ngày nay ít bị phân hóa sâu sắc như những giai đoạn trước, nhưng cũng khơng phải hồn tồn khơng có xảy ra sự phân hóa tơn giáo trong xã hội hiện tại. Nhìn chung đại bộ phận tơn giáo hịa đồng và gần gũi hơn, điều này có một ý nghĩa lớn lao trong việc tạo dựng một xã hội an tồn, tức là tránh được các xung đột tơn giáo, từ đây du khách sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi tham gia vào các hoạt động du lịch gắn với tôn giáo, môi trường du lịch tôn giáo cũng sẽ được cải thiện nhiều hơn thơng các chính sách bình đẳng, hịa đồng và gần gũi như đã phân tích, mơi trường du lịch có an tồn, văn minh thì mới thúc đẩy được số lượng khách tham quan gia tăng. Bởi không phải một xã hội nào trên thế giới cũng làm được điều này trong hiện tại và tương lai.

Xét đến vai trị, vị trí và ý nghĩa của tơn giáo với du lịch là nói đến hai yếu tố tôn giáo và du lịch, bởi mỗi thành phần đều có những đặc điểm riêng, tuy nhiên đó khơng phải là rào cản, chúng có mối quan hệ liên kết và bổ sung cho nhau, việc nhận thức được vai trị, vị trí và ý nghĩa của tôn giáo đối với du lịch là cần thiết, là động lực cho sự tác động tích cực qua lại của hai yếu tố trên, mặc dù cịn những khía cạnh tiêu cực khi hai yếu tố tôn giáo và du lịch kết hợp với nhau nhưng đó chính là tâm điểm để ta có thể đưa ra những hoạch định để cải thiện, khai thác có hiệu quả.

NGUYỄN THỊ MỸ LNG (6096206) 25 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

1.3.2.3. Du lịch tôn giáo trên thế giới và Việt Nam a. Du lịch tôn giáo trên thế giới a. Du lịch tôn giáo trên thế giới

Cho đến bây giờ vẫn chưa có một nguồn gốc chính xác cho cụm từ: “du lịch tôn giáo”, bởi lẽ hoạt động du lịch tôn giáo đúng nghĩa trên thế giới diễn ra khá muộn (khoảng cuối thế kỷ XIX – thế kỷ XX) nên việc hiểu tận tường loại hình du lịch này thì cần nhiều yếu tố có liên quan. Nhưng xét về mặt lịch sử thì mầm mống du lịch tơn giáo ra đời từ rất sớm và là tiền đề cho các loại hình du lịch sau này. Sự hình thành các nền văn minh rực rỡ ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Hy Lạp, La Mã, Ấn Độ, Trung Hoa,…là những mắc xích quan trọng trong tiến trình lịch sử thế giới. Nó đánh dấu sự hình thành xã hội của con người ở mức độ cao hơn và hoàn chỉnh hơn, những cư dân trong thời đại này đã thực hiện những chuyến hành hương đầu tiên đếnn các đền đài, chùa miếu, lăng tẩm,…trong những lễ hội tôn giáo, những nơi họ đến, ngày nay ta gọi là những thánh địa, thánh tích hành hương – được gọi là những địa điểm mang màu sắc tôn giáo vĩ đại nhất thế giới đều mang một nét chung: chúng mang lại cảm giác nể sợ cho bất cứ ai khi nhìn thấy chúng và động cơ đến đây chỉ là sung bái thần thánh, thỏa mãn “đức tin tơn giáo”. Đây được xem là mầm móng của việc hình thành loại hình du lịch tơn giáo, khoảng TK VIII TCN đã xuất hiện những cuộc hành hương nguyên thủy của người Hy Lạp đến đỉnh Olympus nơi 12 vị thần ngự trị hay khi đế chế La Mã ra đời, phát triển cực thịnh từ TK I TCN – TK I đã xuất hiện những tư tưởng trong xã hội “ Mọi con đường đều dẫn đến thành Roma” không chỉ đề cập ở mức độ rộng lớn về địa lí mà cịn ở mức độ phát triển Roma thành trung tâm tôn giáo La Mã cổ đại,…Khi những tôn giáo dân tộc xuất hiện, các thánh địa tơn giáo ra đời tại mảnh đất nó sinh sôi như: Thành Jarusalem của Đạo Do Thái, thánh địa Mecca của Hồi Giáo, sông Hằng thiêng liêng của Ấn Độ Giáo, Bồ Đề Đạo Tràng của Phật Giáo,… việc hành hương của những người theo đạo trở thành mục đích, động cơ cho các loại hình du lịch, những chuyến hành hương kéo dài, cách xa nơi họ cư trú dẫn đến xuất hiện những nơi ăn ở cho những người hành hương, đây được xem là những dịch vụ sơ khai cho các loại hình du lịch sau này (nhà hàng, khách sạn).

Lúc ban đầu những cuộc hành hương kiểu như thế còn hạn chế về nhiều mặt, do việc truyền bá tôn giáo chưa được rộng rãi, lượng tín đồ sung đạo cịn ít nên hoạt động du lịch tôn giáo sơ khai diễn ra cịn chậm và bị bó hẹp trong một số phạm vi khu vực. Một thời rất lâu những hoạt động như thế diễn ra ở các nơi có nền văn minh nổi bật – tơn giáo phát triển có ảnh hưởng một vùng như: lưu vực sơng Nil nơi có các Kim Tự Tháp cổ đại, đền Pathernon trên đỉnh Olympus Hy Lạp, thành phố cổ đại Jarusalem, Ur nơi sinh của Abraham và thủ đô của người Sumer, thánh đường St. Peter, thánh địa Stonehenge, lưu vực sông Hằng - Ấn Độ,… Như vậy từ khoảng TK VII – TK VIII đã xuất hiện du lịch tôn giáo, trước khi cuộc Cách mạng công nghiệp diễn ra, du lịch tơn giáo có một giai đoạn phát triển ngưng trệ do sự xung đột tôn giáo của một số giáo phái, làm giảm đi các chuyến hành hương và thực hiện các nghi lễ tôn giáo.

Khi cuộc cách mạng công nghiệp nổ ra và phát triển hưng thịnh, các phương tiện vận chuyển cũng ra đời, đánh dấu đầu tiên là sự ra đời của ngành đường sắt đã thúc đẩy cho loại hình du lịch này phát triển, các chuyến hành hương đã vất vả hơn, nhanh chóng và thuận tiện hơn. Các tơn giáo chính trên thế giới giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động tôn giáo xã hội lúc này như: Kitô giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo, Phật giáo, Ấn Độ giáo,… thâu tóm một lượng tín đồ to lớn và ngày càng tăng trưởng, đây là tiềm năng cho các hoạt động du lịch tơn giáo. Ngồi ra một số thánh địa, thánh tích mới được tìm thấy ở những nơi mà chưa ai biết đến xuất hiện, góp phần tham gia vào nguồn tài nguyên cho loại hình du lịch này phong phú hơn. Hiện nay thế giới có thể biết đến hơn 1000 thánh địa, có thể là những

DU LỊCH TƠN GIÁO TỈNH SĨC TRĂNG

NGUYỄN THỊ MỸ LUÔNG (6096206) 26 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP kiểu mẫu cơng trình tiêu biểu như: thánh đường, nhà thờ, thành cổ, lăng mộ, cung điện, chùa chiền,…hay những tạo hóa của thiên nhiên cũng được tơn giáo hóa như: sơng ngịi, núi non, hang, hồ,…(đá thiêng Uluru, sông Nil, sông Hằng, núi Phú Sĩ, đỉnh Olympus, núi

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành du lịch du lịch tôn giáo tỉnh sóc trăng (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)