TIỀM NĂNG DU LỊCH TƠN GIÁO TỈNH SĨC TRĂNG 2.1.KHÁI QT TỈNH SĨC TRĂNG
2.1.1. Lịch sử hình thành tỉnh Sóc Trăng
Địa lí hành chính của tỉnh Sóc Trăng nhiều lần thay đổi theo sự biến thiên của lịch sử.
Từ thế kỉ XVII – XVIII, Sóc Trăng thuộc vùng Ba Thắc, nằm trong trấn Vĩnh Thanh phủ Gia Định. Năm 1832, vua Minh mạng chia Nam Kỳ thành 6 tỉnh, ba tỉnh miền Đơng là Biên Hịa, Gia Định và Định Tường; ba tỉnh miền Tây là Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Vùng đất Sóc Trăng thuộc tỉnh Vĩnh Long. Năm 1835, đất Ba Thắc tức vùng đất Sóc Trăng nhập vào An Giang, lập phủ Ba Xuyên gồm ba huyện: Phong Nhiêu, Phong Thạnh và Vĩnh Định.
Năm 1867, thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây, trong đó có Sóc Trăng. Sau đó Pháp chia Nam Kì thành nhiều hạt. Đến năm 1876, thực dân Pháp chia Nam Kỳ thành 4 khu vực: Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bát Sắc (Bassac), mỗi khu vực gồm nhiều tiểu khu, tiểu khu Sóc Trăng thuộc Bát Sắc.
Theo nghị định số 31/NĐ, ngày 21/02/1976 Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam quyết định giải thể cấp khu, hợp nhất một số tỉnh. Tỉnh Sóc Trăng hợp nhất với tỉnh Cần Thơ và thành phố Cần Thơ thành tỉnh Hậu Giang.
Trong kì họp lần thứ 10, khóa VIII vào ngày 26/12/1991, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định tách tỉnh Hậu Giang thành 2 tỉnh Sóc Trăng và Cần Thơ. Sóc Trăng chính thức đi vào hoạt động vào tháng 4/1992.
2.1.2. Vị trí địa lý
Sóc Trăng có diện tích tự nhiên khoảng 3.312 km2, chiếm khoảng 1% diện tích cả nước và 8.3 % diện tích khu vực đồng bằng sơng Cửu Long.
Sóc trăng có tọa độ địa lý: 90o12’- 90o56’ Vĩ Bắc và 105o33’- 106o23 Kinh Đơng. Tỉnh có địa giới hành chính tiếp giáp như sau:
+ Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang + Phía Tây Nam giáp Bạc Liêu
+ Phía Đơng Bắc giáp Trà Vinh
NGUYỄN THỊ MỸ LUÔNG (6096206) 31 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Hình 1: Bản đồ vùng Đồng bằng Sông Cửu Long
(Nguồn : http://websrv.ctu.edu.vn/guide_det.php?id=14)
Tỉnh Sóc Trăng nằm ở cửa Nam sơng Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh 240km, nằm gần với vị trí trung tâm của Đồng bằng sơng Cửu Long là Cần Thơ và chỉ cách 60km; nằm trên tuyến Quốc lộ 1A nối liền các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Quốc lộ 60 nối Sóc Trăng với các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre và Tiền Giang. Với vị trí thuận lợi như vậy tạo điều kiện cho tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển các ngành kinh tế; có khả năng giao lưu, hợp tác quốc tế và với các tỉnh thành khác trong nước.
2.1.3. Đơn vị hành chính
Hiện nay tỉnh Sóc Trăng có 11 đơn vị hành chính gồm 09 huyện, 01 thành phố, 01 thị xã với 113 xã, phường, thị trấn gồm: Thành phố Sóc Trăng, thị xã Vĩnh Châu, huyện Kế Sách, huyện Long Phú, huyện Cù Lao Dung, huyện Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Tú, huyện Châu Thành, huyện Thạnh Trị, huyện Ngã Năm, huyện Trần Đề.
Trung tâm hành chính của tỉnh Sóc Trăng hiện nay là Thành phố Sóc Trăng, được cơng nhận đơ thị loại 3 vào ngày 02-11-2005 và chính thức trở thành Thành phố Sóc Trăng vào ngày 08-02-2007.
DU LỊCH TƠN GIÁO TỈNH SĨC TRĂNG
NGUYỄN THỊ MỸ LUÔNG (6096206) 32 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Hình 2: Bản đồ Hành chính tỉnh Sóc Trăng
(Nguồn:http://www.soctrang.gov.vn)
Bảng 1: Các đơn vị hành chính, diện tích và dân số tỉnh Sóc Trăng năm 2010
(Nguồn: Cổng thơng tin điện tử Sóc Trăng)
Đơn vị Diện tích (ha) Dân số (người)
Mật độ dân số (người/Km2) Toàn tỉnh 331.176,29 1.289.441 389 TP Sóc Trăng 7.615,00 135.478 1.780 Kế Sách 35.260,00 157.317 446 Long Phú 26.372,12 112.149 426 Cù Lao Dung 26.051,00 62.024 237 Mỹ Tú 36.815,56 105.891 287 Châu Thành 23.632,43 100.421 425 Thạnh Trị 28.759,96 85.499 297 Ngã Năm 24.220,00 79.400 328 Mỹ Xuyên 37.095,41 157.267 424 Vĩnh Châu 47.313,00 163.918 346 Trần Đề 37.875,98 130.077 343
NGUYỄN THỊ MỸ LUÔNG (6096206) 33 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
2.1.4. Đặc điểm tự nhiên
Sóc Trăng có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 0,5 - 1m so với mực nước biển. Phần lớn lãnh thổ của tỉnh thuộc vùng đất liền. Phần còn lại là các dải cù lao nằm kẹp giữa hai nhánh sơng Hậu. Nhìn chung, địa hình của tỉnh có dạng lịng chảo, cao ở phía sơng Hậu và biển Đông, thấp dần vào nội địa, vùng thấp nhất là phía Tây và Tây Bắc. Chính dạng địa hình lịng chảo này đã gây ra những khó khăn cho việc sinh hoạt, sản xuất của người dân như khó thoát nước, mùa mưa thường ngập úng kéo dài.
Tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng gió mùa, hàng năm có mùa khơ và mùa mưa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,8oC, ít khi bị bão lũ. Lượng mưa trung bình trong năm là 1.864 mm, tập trung nhất từ tháng 8,9,10, độ ẩm trung bình là 83%, thuận lợi cho cây lúa và các loại hoa màu phát triển.
Là một tỉnh thuộc đồng bằng Sơng Cửu Long nên Sóc Trăng cũng có hệ thống sơng ngịi chằn chịt với hai con sơng lớn là Sông Hậu (đổ theo hai cửa sông là Trần Đề và Định An) và sông Mỹ Thanh. Chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều ngày lên xuống hai lần, mực triều dao động trung bình từ 0,4m đến 1m. Thủy triều vùng biển không những gắn liền với các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của cư dân địa phương, mà còn mang lại nhiều điều kỳ thú cho du khách khi đến tham quan, du lịch và tìm hiểu hệ sinh thái rừng tự nhiên. Nhờ vào địa thế đặc biệt, nơi dịng sơng Hậu đổ ra biển Đông Nam bộ, vùng có nhiều trữ lượng tơm cá, Sóc Trăng có đủ điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển tổng hợp.
Sóc Trăng cịn có nguồn tài ngun rừng với diện tích 11356 ha với các loại cây chính: Tràm, bần, giá, vẹt, đước, dừa nước phân bố ở 4 huyện Vĩnh Châu, Long Phú, Mỹ Tú và Cù Lao Dung. Rừng của Sóc Trăng thuộc hệ rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm ở khu vực đất nhiễm phèn.
Sóc Trăng có nguồn hải sản đáng kể bao gồm cá đáy, cá nổi và tôm, trữ lượng khoảng 1,2 triệu tấn, cho phép khai thác khoảng 630 nghìn tấn/năm. Sóc Trăng có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế biển tổng hợp: thuỷ hải sản, nông – lâm nghiệp biển, công nghiệp hướng biển, thương cảng, cảng cá, dịch vụ cảng biển, xuất nhập khẩu, du lịch và vận tải biển.
2.1.5. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Theo kết quả điều tra dân số ngày 01 tháng 04 năm 2009, tỉnh Sóc Trăng có khoảng 1.289.441 người; trong đó dân tộc Kinh chiếm 64,24%, dân tộc Khmer chiếm 30,71%, dân tộc Hoa chiếm 5,02% và các dân tộc khác chiếm 0,03%; tốc độ tăng dân số trung bình khoảng 1,6%/năm. Mật độ phân bố trung bình là 389 người/km2, tập trung đơng ở những vùng ven lộ giao thông, ven sông ven rạch… những nơi thuận tiện về giao lưu kinh tế.
Về Kinh tế, Sóc Trăng là một tỉnh thuộc ven biển của Đồng bằng Sông Cửu Long, chỉ mới được tái lập tỉnh và phát triển hơn 20 năm, từ năm 1991. Kinh tế của tỉnh chủ yếu
DU LỊCH TƠN GIÁO TỈNH SĨC TRĂNG
NGUYỄN THỊ MỸ LUÔNG (6096206) 34 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP hoạt động ở các lĩnh vực chính như: Nơng – Lâm – Ngư nghiệp; Công nghiệp – Xây dựng và Thương mại – Dịch vụ.
- Nông – Lâm – Ngư nghiệp: Trong các lĩnh vực kinh tế chủ yếu thì Nơng – Lâm – Ngư nghiệp giữ vai trị trọng yếu trong nền kinh tế Sóc Trăng.
+ Nơng nghiệp luôn là thế mạnh số một của tỉnh trong các năm qua, chủ yếu là trồng cây lương thực, hoa màu và các loại trái cây. Bên cạnh đó ngành chăn ni cũng đang được trú trọng phát triển để tạo thế tương xứng trong kinh tế nông nghiệp của tỉnh.
+ Lâm nghiệp tuy giữ vai trị khơng đáng kể trong nền kinh tế Sóc Trăng, nhưng lâm nghiệp lại giữ vai trị đặc biệt quan trọng đối với mơi trƣờng sinh thái tỉnh.
+ Ngư nghiệp được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Sóc Trăng. Tuy hiện nay, ngành vẫn còn giữ vai trò khá khiêm tốn trong nền kinh tế tỉnh, nhưng những kết quả bước đầu cho thấy ngư nghiệp đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân và tăng kim ngạch xuất khẩu cho tỉnh.
- Công nghiệp – Xây Dựng: Sóc Trăng là tỉnh có tiềm năng lớn về công nghiệp, tuy nhiên hiện nay công nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp trong nền kinh tế, chưa cân xứng với tiềm năng hiện có. Những năm qua tỉnh không ngừng đầu tư phát triển công nghiệp, với các kế hoạch như đa dạng hóa về quy mô, sản phẩm công nghiệp sạch.
Các ngành công nghiệp hiện đang là thế mạnh của tỉnh như là: Công nghiệp chế biến lương thực. Đây là ngành trọng điểm của tỉnh, trong đó quan trọng hàng đầu là xay xát lúa gạo; Công nghiệp chế biến thủy sản là ngành quan trọng thứ hai của tỉnh Sóc Trăng; Tiếp theo đó là cơng nghiệp chế biến mía đường. Bên cạnh đó cịn có cơng nghiệp cơ khí chủ yếu là sửa chữa, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp khai thác và các ngành tiểu thủ công nghiệp.
- Thương mại – Dịch Vụ: Hiện vẫn còn giữ vai trò hạn chế trong nền kinh tế tỉnh. Nhưng do đang được trú trọng đầu tư, những năm gần đây Thương mại – Dịch vụ đã có bước phát triển đáng kể cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Dựa vào các thế mạnh hiện có như nơng sản, thủy hải sản để xây dựng các trung tâm đầu mối thương mại. Bên cạnh còn khai thác thế mạnh về du lịch như các điểm du lịch sinh thái, các di tích lịch sử văn hóa… để góp phần đa dạng hóa nền kinh tế của tỉnh nhà. Thương mại – Dịch vụ trong thời gian tới sẽ là ngành kinh tế được đặc biệt đẩy mạnh, góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.
2.2.TIỀM NĂNG DU LỊCH TÔN GIÁO TỈNH SÓC TRĂNG 2.2.1.Khái qt tơn giáo tỉnh Sóc Trăng 2.2.1.Khái qt tơn giáo tỉnh Sóc Trăng
Nhìn chung, hoạt động tơn giáo tại Sóc Trăng được hình thành khá sớm, cũng giống như tuổi đời của vùng đất đồng bằng này, trước khi có người Việt và người Hoa đến đây sinh sống thì người Khmer bản địa đã định cư ở Sóc Trăng từ lâu. Họ đã đem theo những phong tục, tập qn, tín ngưỡng, tơn giáo của mình đến vùng đất mới này rồi cùng nhau
NGUYỄN THỊ MỸ LUÔNG (6096206) 35 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP hịa hợp chung sống. Do đó, tơn giáo tại Sóc Trăng cũng mang tính chất lịch sử và địa lí của nó.
Có thể nói Phật giáo Nam Tơng của người Khmer hình thành sớm nhất so với các tôn giáo khác trong tỉnh, cùng với những tín ngưỡng, phong tục mang đậm dấu ấn bản địa của người Khmer cổ. Mặc nhiên do quá trình mở cõi, người Việt rồi người Hoa đến đây sinh sống làm cho mảnh đất Sóc Trăng trở nên trù phú và nhộn nhịp hơn. Từ đây các tôn giáo khác cũng bắt đầu du nhập vào, trong đó có Phật giáo Bắc Tơng có nguồn gốc từ miền Bắc vào, Phật giáo Hoa Tông của người Hoa cũng được du nhập một cách rõ nét trong hệ thống tín ngưỡng tơn giáo của mình. Có thể thấy sự giao thoa tơn giáo vẫn cịn hiện hữu đến ngày nay thơng qua các cơng trình tơn giáo vẫn tồn tại xen kẻ trong khắp địa bàn tỉnh.
Mỗi một tơn giáo tại Sóc Trăng lại có một đặc điểm riêng không lẩn vào đâu được, tuy nhiên ta cũng có thể thấy tính giao thoa tơn giáo hiện diện trong sinh hoạt hàng ngày của các dân tộc, có khi ta cịn đồng hóa tơn giáo này là của dân tộc này chứ không phải của dân tộc khác. Theo thống kê dân số đến ngày 01/04/2009 thì tồn tỉnh có khoảng 1.289.441 người, trong đó số người theo tôn giáo là 602.823 người, chiếm ½ số người trong tỉnh theo các đạo. Hơn thế hoạt động tôn giáo diễn ra ở đây cũng khá mạnh mẽ và sôi nổi. Tồn tỉnh Sóc Trăng có khoảng 9 tơn giáo đang hoạt động (bao gồm các nhánh phái tôn giáo) (31/12/2009) gồm có: Đạo Phật, Cơng Giáo, Tin Lành, Cao Đài (Cao Đài Tiên Thiên, Cao Đài Tây Ninh, Cao Đài Ban Chỉnh, Cao Đài Minh Chơn, Cao Đài Thượng Đế), Hòa Hảo, Ba Ha’I, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Tịnh Độ Cư Sĩ, Bửu Sơn Kỳ Hương. Nổi bật hơn cả vẫn là Đạo Phật của người Khmer, Kinh và Hoa.
Bảng 2: Các tơn giáo tại Sóc Trăng
Cơ sở tôn giáo
STT Tôn giáo Cơ sở
thờ tự
Cơ sở khác
Tín đồ Ghi chú
1 Phật giáo Bắc Tông 87 103177
2 Phật giáo Nam Tông Khmer 92 37 372123
3 Công giáo 51 2 64483
4 Tin Lành 7 3695
5 Hòa Hảo 975
6 Tịnh Độ Cư Sĩ 15 3 48633
7 Ba Ha’i 77
8 Tứ Ân Hiếu Nghĩa 1 105
9 Bửu Sơn Kỳ Hương 50
10 Cao Đài Tiên Thiên 12 3637
11 Cao Đài Tây Ninh 9 3273
12 Cao Đài Ban Chỉnh 2 236
13 Cao Đài Minh Chơn 4 1279
14 Cao Đài Thượng Đế 1 80
TỔNG CỘNG: 281 42 602823
DU LỊCH TƠN GIÁO TỈNH SĨC TRĂNG
NGUYỄN THỊ MỸ LUÔNG (6096206) 36 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Các tơn giáo tại Sóc Trăng hoạt động theo tính riêng lẻ, có tổ chức và cơ sở riêng cho từng tơn giáo, mỗi một tơn giáo có một lực lượng tín đồ hung hậu và nằm rải rác khắp tỉnh để thực hiện đức tin của mình và cũng đồng thời thực hiện các công tác truyền đạo, nhưng vẫn dưới sự quản lý của nhà nước về quy chế pháp lí tơn giáo. Chính quyền địa phương cũng tạo mọi điều kiện tốt nhất cho bà con giáo dân thực hành đạo theo phương châm “Tốt đời, đẹp đạo” đồng thời cũng cố gắng giúp đỡ các tôn giáo đang hoạt động trên địa bàn thực hiện tốt nhiệm vụ công tác mà Đảng và Nhà Nước giao cho.
Với một số lượng tín đồ, cơ sở tơn giáo to lớn cùng nhiều lễ hội, tín ngưỡng, bản sắc phong phú đã trở thành yếu tố hàng đầu cho các hoạt động tôn giáo trên địa bàn của tỉnh. Sóc Trăng có mật độ cơ sở thờ tự khá dày đặc, tập trung chủ yếu tại TP Sóc Trăng và các huyện phụ cận trong bán kính gần. Theo số lượng thống kê, Sóc Trăng có khoảng 92 ngôi chùa Khmer theo Phật giáo Nam Tông (tiêu biểu là: chùa Kh’leang, Som Rong, chùa Dơi, Chén Kiểu, Luông Basac, Trà Tim) ; 87 chùa miếu của người Hoa và người Kinh theo Phật giáo Bắc Tông (như: chùa La Hán, Minh Nguyệt Cư Sĩ Lâm, chùa Ông, chùa Bà Thiên Hậu Quảng Đông, Triều Châu, chùa Hương Sơn, chùa Khánh Sơn, chùa Long Hưng,…) ; 38 nhà thờ, thánh đường theo Công Giáo và Tin Lành (phải kể đến như: thánh đường Đại Hải, Nhà thờ Lớn Sóc Trăng, nhà thờ Chàng Ré, nhà thờ Đại Ngãi,…); 15 cơ sở thờ tự của Tịnh Độ Cư Sĩ; 28 thánh thất theo đạo Cao Đài,…Ngồi ra, tỉnh cịn có 1 Trường Trung Cấp Phật Học trực thuộc Ban Trị Sự Tỉnh Hội, 5 cơ sở thờ tự đang được xét công nhận cơ sở Phật giáo nằm trong hệ thống giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Các đạo kể trên nằm rải rác khắp trong tỉnh, riêng TP Sóc Trăng là nơi tập trung các tôn giáo lớn của tỉnh như: Phật giáo, Công giáo – Tin Lành, Cao Đài Tây Ninh, Cao Đài Minh Chơn,…Các huyện còn lại là nơi giao thoa và tập trung của các tôn giáo khác. Tuy nhiên Phật giáo của người Khmer lại tập trung đông tại TP Sóc Trăng, huyện Mỹ Tú, huyện Mỹ Xuyên, huyện Vĩnh Châu,…Phật giáo của người Hoa và người Việt phân bố chủ yếu tại TP Sóc Trăng, huyện Châu Thành, huyện Mỹ Xuyên và huyện Vĩnh Châu.
Hàng năm tại khắp các cơ sở tôn giáo đều tập trung những lễ hội lớn, tiêu biểu và