4.2 Biến động số lƣợng phiêu sinh thực vật
4.2.1 Số lƣợng phiêu sinh thực vật trong ao trữ nƣớc và kênh theo
tháng
4.2.1.1 Ở kênh
Kết quả phân tích định lƣợng phiêu sinh thực vật tại kênh qua 3 đợt thu mẫu theo tháng cho thấy số lƣợng phiêu sinh thực vật tại đây khơng cao và đang có xu hƣớng tăng dần theo thời gian. Ở đợt thu mẫu thứ 1, tổng số lƣợng đạt 4.091 cá thể/L, thấp nhất trong các đợt thu mẫu tại thủy vực này. Ở đợt thu mẫu thứ 2, số lƣợng phiêu sinh thực vật có sự tăng lên rõ rệt, đạt 5.308 cá thể/L. Ở đợt
34
thu mẫu thứ 3 số lƣợng đạt giá trị cao nhất trong tất cả các đợt thu mẫu với 5.471 cá thể/L. 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 16/01 16/02 16/03 Đợt thu mẫu Cá th ể/L Tảo mắt Tảo lam Tảo khuê Tảo lục Tảo giáp
Hình 4.4 Biến động số lƣợng phiêu sinh thực vật trên kênh qua các đợt thu mẫu theo tháng
Cụ thể hơn, hình 4.4 cho thấy, tảo mắt là nhóm ln có số lƣợng chiếm ƣu thế trên kênh, tỷ lệ số lƣợng dao động từ 50,22% đến 53,69%, gấp 2,7 - 4,3 lần so với tảo lục, khoảng 3,5 lần so với tảo khuê, 3,2 - 5,3 lần so với tảo lam và từ 14,3 đến 20,4 lần so với tảo giáp. Số lƣợng tảo mắt đạt cao nhất vào đợt 3 với 2.883 cá thể/L. Ở đợt thu mẫu thứ 2, số lƣợng thấp hơn so với đợt 3 nhƣng không đáng kể, đạt 2.850 cá thể/L. Ở đợt thu mẫu đầu tiên, số lƣợng tảo mắt đạt 2.141 cá thể/L, thấp nhất so với các đợt thu mẫu khác. Trong đó, Trachelomonas lagenella, Trachelomonas volvocina, Euglena minima và Euglena oblonga là những
loài thƣờng chiếm ƣu thế trong thủy vực, đây là những loài thuộc giống Trachelomonas và Euglena mà theo Wehr và Sheath (2003) thì chúng là đại diện thủy vực có hàm lƣợng hữu cơ trung bình và trên trung bình.
Tảo lục chiếm tỷ lệ từ 12,22% đến 18,43% so với tổng số lƣợng tảo trong các đợt thu mẫu. Đây là ngành có số lƣợng cao thứ hai trong 2 đợt thu mẫu cuối, đạt cao nhất vào tháng 03 với 1.058 cá thể/L. Riêng ở đợt thu mẫu đầu tiên (tháng 01), số lƣợng tảo lục thấp hơn các ngành tảo mắt, tảo lam và tảo khuê. Tảo lục trong kênh chủ yếu là các loài Pandorina morum, Sphaerocystis shroeteri và các loài thuộc chi
Crucigenia, Closterium.
Tảo lam có số lƣợng tƣơng đối thấp so với các loài khác trong thủy vực, chiếm tỷ lệ từ 10,20% đến 16,50%. Số lƣợng thấp nhất vào tháng 02 với 541 cá thể/L và cao nhất đến 833 cá thể/L ở tháng 03. Thành phần tảo lam chủ yếu là các loài Aphanothece stagnina và Oscillatoria irrigua.
35
Tảo kh có số lƣợng biến động khơng lớn, dao động từ 625 cá thể/L (tháng 01) đến 833 cá thể/L (tháng 03). Tỷ lệ tảo khuê trong các đợt thu mẫu dao động từ 14,37% đến 15,27%, chủ yếu thuộc các giống Navicula và Cyclotella.
Tảo giáp là ngành ln có số lƣợng thấp nhất trong thủy vực qua các đợt thu mẫu, chiếm tỷ lệ từ 2,47% đến 3,67%. Song song đó, số lƣợng tảo giáp rất ổn định, dao động từ 141 cá thể/L đến 166 cá thể/L.
4.2.1.2 Ở ao trữ nước:
Số lƣợng phiêu sinh thực vật tại ao trữ nƣớc qua 3 đợt thu mẫu theo tháng có sự biến động qua các đợt thu mẫu. Qua đó số lƣợng các lồi tảo có sự tăng lên ở đợt 2 sau đó giảm đi ở đợt 3. Ở đợt thu mẫu thứ 1, tổng số lƣợng đạt 3.000 cá thể/L, thấp nhất trong các đợt thu mẫu tại thủy vực này. Ở đợt thu mẫu thứ 2, số lƣợng phiêu sinh thực vật có sự tăng lên rõ rệt và đạt giá trị cao nhất trong các đợt thu mẫu với 4.217 cá thể/L. Ở đợt 3, số lƣợng tảo giảm còn 3.891 cá thể/L. Điều này phù hợp với kết quả phân tích hóa học tại ao là, vào tháng 01, hàm lƣợng đạm lân đạt thấp nhất trong 3 đợt thu: NH4+ = 0,024 mg/L, NO3- = 0,062 mg/L và PO43- = 0,009 mg/L. Ở ngày thu 16/02, hàm lƣợng đạm lân đạt cao nhất với NH4+ = 0,074 mg/L, NO3- = 0,066 mg/L, PO43- = 0,004 mg/L (Nguyễn Xuân Thảo, 2013).
0 500 1000 1500 2000 2500 16/01 16/02 16/03 Đợt thu mẫu C á th ể/ L Tảo mắt Tảo lam Tảo khuê Tảo lục Tảo giáp Vàng Ánh
Hình 4.5 Biến động số lƣợng phiêu sinh thực vật trong ao trữ nƣớc qua các đợt thu mẫu theo tháng.
Hình 4.5 cho thấy, tảo mắt là nhóm có số lƣợng chiếm ƣu thế hơn hẳn các ngành tảo khác trong ao trữ nƣớc. Tỷ lệ số lƣợng của tảo mắt chiếm từ 43,04% đến 50% so với tổng số lƣợng phiêu sinh thực vật tại đây. Số lƣợng đạt thấp nhất vào đợt thu mẫu thứ 1 với 1466 cá thể/L, cao nhất vào đợt thu mẫu thứ 2 với 2.108 cá thể/L. Ở đợt thu mẫu thứ 3, số lƣợng tảo mắt chỉ đạt 1.675 cá thể/L, giảm
36
đáng kể so với đợt thu mẫu trƣớc đó. Các lồi xuất hiện với số lƣợng cao điển hình trong ao là Trachelomonas lagenella, Trachelomonas volvocina, Phacus longicauda và Euglena oxyuris cho thấy hàm lƣợng chất hữu cơ trong ao tƣơng đối đáng kể.
Tảo lục là ngành chiếm tỷ lệ chỉ sau tảo mắt, dao động trong khoảng 14,23% đến 18,61%. Bên cạnh đó, đây là ngành có số lƣợng ít biến động nhất so với các tảo khác, đạt từ 558 cá thể/L (tháng 01) đến 641 cá thể/L (tháng 03). Tảo lục trong ao trữ nƣớc chủ yếu là Pandorina morum và Shpaerocystis Schroeteri và các loài thuộc giống Closterium, Scenedesmus và Pediastrum.
Tảo lam tuy có thành phần lồi kém đa dạng nhƣng lại có số lƣợng đáng kể trong thủy vực, chiếm tỷ lệ từ 13,33% đến 15,22% so với tổng số lƣợng phiêu sinh thực vật. Số lƣợng tảo này biến động từ 400 cá thể/L (tháng 01) đến 641 cá thể/L (tháng 02). Có 2 lồi tảo lam có số lƣợng cao trong suốt 3 đợt thu mẫu là
Aphanocapsa pulchra và Oscillatoria irrigua.
Ngƣợc lại với tảo lam, tảo kh có thành phần lồi đa dạng trong ao nhƣng về số lƣợng lại chiếm tỷ lệ nhỏ, dao động từ 11,94% đến 12,25%. Số lƣợng tảo khuê đạt cao nhất vào tháng 02 với 516 cá thể/L và thấp nhất vào tháng 01 với 358 cá thể/L. Tảo kh giữ vai trị quan trọng trong nhóm thực vật phù du, ngƣời ta ƣớc tính có đến 25% tổng sản phẩm sơ cấp của Trái Đất là của tảo khuê và đó là nguồn thức ăn đầu tiên cho động vật trong thủy vực (Nguyễn Bá, 2007).
Tảo vàng ánh tuy chỉ có duy nhất 1 lồi xuất hiện trong thủy vực ở các đợt thu mẫu theo tháng là loài Dinobryon sertularia, nhƣng lại chiếm một tỷ lệ khá
đáng kể về số lƣợng, chiếm từ 3,89% đến 7,49%. Số lƣợng dao động từ 116 cá thể/L đến 291 cá thể/L.
Tảo giáp là ngành có số lƣợng thấp nhất trong thủy vực, chiếm tỷ lệ chỉ từ 3,33% đến 6,42% tƣơng ứng với các số lƣợng thấp nhất là 100 cá thể/L (tháng 01) và số lƣợng cao nhất là 250 cá thể/L (tháng 03). Tảo giáp trong ao trữ nƣớc đang có khuynh hƣớng tăng dần số lƣợng theo thời gian. Trong đó, các lồi thuộc giống Peridinium xuất hiện nhƣng số lƣợng rất thấp. Theo Wu và Chou (1998) thì sự phát triển của giống tảo này tỷ lệ thuận với nồng độ photphat trong thủy vực. Điều này phù hợp với kết quả phân tích thủy lý hóa tại thủy vực này, nồng độ PO43- chỉ dao động từ 0,004 đến 0,034 mg/L (Nguyễn Xuân Thảo, 2013).
Tóm lại, qua 3 đợt thu mẫu theo tháng, số lƣợng phiêu sinh thực vật trong ao tƣơng đối thấp. Các nhóm tảo mắt, tảo lam và tảo khuê có xu hƣớng tăng lên về số lƣợng ở đợt thu mẫu thứ 2 sau đó giảm lại ở đợt thu mẫu tiếp theo vào tháng 03. Trong khi đó, mật dộ của các nhóm tảo lục, tảo giáp và tảo vàng ánh lại có khuynh hƣớng tăng dần theo thời gian thu mẫu.
Trong suốt các đợt thu mẫu, tảo mắt luôn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong thủy vực (trên 43%). Điều này đƣợc lý giải là do chất lƣợng nƣớc trong ao tƣơng đối nghèo dinh dƣỡng, theo kết quả phân tích của Nguyễn Xuân Thảo (2013), nồng độ NO3-
37
trong khoảng 0,062 - 0,266 mg/L, NH4+ dao động trong khoảng 0,024 - 0,074 mg/L và nồng độ PO43- trong khoảng 0,004-0,034 mg/L. Theo Dƣơng Trí Dũng (2009), nồng độ các hợp chất chứa đạm thƣờng đƣợc thực vật sử dụng (NH4+ và NO3-) thích hợp cho sự phát triển của tảo là 0,1 – 1 mg/L. Có thể thấy, nồng độ NO3- trong ao tƣơng đối thấp và nồng độ NH4+ dƣới mức thích hợp cho sự phát triển của tảo, đây chính là ngun nhân làm cho các lồi tảo kém phát triển trong. Bên cạnh đó, COD trong ao tƣơng đối đáng kể, do đó, nhờ khả năng dị dƣỡng và hình thức sinh sản theo kiểu phân cắt nhanh chóng nên tảo mắt phát triển hơn các ngành khác và có số lƣợng cao nhất trong thủy vực, tuy nhiên số lƣợng này không cao.
4.2.1.3 So sánh đặc điểm về số lượng phiêu sinh thực vật giữa ao trữ nước và kênh theo chu kỳ thu mẫu theo tháng:
0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 16/01 16/02 16/03 Đợt thu mẫu C á th ể/ L Kênh Ao
Hình 4.6 Tổng số lƣợng phiêu sinh thực vật ở kênh và ao qua các đợt thu mẫu theo tháng.
Qua hình 4.6 cho thấy số lƣợng phiêu sinh thực vật tại kênh dao động trong khoảng 4091- 5741 cá thể/L, luôn cao hơn so với số lƣợng tại ao trữ nƣớc (3000 - 4216 cá thể/L). Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do mức độ nghèo dinh dƣỡng trong ao khơng thích hợp cho sự phát triển của các lồi tảo. Thêm vào đó, ao là một thủy vực bị cơ lập, khơng có sự trao đổi nƣớc với các thủy vực khác cũng nhƣ không đƣợc bổ sung dƣỡng chất cho sự phát triển của thủy sinh vật nên các loài tảo trong ao phát triển rất hạn chế. Do đó, tuy số phiêu sinh thực vật ở kênh tƣơng đối thấp nhƣng vẫn luôn cao hơn so với trong ao qua các đợt.
Trong cả hai thủy vực, qua các đợt thu mẫu, tảo mắt ln là nhóm có số lƣợng lớn nhất trong các nhóm tảo. Tảo mắt ít có giá trị dinh dƣỡng trong việc cung cấp dinh dƣỡng cho tơm cá do một số lồi tảo mắt có vỏ cứng làm cá ăn khó tiêu (Lam Mỹ Lan, 2000) do đó tảo mắt ít bị tiêu thụ bởi các lồi thủy sinh khác trong
38
thủy vực. Hơn nữa, đặc điểm của tảo mắt có thể sống đƣợc ở điều kiện mơi trƣờng nghèo dinh dƣỡng nhờ khả năng dị dƣỡng của chúng. Những điều trên đã tạo điều kiện cho tảo mắt phát triển trong thủy vực.