Cơ sở khoa học của “Ba giảm ba tăng”

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất lúa theo “3 giảm 3 tăng” tại huyện vũng liêm, tỉnh vĩnh long năm 2012 luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 25 - 29)

2.3 CHƯƠNG TRÌNH “3 GIẢ M3 TĂNG”

2.3.2 Cơ sở khoa học của “Ba giảm ba tăng”

Cơ sở để giảm lượng giống gieo trên đơn vị diện tích.

Hiện nay nơng dân thường sử dụng 20 – 22 kg/cơng (1.000 m2), để có cơ sở giảm lượng giống gieo tính theo lý thuyết sau:

Gieo sạ với lượng giống 12kg/công = 12.000 gam/cơng tính được bơng lúa/m2 và năng suất khi thu hoạch.

Trọng lượng bình quân của 1.000 hạt lúa nặng 23 gam tức là 0,023gam/hạt.

Vậy số hạt lúa được gieo trên một m2 sẽ là: 12.000 gam/1.000m2/0,023gam = 520 hạt/m2 (làm trịn số).

Giả sử khi gieo chỉ có 80% số hạt nảy mầm thì sẽ có: 520 hạt x 80% = 420 cây/m2 (làm tròn số), tiếp tục giả sử cây lúa khơng đẻ nhánh ta sẻ có 420 bơng/ m2 khi thu hoạch. Năng suất được tính theo cơng thức:

NS/m2 = số bông/m2 x số hạt chắc/bông x trọng lượng hạt.

Vậy năng suất/công = 1.000m2 x 0,68kg/m2 = 680kg/công (6,8 tấn/ha). Qua nghiên cứu các nhà khoa học cho biết đối với lúa gieo để có năng suất cao cần có số bơng/m2 từ 380 – 400 bơng và có số hạt chắc bình quân trên một bông 70 – 80 hạt.

NS/công = 380 bông/m2 x 70 hạt chắc x 0,023gam/hạt x 1.000m2 = 6,12tấn/ha. NS/công = 380 bông/m2 x 80 hạt chắc x 0,023gam/hạt x 1.000m2 = 7tấn/ha. NS/công = 400 bông/m2 x 70 hạt chắc x 0,023gam/hạt x 1.000m2 = 6,44tấn/ha. NS/công = 400 bông/m2 x 80 hạt chắc x 0,023gam/hạt x 1.000m2 = 7,36tấn/ha.

Như vậy, có cơ sở để giảm lượng giống gieo sạ nhưng năng suất vẫn cao. Theo Sở NN và PTNT tỉnh Quảng Bình (2008), để giảm lượng giống gieo sạ trên đơn vị diện tích ta cần chú ý một số vấn đề sau:

 Sử dụng hạt giống chất lượng cao, độ thuần cao, sạch sâu bệnh, tỷ lệ nảy mầm tốt.  Trước lúc ngâm ủ làm sạch tạp chất, phơi lại nắng nhẹ để tăng sức nảy mầm cho hạt

giống.

 Ngâm ủ phải đúng kỹ thuật.

 Gieo đều và đúng kỹ thuật theo thời vụ.

Nhìn chung, nơng dân Đồng bằng sơng Cửu Long vẫn cịn tạp quán gieo sạ với lượng giống khá cao, bón thừa phân đạm và phun thuốc trừ sâu không cần thiết. Tập quán này có nguồn gốc từ nhận thức của họ bởi vì họ tin rằng càng đầu tư cao, sạ lượng giống lớn, bón nhiều phân, phun nhiều thuốc trừ sâu sẽ đạt năng suất khá. Trong khi kết quả nghiên cứu đã chính minh cây lúa thừa đạm sẽ thu hút nhiều loại dịch hại đến cư trú, đẻ trứng, vòng đời dài hơn (Lu và ctv, 2004).

Theo Nguyễn Văn Luật và ctv (1998, và 1999), từ năm 1995 Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long đã nghiên cứu các thí nghiệm về mật độ sạ, cách gieo sạ đã chứng minh rằng, sạ theo hàng với mật độ 50kg, 75kg và 125kg/ha cho kết quả là năng suất không khác biệt ý nghĩa, trong khi sạ lan ở mật độ 100kg/ha thì cho năng suất cao hơn sạ lan mật độ 200kg/ha (cao hơn 20-23%). So với sạ lan, sạ theo hàng tiết kiệm được hơn 100kg/ha giống, tăng năng suất từ 0,5 – 1 tấn/ha, giảm thuốc trừ sâu bệnh, giảm chuột phá, dễ phân biệt lúa cỏ, giảm ngã đỗ, giảm tỷ lệ lép, thuận lợi đi lại chăm sóc và dễ nuôi cá trong ruộng lúa hơn.

Trần Thị Ngọc Huân và ctv (1999), đã phân tích tương quan giữa năng suất và thành phần năng suất lúa được gieo sạ ở các mật độ từ 50kg, 100kg, 150kg, và 200kg/ha trong vụ Đông Xuân và Hè Thu đã chứng minh rằng, số bông/m2 gia tăng khi mật độ sạ tăng

trong khi số hạt chắc trên bông giảm, đây là mối quan hệ bù trừ giữa hai đặc tính trên: số hạt chắc/bơng có ảnh hưởng trực tiếp và tương quan thuận với năng suất, bù trừ cho việc giảm số bông/m2.

Nguyễn Văn Luật (2001) cho rằng, lượng giống gieo sạ vẫn cịn có thể giảm được nữa nếu điều kiện canh tác tốt hơn, và chương trình “ba giảm ba tăng” là một gói kỹ thuật mở để tùy địa phương, tùy điều kiện sản xuất của từng hộ mà áp dụng sao cho phù hợp.

Giảm lượng thuốc BVTV

Hậu quả của việc dùng không đúng thuốc BVTV không những gây thiệt hại về kinh tế mà cịn gây nguy hại cho mơi trường sinh thái, tạo sự bùng phát dịch hại còn nặng hơn (Huân,2006).

Để giảm lượng thuốc BVTV chúng ta phải hiểu và thực hiện được hai vấn đề sau:

 Trên đồng ruộng có các loại thiên địch tồn tại và cùng phát triển với sâu hại, chúng sử dụng sâu hại làm thức ăn nên giữ cho mật độ sâu hại tồn tại dưới mức gây thiệt hại đến năng suất cây trồng.

 Trong từng giai đoạn sinh trưởng nhất định của cây lúa, cây lúa có khả năng đền bù lại thiệt hại do sâu bệnh gây ra. Nếu sử dụng cả hai yếu tố trên đỡ phải sử dụng nhiều thuốc trừ bệnh.

Không phun thuốc khi biết rằng thiên địch đang có mặt trên đồng ruộng với số lượng (mật độ) đủ để hạn chế, tiêu diệt sâu hại. Không cần phun thuốc nếu biết rằng thời kỳ sinh trưởng của lúa có khả năng bù đắp lại được những thiệt hại do sâu bệnh gây ra mà không ảnh hưởng đến năng suất.

Để hạn chế thuốc trừ sâu bệnh chúng ta cần áp dụng biện pháp kỹ thuật IPM trong suốt quá trình sinh trưởng của cây. Sử dụng các giống kháng sâu bệnh để giảm lượng thuốc. Không nên sử dụng thuốc trừ sâu đối với vụ Đông Xuân từ sau khi sạ đến 40 - 45 ngày, đối với lúa Hè Thu từ sau khi sạ 20 - 25 ngày. Bón phân cân đối, hợp lý giúp cây trồng sinh trưởng thuận lợi.

Giảm lượng phân đạm (bón theo nhu cầu sinh trưởng của cây)

Đầu tư phân bón cho lúa là cần thiết để tăng hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên trong sản xuất khơng phải lúc nào nơng dân cũng bón đạm (N) cân đối cho lúa. Nhiều nơi nơng dân bón q nhiều phân đạm, sinh ra thừa và lãng phí, có nơi lại bón q nhiều hoặc khơng đủ nên khơng tăng được năng suất của giống.

Để bón N đúng kỹ thuật, tăng hiệu quả sử dụng chúng ta cần tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa. Trong suốt quá trình phát triển lúa có 2 thời kỳ khủng hoảng N, thời kỳ đẻ nhánh và làm địng. Khi bón N vào đất tùy điều kiện thời tiết và loại đất, cây lúa chỉ sử dụng 40%N, 20%N đất giữ chặt và 40%N bị nước cuốn trôi và bốc hơi.

 Thời kỳ đẻ nhánh: do lượng đạm bón thúc khi sạ đã hết, cây trồng cần nhiều năng lượng cung cấp cho sự phát triển thân lá, rễ và đặc biệt lầ hình thành các dãnh mới. Bón đạm thời kỳ này nhằm đảm bảo cho cây lúa đẻ đủ nhánh hữu hiệu trên đơn vị diện tích để có năng suất cao.

 Thời kỳ lúa làm đòng: cũng do lượng bón đạm trước đó sử dụng hết, chúng ta cần bổ sung dinh dưỡng để tiếp tục phát triển thân lá và đặc biệt là cung cấp năng lượng cho sự hình thành cơ quan sinh sản của cây lúa: bông, dé và hạt. Cung cấp dinh dưỡng vào thời kỳ này sẽ cho bông lúa to, hạt nẩy và chắc, đảm bảo cho năng suất cao.

Theo Lương Minh Châu và ctv (2003) hàm lượng đạm và lân trong lá lúa có tương quan thuận với bón phân đạm trong đất, và khơng có tương quan với kali trong lá lúa. Hàm lượng đạm tổng số trong lá lúa thì lại ảnh hưởng chính đến mức độ thiệt hại của các loài sâu hại lúa. Theo Sta. Cruz và ctv (2001) đánh giá mức độ nhiễm bệnh theo các mức bón phân khác nhau tại Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Philippines và Việt Nam cũng có kết luận rằng mức độ thiệt hại do bệnh khô vằn, lem lép hạt, sâu đục thân, sâu cuốn lá và chuột ở các cơng thức bón phân theo tập quán của nông dân đều cao hơn nghiệm thức bón phân theo vùng.

Một kết quả nghiên cứu tương tự của Lương Minh Châu và ctv (2003) đã chứng minh rằng trong ruộng lúa bón càng nhiều phân đạm thì mức độ thiệt hại do sâu, bệnh gây ra càng nặng, cụ thể là: Rầy nâu, sâu đục thân, sâu cuốn lá, bệnh đạo ơn, và bệnh vàng lá. Ruộng lúa bón đạm cao (200 kg N/ha) bị rầy nâu gây hại ở mật số cao, tỷ lệ thiệt hại do sâu cuốn lá, sâu đục thân, và bệnh đạo ôn gia tăng. Tuy nhiên, cũng do mật số sâu hại gia tăng ở ruộng bón đạm cao đã dẫn theo sự gia tăng mật số quần thể của các loài thiên địch tự nhiên của các loài sâu hại này (nhện và bọ xít mù xanh), có nhiều lồi thiên địch, ký sinh và sâu hại.

Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), thì đạm là chất tạo hình cây lúa, là thành phần chủ yếu của protein và chất diệp lục làm xanh tốt, gia tăng chiều cao cây, số chồi và kích thước lá thân. Do đó, dựa vào màu sắc và kích thước lá, chiều cao và khả năng nở bụi của cao lúa, người ta có thể chuẩn đốn tình trạng dinh dưỡng đạm trong cây. Nếu thừa đạm cây lúa phát triển thân lá quá mức, mô non mềm dễ ngã, tán lá rậm rạp, lượng đạm tự do trong cây cao, nên cây dễ nhiễm bệnh làm giảm năng suất rất lớn.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất lúa theo “3 giảm 3 tăng” tại huyện vũng liêm, tỉnh vĩnh long năm 2012 luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)