Đặc điểm các yếu tố đầu vào của thí nghiệm

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành khoa học môi trường khả năng sinh khí của một số loại cỏ vườn trong túi ủ biogas tại xã mỹ khánh, huyện phong điền, thành phố cần thơ (Trang 38 - 41)

3.2 .1Túi ủ khí sinh học

4.1 Đặc điểm các yếu tố đầu vào của thí nghiệm

4.1.1 Đặc điểm hóa học của phân heo và cỏ vƣờn dùng trong thí nghiệm

Đối với các nguồn nguyên liệu dùng sản xuất khí sinh học khác nhau thƣờng có giá trị dinh dƣỡng khác nhau (Nguyễn Đức Lƣợng - Nguyễn Thị Thùy Dƣơng, 2003). Vì vậy, biết đƣợc đặc điểm thành phần dinh dƣỡng của các nguyên liệu sẽ giúp chúng ta có có cơ sở để lựa chọn loại nguyên liệu cũng nhƣ có đƣợc đánh giá ban đầu về khả năng sinh khí của nguyên liệu nạp.

Bảng 4.1. Đặc điểm hóa học của phân heo và cỏ vƣờn

Mẫu Ẩm độ(%) %C %N C/N

Phân heo 73,3 42,6 1,2 36

Cỏ vƣờn 73,7 48,3 1,4 35

Ẩm độ

Ẩm độ của nguyên liệu giúp chúng ta đánh giá đƣợc giá trị dinh dƣỡng của các loại nguyên liệu. Nguyên liệu có giá trị dinh dƣỡng càng cao khi ẩm độ của nguyên liệu càng thấp và ngƣợc lại. Bảng 4.1 cho thấy kết quả phân tích ẩm độ của phân heo trong thí nghiệm này là 73,3% cao hơn 2,3% so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Kha (2012). Sự khác biệt này hồn tồn có thể lý giải vì ẩm độ phân heo phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nhƣ: loại giống, tháng tuổi, chế độ dinh dƣỡng, điều kiện chuồng trại, và thời điểm thu mẫu, … (Nguyễn Đức Lƣợng – Nguyễn Thị Thùy Dƣơng, 2003; Ngô Kế Sƣơng – Nguyễn Lân Dũng, 1997). Do nền chuồng có độ nghiêng, mái lợp tôn nên khi trời nắng làm lƣợng nƣớc trong phân dễ bị thất thoát. Hơn nữa, thời điểm thu mẫu của đề tài vào lúc 9 giờ trời chƣa nắng nhiều nên sự thất thoát lƣợng nƣớc trong phân cũng hạn chế hơn so với thời điểm thu mẫu của Nguyễn Văn Kha (2012) vào lúc 14 giờ. Vì vậy sự chênh lệch này hồn tồn phù hợp.

Đối với cỏ vƣờn, kết quả phân tích ẩm độ là 73,7% khơng chênh lệch nhiều so với ẩm độ của phân heo. Tuy nhiên, so với kết quả nghiên cứu trƣớc của Nguyễn Văn Kha (2012) thì ẩm độ cỏ vƣờn của đề tài thấp hơn từ 7,3 – 10,3%. Sự khác biệt này có thể giải thích là do cỏ vƣờn của đề tài so với cỏ vƣờn của nghiên cứu trƣớc có sự khác nhau về số lƣợng và tỉ lệ các loại cỏ. Cỏ vƣờn của đề tài sử dụng 5 loại cỏ, còn cỏ vƣờn của Nguyễn Văn Kha (2012) nghiên cứu sử dụng 3 loại và 7 loại cỏ nên kết quả phân tích tất nhiên sẽ có sự chênh lệch. Mặt khác, nghiên cứu của Nguyễn Văn Kha (2012) sử dụng tỉ lệ các loại cỏ có hàm lƣợng nƣớc cao (rau trai, khổ hoa đất, cỏ lá gừng) khá nhiều so với tỉ lệ các loại còn lại. Còn cỏ vƣờn của đề tài nghiên cứu sử dụng tỉ lệ các loại cỏ chứa hàm lƣợng nƣớc ít (cỏ lá tre, cỏ lông tây, lúa ma) khá nhiều

29

trong khi tỉ lệ rau trai, cỏ lá gừng khá thấp. Chính vì lý do đó mà ẩm độ cỏ vƣờn của đề tài thấp hơn khá nhiều so với nghiên cứu trƣớc là hoàn toàn hợp lý.

Tỉ lệ C/N

Tỉ lệ cacbon/nitơ (C/N) có trong thành phần nguyên liệu là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng phân hủy của nguyên liệu. Tỉ lệ C/N quá cao thì quá trình phân hủy xảy ra chậm. Ngƣợc lại, tỉ lệ C/N quá thấp thì q trình phân hủy bị ngừng trệ do tích lũy nhiều amôniac là một độc tố cho vi khuẩn ở nồng độ cao. Tỉ lệ C/N trong phân heo của đề tài là 36/1 cao gấp 2,4 lần so với kết quả nghiên cứu trƣớc của Nguyễn Văn Kha (2012) (C/N là 15/1). Sự chênh lệch này là do phần trăm nitơ trong phân heo của đề tài là 1,2% rất thấp so vơi nghiên cứu trƣớc của Nguyễn Văn Kha là 2,8% nên làm cho tỉ lệ C/N của đề tài cao hơn rất nhiều. Tuy nhiên, tỉ lệ C/N chịu ảnh hƣởng rất lớn bởi yếu tố nhƣ: thành phần thức ăn, chế độ cho ăn và thể trạng của heo trong từng giai đoạn. Thành phần thức ăn cho heo trong giai đoạn nghiên cứu của Nguyễn Văn Kha (2012) gồm hỗn hợp bã bia và thức ăn công nghiệp dạng bột hiệu Cargill (hàm lƣợng đạm tối thiểu 36%). Còn trong giai đoạn đề tài thực hiện thì thành phần thức ăn cho heo gồm hỗn hợp bột cám to, cám mịn, bã bia, thức ăn công nghiệp dạng viên hiệu Anco (hàm lƣợng đạm tối thiểu 16,5%). Do hàm lƣợng thức ăn chứa ít đạm hơn nên hàm lƣợng đạm trong phân heo của đề tài thấp dẫn đến tỉ lệ C/N trong phân heo của đề tài cao hơn nghiên cứu trƣớc là hoàn toàn hợp lý.

Tỉ lệ C/N trong cỏ vƣờn của đề tài là 35/1 cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Văn Kha (2012) từ 4 – 7. Điều này cũng phù hợp vì tỉ lệ và loại cỏ vƣờn sử dụng trong đề tài khác với tỉ lệ và loại cỏ vƣờn sử dụng trong nghiên cứu trƣớc của Nguyễn Văn Kha. Trong đó, đề tài sử dụng tỉ lệ các loại cỏ có xơ cao nhƣ cỏ lá tre, cỏ lơng tây, lúa ma khá nhiều và tỉ lệ cỏ thân mềm nhƣ rau trai, cỏ lá gừng lại ít nên hàm lƣợng cacbon sẽ cao, hàm lƣợng nitơ sẽ thấp dẫn đến tỉ lệ C/N trong cỏ vƣờn của đề tài cao hơn so với nghiên cứu trƣớc là phù hợp.

Qua kết quả phân tích ở trên, ta thấy đặc điểm hóa học của phân heo và cỏ vƣờn là gần giống nhau, vừa có khá nhiều dinh dƣỡng và có tỉ lệ C/N gần khoảng tối ƣu (30/1) để sử dụng làm ngun liệu ủ khí sinh học. Do đó, đây cũng là điều kiện thuận lợi để nghiên cứu và so sánh khả năng sinh khí của hai loại nguyên liệu này. Tuy nhiên, về tính chất vật lý, cơ học thì phân heo mềm và nhuyễn hơn rất nhiều so với cỏ vƣờn nên đây cũng là một mặt hạn chế trong điều kiện so sánh khả năng sinh khí của hai loại nguyên liệu.

4.1.2 Đặc điểm của mẫu nƣớc dùng trong thí nghiệm

Đặc điểm lý, hóa, sinh trong mẫu nguồn nƣớc sử dụng bố trí thí nghiệm ảnh hƣởng rất lớn đến tốc độ và hiệu quả sinh khí của ngun liệu ủ. Do đó phân tích đặc điểm, tính chất của mẫu nƣớc này sẽ tạo điều kiện tốt và thuận lợi cho q trình sinh khí của ngun liệu thí nghiệm.

30

Bảng 4.2 Kết quả phân tích mẫu nƣớc dùng trong thí nghiệm

Mẫu Thí nghiệm lần 1 Thí nghiệm lần 2

pH Tổng VSV(CFU/mL) pH Tổng VSV(CFU/mL)

Nƣớc ao 6,73 1,9 x 104 7,15 1,8 x 104

Nƣớc biogas 6,78 1,04 x 107 7,24 2,7 x 105

Nƣớc mồi 6,77 3,6 x 106 7,19 9,1 x 104

(Nguồn: Phan Thị Yến Phi, 2013) Giá trị pH của nƣớc trong túi ủ cũng là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến q trình phân hủy kỵ khí, pH quá cao hoặc quá thấp đều có thể gây ức chế hoạt động của vi khuẩn sinh khí. Theo kết quả phân tích ở bảng 4.2 thì giá trị pH của nƣớc ao, nƣớc biogas, nƣớc mồi trong hai lần thí nghiệm đều nằm trong khoảng thích hợp (6,6 – 7,6) cho vi khuẩn sinh khí hoạt động. Tổng VSV trong nƣớc ao, nƣớc biogas, nƣớc mồi trong hai lần khá lớn, điều này rất thuận lợi vì cung cấp cho túi ủ một lƣợng lớn vi khuẩn ban đầu nhằm thúc q trình sinh khí xảy ra nhanh hơn. Trong mẫu nƣớc mồi lần 2 thì tổng VSV thấp hơn khá nhiều so với nƣớc mồi lần 1. Lý do là lần 2 số lƣợng heo giảm so với lần 1 nên lƣợng phân vào túi biogas của nơng hộ ít đi dẫn đến lƣợng nƣớc biogas đầu ra không đậm đặc nhƣ lần 1. Tuy nhiên, sự chênh lệch này khơng ảnh hƣởng lớn vì với mật độ VSV trong nƣớc mồi lần 2 (9,1 x 10^4 CFU/mL) cũng đã đủ nhiều để thúc đẩy quá trình sinh khí xảy ra nhanh trong thời gian đầu của thí nghiệm.

4.1.3 Sự biến động nhiệt độ (lúc 9 giờ hằng ngày) trong hai lần thí nghiệm

0 5 10 15 20 25 30 35 1 4 7 10 13 16 19 22 25 28 31 34 37 40 43 46 49 52 Ngày thứ N hi ệt độ ( o C) Đợt 1 Đợt 2

Hình 4.1 Biến động nhiệt độ trong hai lần thí nghiệm

Nhiệt độ là yếu tố có ảnh hƣởng quan trọng đến khả năng phân hủy của nguyên liệu của VSV. Hoạt động của vi khuẩn sinh mêtan chịu ảnh hƣởng rất mạnh của nhiệt

31

độ môi trƣờng. Trong điều kiện tự nhiên, nhiệt độ thích hợp nhất đối với chúng là 30 – 40oC. Nhiệt độ thấp hoặc thay đổi đột ngột đều làm cho quá trình sinh mêtan yếu đi. Nhiệt độ mơi trƣờng xuống dƣới 10oC thì quá trình phân hủy gần nhƣ ngừng lại (Nguyễn Quang Khải, 2002). Hình 4.1 cho thấy nhiệt độ mơi trƣờng trong hai lần thí nghiệm có sự chênh lệch khá lớn. Trong thời điểm bố trí thí nghiệm lần 1, do ảnh hƣởng của mƣa bão và khơng khí lạnh nên làm cho nhiệt độ mơi trƣờng khơng khí xuống khá thấp (23- 28,5oC, trung bình 26,5oC). Đến thời điểm bố trí thí nghiệm lần 2 thì thời tiết đã diễn biến bình thƣờng (khơng cịn mƣa bão và khơng khí lạnh) nên nhiệt độ mơi trƣờng khơng khí khá cao và ổn định (25,5 – 31oC, trung bình 29,6oC). Sự chênh lệch nhiệt độ mơi trƣờng giữa hai lần thí nghiệm khá cao nên tốc độ phân hủy của nguyên liệu thí nghiệm trong hai lần lặp lại tất yếu sẽ có sự chênh lệch đáng kể.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành khoa học môi trường khả năng sinh khí của một số loại cỏ vườn trong túi ủ biogas tại xã mỹ khánh, huyện phong điền, thành phố cần thơ (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)