Khả năng đảm bảo nguồn vốn lưu động của Công ty

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty sông đà 60.6 (Trang 40 - 42)

2.2. Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty

2.2.3.2. Khả năng đảm bảo nguồn vốn lưu động của Công ty

Bảng 11: Khả năng đảm bảo nguồn vốn lưu động.

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch

1. Nguồn vốn lưu động 1.000,đ 8.019.303 17.691.354 9.672.051 2. Vay ngắn hạn 1.000,đ 3.549.535 9.867.647 6.318.112 Chênh lệch 1.000,đ 4.469.7 68 7.823.70 7 3.353.93 9

Nhận xét: Qua bảng phân tích ta thấy năm 2004, nhu cầu vốn lưu động là

8.019.303.000 đồng, Công ty đã đi vay ngắn hạn 3.549.535.000 đồng để đảm bảo cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Phần cịn lại, Cơng ty phải đi chiếm dụng ở các đơn vị khác. Năm 2005 nhu cầu vốn lưu động tăng lên là 17.691.354.000 đồng, Công ty vay ngắn hạn 9.867.647.000 đồng, phần thiếu hụt Công ty phải đi chiếm dụng vốn từ các đơn vị khác để đảm bảo nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh được thường xuyên liên tục. Việc sử dụng nhiều vốn vay sẽ làm cho khả năng tự chủ về tài chính của Cơng ty giảm thấp, Cơng ty phải thường xuyên đối mặt với việc thanh toán lãi vay. Về lâu dài, Cơng ty cần phải cải thiện tình hình này từ việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng tích lũy từ nội bộ.

2.2.3.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Trong sản xuất kinh doanh, vốn lưu động không ngừng vận động. Một chu kỳ vận động của vốn lưu động được xác định từ lúc bắt đầu bỏ tiền ra mua nguyên vật liệu và các yếu tố sản xuất khác cho đến khi tồn bộ vốn đó được thu hồi lại bằng tiền

do bán sản phẩm. Do vậy, phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động là phân tích các chỉ tiêu dưới đây:

* Tốc độ luân chuyển vốn:

Doanh thu thuần Số lần luân chuyển vốn lưu động =

Vốn lưu động bình quân 365

Kỳ luân chuyển bình quân =

Số lần luân chuyển vốn lưu động Trong đó: Số đầu năm + Số cuối năm Vốn lưu động bình quân =

2

Bảng 12: Tốc độ luân chuyển vốn lưu động.

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch 2005/2004

± %

1. Doanh thu thuần Ngđ 29.389.756 51.659.529 22.269.773 75,77 2. Vốn lưu động bình quân Ngđ 7.487.862 12.855.329 5.367.467 71,68 3. Tốc độ luân chuyển vốn

lưu động Vòng 3,92 4,02 0,09 2,38 4. Kỳ luân chuyển bình

quân vốn lưu động Ngày 93 91 -2,16

- 2,33

Nhận xét:

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng lên thì số ngày bình quân cần thiết về vốn lưu động thực hiện một vòng quay trong năm giảm xuống. Năm 2004, tốc độ luân chuyển vốn lưu động là 3,92 vòng, năm 2005 là 4,02 vòng tăng 0,09 vòng so với năm 2004 hay tăng 2,38% do tốc độ tăng doanh thu (75,77%) lớn hơn tốc độ tăng của vốn lưu động (71,68%). Điều này cho thấy, cứ một đồng vốn lưu động kinh doanh thì sau một năm sẽ thu về 3,92 đồng (2004) và 4,02 đồng (2005). Tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng thì chu kỳ luân chuyển bình quân vốn lưu động giảm, năm 2004 là 93 ngày, năm 2005 là 91 ngày giảm so với năm 2004 là 2 ngày. Đây là một biểu hiện tốt, Cơng ty cần phát huy và duy trì.

Bảng 13: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch

± % 1. Lợi nhuận Ngđ 3.973.097 4.591.312 618.215 15,56 2. Vốn lưu động bình quân Ngđ 7.487.862 12.855.329 5.367.467 71,68 3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu

động %

53,0 6

35,7

2 -17,35 -32,69

Nhận xét: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động có chiều hướng giảm. Đây là biểu

hiện khơng tốt vì Cơng ty đã sử dụng vốn lưu động khơng đạt hiệu quả. Cụ thể:

Năm 2004, hiệu quả sử dụng vốn lưu động đạt 53,06%, tức là 100 đồng vốn lưu động kinh doanh mang về 53,06 đồng lợi nhuận. Sang năm 2005, hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm là 35,72% làm cho số tiền thu về giảm một lượng là 17,35 đồng so với năm trước. Công ty đã bị giảm lợi nhuận là 35,72 đồng trong khi năm trước đã thu được là 53,06 đồng từ việc bỏ ra 100 đồng vốn kinh doanh.

Tóm lại, qua phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho thấy Công ty hoạt động không đạt hiệu suất và hiệu quả cao. Do lợi nhuận trong hoạt động xây lắp và kinh doanh vật tư được mở rộng không cao, nhưng vì thực hiện đa dạng hóa sản phẩm và ngành nghề để tránh rủi ro. Thế cho nên, Cơng ty cần phải nhanh chóng có biện pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty sông đà 60.6 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w