Theo chỉ tiêu định tính:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao chất lượng tín dụng đầu tư phát triển tại ngân hàng phát triển việt nam sở giao dịch II (Trang 49)

2.3. PHÂN TÍCH CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN TẠ

2.3.1.Theo chỉ tiêu định tính:

Nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng tín dụng trong hoạt động của Sở Giao dịch II nên chất lượng T D Đ T tại ngâ n hàng ngày càng được quan tâm, chú trọng. Điều này được thể hiện qua những tiến bộ trong tất cả các mặt nghiệp vụ từ khâu nhận hồ sơ, tư vấn, hướng dẫn cho khách hàng đến khâu

thẩm định khách hàng, thẩm định DAĐT, giải ngân và quản lý, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, từ đó khơng chỉ giúp cho chất lượng cho vay DAĐT b ằ n g n g u ồ n v ố n T D Đ T của ngân hàng ngày càng được nâng cao mà cịn góp phần làm tăng uy tín, sức cạnh tranh của ngân hàng trên địa bàn.

Quy mô hoạt động của Sở Giao dịch II ngày càng được mở rộng. Dư nợ cho vay TDĐT của ngân hàng trong những năm qua đã có sự tăng trưởng ổn định trong khi nợ quá hạn trong hoạt động cho vay dự án tại ngân hàng lại có xu hướng giảm. Kể từ năm 2008 đến nay, Sở Giao dịch II ln là một trong những chi nhánh dẫn đầu tồn hệ thống NHPT về huy động vốn, dư nợ, chênh lệch thu chi và chất lượng cho vay.

Ngoài ra với việc chun mơn hóa trong cơng tác thẩm định khách hàng, thẩm định DAĐT, Sở Giao dịch II đã tham gia khá nhiều các dự án đồng tài trợ với các ngân hàng lớn khác trên địa bàn như Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sài Gòn, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Sở Giao dịch II, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh TP.HCM, Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín,…và các dự án liên chi nhánh với các chi nhánh khác trong cùng hệ thống. Và với những dự án liên chi nhánh thì Sở Giao dịch II luôn được các chi nhánh cùng tham gia tin tưởng ủy quyền cho việc đầu mối thực hiện thẩm định tài trợ vốn đối với dự án. Qua đó cho thấy cơng tác thẩm định nói riêng và chất lượng TDĐ T nói chung của Sở Giao dịch II không chỉ được các ngân hàng bạn trên địa bàn đánh giá cao mà còn được các chi nhánh trong cùng hệ thống tin tưởng tuyệt đối và không ngừng nỗ lực học tập theo.

Nhìn chung, xét về mặt định tính, chất lượng tín dụng đầu tư phát triển cho vay DAĐT tại Sở Giao dịch II trong những năm qua đã có những bước tiến rất đáng khích lệ. Điều đó thể hiện qua quy mô hoạt động của Chi nhánh ngày càng được mở rộng và phát triển, dư nợ TDĐT ngày càng tăng, uy tín của Chi nhánh ngày càng được nâng cao và chất lượng thẩm định cũng như chất lượng

khác trong cùng hệ thống đánh giá cao.

2.3.2. Theo chỉ tiêu định lƣợng: 2.3.2.1. Chỉ tiêu dƣ nợ

Bảng 2.5: Tỷ trọng dư nợ TDĐT/tổng dư nợ của Sở Giao dịch II giai đoạn 2008 – 2013 Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng dư nợ 26.125 27.071 27.018 26.043 25.924 25.845 Dư nợ TDĐT 2.670 2.851 3.329 3.442 3.673 3.730 Tỷ trọng TDĐT/Tổng dư nợ 10,2% 10,5% 12,3% 13,2% 14,2% 14,4%

Nguồn: Báo cáo tổng kết kết quả hoạt động của Sở Giao dịch II

Nhìn vào bảng trên cho thấy tỷ trọng dư nợ TDĐT /tổng dư nợ tín dụng của Sở Giao dịch II có xu hướng tăng dần từ năm 2008 đến nay, qua đó cho thấy Sở Giao dịch II đang ngày càng chú trọng đến hoạt động TDĐT. Việc đẩy mạnh TDĐT không chỉ giúp cho ngân hàng tăng lợi nhuận mà bên cạnh đó, thơng qua việc cho vay DAĐT, ngân hàng cịn có thể mở rộng hoạt động cho vay thí điểm (vay ngắn hạn) bổ sung vốn lưu động khi các dự án đã đi vào hoạt động, tạo điều kiện để Ngân hàng tăng trưởng dư nợ một cách vững chắc và an toàn. Đây là một xu hướng phát triển đúng đắn mà tất cả các N g â n h à n g đang hướng đến. Tuy nhiên, bên cạnh việc thu được nhiều lợi nhuận hơn các hoạt động cho vay khác thì việc cho vay DAĐT b ằ n g n g u ồ n v ốn T D Đ T cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro hơn. Do đó tỷ trọng dư nợ TDĐT /tổng dư nợ của Sở Giao dịch II luôn được kiểm sốt và duy trì ở một mức độ nhất định.

2.3.2.2. Chỉ tiêu cân đối vốn:

Bảng 2.6: Tỷ trọng dư nợ TDĐT /tổng nguồn vốn huy động của Sở Giao dịch II giai đoạn 2008 - 2013

Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Dư nợ TDĐT 2.670 2.851 3.329 3.442 3.673 3.730 Tổng nguồn vốn huy động 894 965 1.619 1.304 1.432 1.294 Tỷ trọng dư nợ TDĐT/tổng nguồn vốn huy động (%) 298% 295% 206% 252% 263% 288%

Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động của Sở Giao dịch II

Chỉ tiêu cân đối vốn là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng TDĐT. Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng của Ngân hàng trong việc chủ động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho các DAĐT. Đối với Sở Giao dịch II cũng khơng phải là ngoại lệ vì hoạt động TDĐT vẫn là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chính trong tổng thu nhập của Ngân hàng. Vì vậy Sở Giao dịch II luôn tập trung vào tăng trưởng TDĐT với mục tiêu an toàn, hiệu quả và bền vững. Tuy nhiên, nhìn vào Bảng số liệu ta thấy nguồn vốn huy động tại chỗ của Sở Giao dịch II không đủ để đáp ứng cho nhu cầu vốn TDĐT, nên để bù đắp nguồn vốn thiếu hụt Sở Giao dịch II phải sử dụng vốn của NHPT và phải chịu chi phí sử dụng vốn hàng năm. Điều này cho thấy Sở Giao dịch II không tự cân đối được nguồn vốn để cho vay DAĐT.

2.3.2.3. Chỉ tiêu về vòng quay vốn:

Bảng 2.7: Tỷ trọng doanh số TDĐT/ dư nợ TDĐT bình quân của Sở Giao dịch II giai đoạn 2008 - 2013 Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Doanh số TDĐT 238 689 920 675 494 221 Dư nợ TDĐT bình quân 2.626 2.761 3.090 3.386 3.558 3.702 Tỷ trọng doanh số TDĐT /dư nợ TDĐT bình quân (lần) 0.09 0.25 0.29 0.20 0.11 0,06

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của Sở Giao dịch II

Chỉ tiêu này phản ánh mối tương quan giữa doanh số TDĐT trong một năm và dư nợ TDĐT bình quân trong năm đó, qua đó có thể thấy được khả năng mở

đến 2013 là khoảng 0.17 (lần). Điều này phản ánh đúng đặc điểm TDĐT tại NHPT, thường những dự án vay vốn tại NHPT có tổng mức đầu tư lớn, thời gian vay vốn dài, thời gian ân hạn dài, theo đó thời gian trả nợ gốc cũng kéo dài qua nhiều năm. Đặc biệt trong các năm gần đây, các doanh nghiệp gặp khó khăn do khủng hoảng kinh tế, ngân hàng đã phải gia hạn nợ, áp dụng các giải pháp tín dụng đã làm cho số thu nợ trong kỳ không lớn. doanh số thu nợ gốc thường thấp hơn doanh số cho vay trong năm. Do đó, tỷ trọng doanh số TDĐT / dư nợ TDĐT bình quân tại Sở Giao

dịch II thường thấp. Doanh số TDĐT của Chi nhánh trong giai đoạn 2008-2010

cũng có sự tăng trưởng mạnh, nhất là năm 2010. Từ năm 2011- 2013, do thực hiện chủ trương kiềm chế lạm phát theo Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ nên doanh số cho vay có sự sụt giảm đáng kể.

2.3.2.4. Chỉ tiêu nợ quá hạn:

Bảng 2.8: Tỷ trọng nợ quá hạn trong TDĐT/dư nợ TDĐT và tỷ trọng nợ quá hạn trong TDĐT /tổng nợ quá hạn của Sở Giao dịch II giai đoạn 2008 - 2013

Đvt: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Dư nợ TDĐT 2.670 2.851 3.329 3.442 3.673 3.730 Tổng nợ quá hạn tại Sở Giao

dịch II 178 197 98 89 304 327 Nợ quá hạn trong TDĐT 101 118 23 21 15 68 Tỷ trọng nợ quá hạn TDĐT /dư nợ TDĐT (%) 3,8% 4,1% 0,7% 0,6% 0,4% 1,8% Tỷ trọng nợ quá hạn TDĐT /tổng nợ quá hạn (%) 56,7% 59,9% 23,5% 23,6% 4,9% 20,8%

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của Sở Giao dịch II

Tỷ trọng nợ quá hạn trong T DĐT /dư nợ TDĐ T của Sở Giao dịch II đã được phân tích ở bảng 2.4 nêu trên

Tỷ trọng nợ quá hạn trong TDĐT /tổng nợ quá hạn trong những năm qua tại Sở Giao dịch II vẫn đang ở mức khá cao, trung bình trong giai đoạn 2008 – 2013 là 31,5%, nghĩa là cứ trong 100 đồng quá hạn của Chi nhánh thì có đến 31,5 đồng là nợ quá hạn trong TDĐT. Điều này cũng dễ hiểu do thời gian cho

vay đối với các dự án thường khá dài nên hoạt động TDĐ T là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn cả so với các hoạt động cho vay khác của ngân hàng. Bên cạnh đó, đa phần các DAĐT do mức cho vay thường khá lớn, chủ đầu tư khơng có đủ tài sản để bảo đảm cho khoản vay nên đều sử dụng các tài sản hình thành trong tương lai (tài sản hình thành từ vốn vay) làm tài sản bảo đảm, điều này dễ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng cho vay vì nếu dự án không được triển khai đúng kế hoạch, không đi vào khai thác đúng như dự tính ban đầu thì khơng chỉ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng mà tệ hơn nó cịn ảnh hưởng đến cả tài sản bảo đảm cho khoản vay ngân hàng, làm cho ngân hàng rất khó xử lý tài sản để thu hồi nợ vay (do tài sản bảo đảm vẫn chưa được hình thành).

2.3.2.5. Chỉ tiêu lợi nhuận:

Bảng 2. 9: Tỷ trọng lợi nhuận trong TDĐT /dư nợ TDĐT và tỷ trọng lợi nhuận trong T DĐT /tổng lợi nhuận của S ở G i a o d ị c h I I giai đoạn 2008 - 2013

Đvt: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Dư nợ TDĐT 2.670 2.851 3.329 3.442 3.673 3.730 Tổng lợi nhuận của Sở Giao

dịch II 418 305 473 519 410 395 Lợi nhuận từ TDĐT 179 156 191 217 178 151 Tỷ trọng lợi nhuận TDĐT /dư nợ TDĐT 6,7% 5,5% 5,7% 6,3% 4,8% 4,0% Tỷ trọng lợi nhuận TDĐT /tổng lợi nhuận 42,8% 51.1% 40,4% 41,8% 43,4% 38,2%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của Sở Giao dịch II)

Bên cạnh các chỉ tiêu đánh giá ở trên thì chỉ tiêu về lợi nhuận cũng là một chỉ tiêu rất quan trọng trong việc đánh giá hoạt động và chất lượng TDĐT, do vậy khơng thể bỏ qua tiêu chí này khi đánh giá hiệu quả hoạt động TDĐT của ngân hàng. Chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng khơng thể nói là tốt nếu lợi nhuận do hoạt động này mang lại thấp. Tỷ trọng lợi nhuận trong TDĐT /dư nợ TDĐT của Sở Giao dịch II trong những năm qua ở mức bình quân là

đồng lợi nhuận cho Ngân hàng. Đây là một con số tương đối cao chứng tỏ hoạt động TDĐT của Sở Giao dịch II trong những năm qua đã phần nào mang lại hiệu quả.

Bên cạnh đó tỷ trọng lợi nhuận trong TDĐT /tổng lợi nhuận của Sở Giao dịch II cũng khá ổn định trong những năm qua với tỷ lệ bình quân là 43%, qua đó cho thấy một phần khơng nhỏ lợi nhuận mà ngân hàng đạt được là từ hoạt động TDĐT. Tuy nhiên, điều này cũng sẽ tiềm ẩn khá nhiều rủi ro cho ngân hàng do đó, cùng với việc đẩy mạnh TDĐT vào các lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế, các lĩnh vực đầu tư có khả năng thu hồi vốn nhanh, ít chịu ảnh hưởng bởi các chính sách của nhà nước, chính phủ thì hoạt động cho vay dự án của Sở Giao dịch II phải được quản lý một cách khoa học và chặt chẽ, công tác thẩm định phải ngày được nâng cao.

2.3.3. Những thành tựu đạt đƣợc

Một là, doanh số cho vay của Sở Giao dịch II tăng lên qua các năm, năm sau cao hơn năm trước, quy mô dư nợ không ngừng tăng trưởng. Chủ yếu tập trung khách hàng thuộc thành phần kinh tế ngồi Nhà nước và chủ yếu là tín dụng trung dài hạn, tập trung CVĐT.

Hai là, công tác thu nợ của Sở Giao dịch II đạt được kết quả khả quan, hầu hết các khoản nợ đều được phân loại, kiểm tra đối chiếu nợ được tiến hành một cách thường xuyên đã góp phần làm cho nợ quá hạn, nợ xấu của ngân hàng đạt thấp.

Ba là, trong quá trình tiến hành cho vay, Sở Giao dịch II đã thực hiện đầy đủ những quy định về thủ tục vay vốn, quy trình cho vay theo các văn bản của Chính phủ và quy định của NHPT. Xác định thời hạn cho vay phù hợp với các dự án, đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng

Bốn là, về năng lực nhân viên Ngân hàng tốt: Ngân hàng có đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực, có trách nhiệm và nhiệt tình trong cơng tác, chủ động tiếp cận khách hàng tìm kiếm dự án có hiệu quả để tài trợ vốn, thái độ phục vụ rất lịch thiệp, thân thiện với khách hàng. Bên cạnh đó, nhân viên hướng dẫn thủ tục cho khách

hàng đầy đủ, dể hiểu. Lợi thế này không những giúp cho Sở Giao dịch II đảm bảo an toàn cho những khoản vay mà còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Cán bộ thẩm định khơng ngừng được nâng cao trình độ, cán bộ tín dụng sâu sát doanh nghiệp qua vai trò giúp doanh nghiệp trong khâu hướng dẫn, hoàn chỉnh hồ sơ thẩm định, hồ sơ vay vốn.

Năm là, cơng tác phục vụ khách có nhiều đổi mới, tư vấn khách hàng từ khi bắt đầu tiếp cận dự án cho đến giai đoạn thu hồi nợ, xử lý rủi ro. Hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn, đã tạo ra được sự hài lịng và uy tín đối với khách hàng.

Sáu là, cơ sở vật chất của Sở Giao dịch II khá tiện nghi, sang trọng. Đồng thời trang thiết bị đầy đủ, công nghệ cao. Hàng năm, Sở Giao dịch II đều có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, máy móc và trang thiết bị làm việc nhằm phục vụ khách hàng và giúp nhân viên có mơi trường, cơng cụ làm việc hiệu quả.

Do vậy hoạt động của Sở Giao dịch II luôn đạt kết quả cao, thể hiện cuối cùng là chênh lệch thu chi ngày càng tăng, thu nhập của cán bộ nhân viên ổn định. Sở Giao dịch II đã được tặng thưởng nhiều Huân chương, bằng khen của Chính phủ, các đồn thể địa phương.

2.3.4. Những hạn chế

Qua thực tế trên cho thấy, mặc dù chất lượng tín dụng của Sở Giao dịch II đang được đánh giá là khá tốt, ở trong tầm kiểm soát, nợ quá hạn, nợ xấu thấp. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại và hạn chế sau đây:

Một là, về công tác huy động vốn của Sở Giao dịch II, ta thấy nguồn vốn huy động qua các năm chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn tại chỗ đã phần nào hạn chế việc mở rộng tín dụng và tăng quy mô hoạt động của Sở Giao dịch II. Sở Giao dịch II chưa tiếp cận được các nguồn vốn nhàn rỗi, giá rẻ của các đơn vị trên địa bàn, như nguồn từ Kho Bạc, Bảo hiểm xã hội, các Ban Quản lý dự án,…

Hai là, về cơ cấu tín dụng của Sở Giao dịch II vẫn cịn nhiều điểm chưa hợp lý, nếu không sớm được điều chỉnh thì sẽ có nguy cơ dẫn đến chất lượng tín dụng

đa dạng, chỉ tập trung vốn vào cho vay trung dài hạn và một số đối tượng trọng điểm quốc gia mà chưa hỗ trợ được nhiều dự án tại đia phương..

Ba là, về tình hình nợ q hạn: do nợ tồn đọng khó địi, nợ xấu cịn kéo dài, chậm thu hồi dễ tạo ra tâm lý chây ỳ của khách hàng khác cũng như tác động đến tâm lý, thái độ của cán bộ tín dụng trong quá trình cho vay, thu hồi nợ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tăng tỷ lệ nợ xấu sẽ tiếp tục tăng cao. Chính vì vậy, Sở Giao dịch II phải có những biện pháp, giải pháp hữu hiệu cùng các cơ quan chức năng sớm giải quyết nợ xấu tồn đọng, đồng thời tăng cường giám sát hoạt động của các dự án có dư nợ lớn, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản trị rủi ro để chất lượng tín

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao chất lượng tín dụng đầu tư phát triển tại ngân hàng phát triển việt nam sở giao dịch II (Trang 49)