Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ mua chung qua mạng internet ở việt nam hiện nay , luận văn thạc sĩ (Trang 41 - 43)

Đặc điểm mẫu nghiên cứu Tần số Phần trăm % hợp lệ % tích lũy

Giới tính Nam 93 36.76 36.76 36.76 Nữ 160 63.24 63.24 100.00 Độ tuổi Dưới 20 tuổi 2 0.79 0.79 0.79 Từ 20 đến dưới 30 tuổi 189 74.70 74.70 75.49 Từ 30 đến dưới 40 tuổi 52 20.55 20.55 96.05 Trên 40 10 3.95 3.95 100.00 Trình độ học vấn Phổ thơng trung học 1 0.40 0.40 0.40 Trung cấp, Cao đẳng 43 17.00 17.00 17.39 Đại học 144 56.92 56.92 74.31 Sau đại học 65 25.69 25.69 100.00 Mức thu nhập hàng tháng Dưới 5 triệu 72 28.46 28.46 28.46

Từ 5 triệu đến dưới 10 triệu 111 43.87 43.87 72.33 Từ 10 triệu đến dưới 15 triệu 45 17.79 17.79 90.12 Từ 15 triệu đến dưới 20 triệu 13 5.14 5.14 95.26

Trên 20 triệu 12 4.74 4.74 100.00

Tổng cộng 253 100.00 100.00

4.3. KIỂM ĐỊNH MƠ HÌNH ĐO LƯỜNG

Nghiên cứu này sử dụng thang đo E-S-QUAL để đo lường chất lượng dịch vụ thương mại điện tử. Tuy nhiên, như đã trình bày trong chương 2, thang đo này khi áp dụng cụ thể cho loại dịch vụ cụ thể là mua theo nhóm và thị trường Việt Nam thì cần điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Vì lý do đó, các thang đo được sử dụng để đo lường các khái niệm nghiên cứu trong đề tài này cần phải được kiểm định lại trong thị trường Việt Nam và loại hình dịch vụ mua theo nhóm là hết sức cần thiết. Độ tin cậy của từng

thành phần của thang đo được đánh giá bằng công cụ hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha. Những thành phần nào không đạt yêu cầu về độ tin cậy sẽ bị loại. Tất cả các biến quan sát của những thành phần đạt được độ tin cậy sẽ được tiếp tục phân tích nhân tố khám phá (EFA) để khám phá cấu trúc thang đo các thành phần chất lượng dịch vụ mua theo nhóm tại thị trường Việt Nam. Công việc này cũng được thực hiện cho các thang đo khái niệm về sự thỏa mãn khách hàng. Sau khi phân tích nhân tố khám phá (EFA), nghiên cứu sẽ thực hiện kiểm định các giả thuyết nghiên cứu được đưa ra trong chương 2 bằng phương pháp hồi quy bội.

4.3.1 Kiểm định Cronbach’s Alpha đối với các thang đo lý thuyết

Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để đánh giá độ tin cậy của thang đo trong nghiên cứu. Hệ số này thường được dùng để đo lường mức độ chặt chẽ các mục hỏi trong thang đo có sự tương quan với nhau. Để tính Cronbach’s Alpha cho một thang đo thì thang đo phải có tối thiểu là ba biến đo lường (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu đều có ít nhất ba biến đo lường trở lên, do vậy có thể tính Cronbach’s Alpha cho các thang đo.

Tác giả tiến hành kiểm định từng thành phần trước khi phân tích nhân tố. Biến có hệ số tương quan biến - tổng < 0.3 không đạt về mặt thống kê (Nguyễn Đình Thọ, 2011) và sẽ xem xét loại biến. Tiêu chuẩn chọn thang đo có độ tin cậy Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên (Nunnally & Burnstein, 1994). George và Mallery (2003) cũng đưa ra các quy tắc đánh giá Cronbach’s Alpha như sau: > 0.9 - Rất tốt, > 0.8 - Tốt, > 0.7 - chấp nhận được, > 0.6 - có thể sử dụng, > 0.5 - Xấu, và < 0.5 - Không chấp nhận (trích từ Gliem & Gliem, 2003). Tuy nhiên nếu hệ số Cronbach’s Alpha quá lớn (trên 0.95) thì cũng khơng tốt vì xảy ra hiện tượng trùng lắp trong đo lường, các biến quan sát khơng có sự khác biệt (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Kết quả Cronbach’s Alpha của 5 khái niệm yếu tố tác động vào sự hài lịng trình bày ở Bảng 4.2.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ mua chung qua mạng internet ở việt nam hiện nay , luận văn thạc sĩ (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)